Tiêu chuẩn ISO 27001 là một trong những tiêu chuẩn về bảo mật thông tin phổ biến nhất hiện nay. Theo thống kê tiêu chuẩn ISO 27001 đã được công nhập trên khắp thế giới và số lượng chứng chỉ đã tăng đến hơn 450% trong mười năm gần đây.
Vậy thực hiện tiêu chuẩn ISO 27001 sẽ mang lại gì cho doanh nghiệp? Để đạt được chứng chỉ 27001 có gì đặc biệt cần chú ý. Nội dung của bài viết dưới đây của G-GLOBAL sẽ giải đáp thắc mắc cho các bạn.
Tiêu chuẩn ISO 27001 là gì?

ISO/ IEC 27001 hay còn được gọi là tiêu chuẩn ISO 27001 là một tiêu chuẩn quốc tế được xây dựng để xử lý bảo mật thông tin. Tiêu chuẩn 27001 được phát triển để hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp thuộc bất kỳ quy mô và loại hình, bảo vệ thông tin một cách có hệ thống, chuyên nghiệp và hiệu quả. Để sử dụng tiêu chuẩn 27001 sẽ phải thông qua Hệ thống Quản lý An ninh Thông tin (ISMS).
Mục đích của tiêu chuẩn ISO 27001
Tiêu chuẩn ISO 27001 là tiêu chuẩn không chỉ cung cấp cho các công ty những yếu tố cần thiết để bảo mật thông tin có giá trị nhất. Đồng thời nó còn giúp cho doanh nghiệp có thể chứng minh cho khách hàng và đối tác của họ thấy rằng thông tin của họ của cũng được bảo mật. Không chỉ có vậy, tiêu chuẩn ISO 27001 còn có thể áp dụng với khách hàng cá nhân. Nếu họ có thể đáp ứng được những nội dung trong tiêu chuẩn 27001. Cũng đồng nghĩa với việc cá nhân đó có ưu thế thế lớn về kỹ năng mà các tuyển dụng mong đợi.
Ngoài ra tiêu chuẩn ISO 27001 là tiêu chuẩn quốc tế nên rất dễ dàng trong việc công nhận trên toàn thế giới. Đây cũng là đặc điểm giúp tăng cơ hội kinh doanh cho các tổ chức và chuyên gia.
ISO 27001:2013 là phiên bản mới nhất của tiêu chuẩn ISO 27001
Phiên bản đầu tiên của tiêu chuẩn ISO 27001 được phát hành vào năm 2005. Cho đến năm 2013, tiêu chuẩn ISO 27001:2013 được xác nhận là không cần thay đổi. Đây chính là phiên bản được cho là mới nhất của tiêu chuẩn ISO 27001
Một điều quan trọng cần lưu ý đối với tiêu chuẩn ISO 27001. Đó chính là các quốc gia có thể dịch nội dung tiêu chuẩn sang ngôn ngữ của quốc gia họ. Các phiên bản của các nước sẽ có những mã để phân biệt với tiêu chuẩn gốc. Ví dụ: BR ISO / IEC 27001 chỉ định “phiên bản Brazil”, trong khi BS ISO / IEC 27001 chỉ định “phiên bản Anh”.
Nội dung cơ bản của tiêu chuẩn ISO 27001
Các yêu cầu bắt buộc đối với ISO 27001 được định nghĩa trong các khoản từ 4 đến 10 – điều này có nghĩa là tất cả các yêu cầu đó phải được thực hiện trong một tổ chức nếu tổ chức đó muốn tuân thủ tiêu chuẩn. Các kiểm soát từ Phụ lục A chỉ phải được thực hiện nếu được tuyên bố là có thể áp dụng trong Tuyên bố về khả năng áp dụng.
Các yêu cầu từ phần 4 đến phần 10 có thể được tóm tắt như sau:
Khoản 4: Bối cảnh của tổ chức
Khoản 5: Lãnh đạo – xác định trách nhiệm của quản lý cao nhất
Khoản 6: Lập kế hoạch – xác định các yêu cầu đối với đánh giá rủi ro
Khoản 7: Hỗ trợ – xác định các yêu cầu về sự sẵn có của các nguồn lực
Khoản 8: Vận hành – xác định việc thực hiện đánh giá và xử lý rủi ro
Khoản 9: Đánh giá hoạt động – xác định các yêu cầu đối với việc theo dõi, đo lường, phân tích, đánh giá, đánh giá nội bộ và xem xét của ban giám đốc.
Khoản 10: Cải tiến – xác định các yêu cầu đối với sự không phù hợp, sửa chữa, hành động khắc phục và cải tiến liên tục.
Doanh nghiệp cần những điều kiện gì để đạt được chứng nhận ISO 27001
Để nhanh chóng đạt được chứng nhận ISO 27001, doanh nghiệp cần chuẩn bị cho mình một số điều kiện nhất định.
- Tự trang bị kiến thức bằng cách chủ động tìm hiểu về ISO 27001:2013
- Thực hiện áp dụng nội dung của ISO 27001:2013 vào hệ thống quản lý
- Sau khi đã áp dụng thành công, tiến hành duy trì vận hành hệ thống quản lý theo ISO 27001:2013
Doanh nghiệp có thể tự thực hiện và lựa chọn một tổ chức tư vấn ISO để thực hiện. Việc tự thực hiện sẽ không thể bằng tìm cho Doanh nghiệp một tổ chức tư vấn ISO uy tín. Bởi lẽ các tổ chức tư vấn ISO sẽ lên được kế hoạch hiệu quả và chuyên nghiệp hơn. Đồng nghĩa với việc Doanh nghiệp có thể nhận được chứng nhận ISO 27001 được nhanh chóng hơn.
Quy trình đánh giá chứng nhận ISO 27001
G-GLOBAL là đơn vị đã có kinh nghiệm đánh giá và cung cấp chứng chỉ ISO 27001 cho nhiều doanh nghiệp. Dưới đây là một quy trình cơ bản mà chúng tôi sẽ thực hiện khi cung cấp chứng chỉ ISO 27001:
- Tiến hành khảo sát thực trạng của Doanh nghiệp
- Thiết lập ban ISO 27001 hay còn gọi là Ban An toàn thông tin
- Lập kế hoạch chi tiết để triển khai dự án
- Tiến hành đào tạo kiến thức về ISO 27001
- Soạn thảo hệ thống tài liệu
- Hoàn thiện và phổ biến hệ thống tài liệu
- Tổ chức đào tạo và hướng dẫn áp dụng hệ thống tài liệu
- Triển khai và áp dụng vào thực tế
Để nhận được tư vấn từ chúng tôi, Quý khách hàng vui lòng liên hệ G-GLOBAL theo thông tin:
VĂN PHÒNG TƯ VẤN QUỐC TẾ G-GLOBAL
Adress: Tầng 7 Tòa nhà HLT Số 23 Ngõ 37/2 Dịch Vọng, Cầu Giấy Hà Nội
Hotline: 0985.422.225
Website: https://chungnhanquocte.com
Email: chungnhanisocert@gmail.com
Các nội dung tham khảo về tiêu chuẩn ISO: