Tư Vấn Chứng Nhận ISO 22000 – Trọn Gói Nhanh Chóng Giá Tốt

G-GLOBAL cung cấp dịch vụ tư vấn ISO 22000 chất lượng uy tín:

☑️ Tư Vấn, Đào Tạo, Cấp Giấy Chứng Nhận

☑️ Chuyên Gia Tư Vấn Nhiệt Tình, Dễ Chịu

☑️ Dịch vụ trọn gói từ A-Z

☑️ Giấy chứng nhận ISO có giá trị công nhận quốc tế

☑️ Cam kết tư vấn 100% đạt chứng nhận

☑️ Không Đạt – Hoàn Tiền – Chúng tôi Luôn mang đến cho khách hàng trải nghiệm dịch vụ tốt nhất, nhanh nhất, chất lượng nhất, chu đáo nhất nhằm thỏa mãn nhu cầu khách hàng.

Tư vấn chứng nhận ISO 22000 là gì?

Phiên bản mới nhất của tiêu chuẩn ISO 22000 

Ngày 19/6/2018, Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) ban hành phiên bản mới của tiêu chuẩn ISO 22000. Đó là tiêu chuẩn ISO 22200:2018. Tiêu chuẩn ISO 22000:2018 này thay thế cho phiên bản 2005 được ban hành ngày 01/09/2005.

ISO 22000:2018 được xây dựng dựa trên nền tảng của việc thực hành các nguyên tắc HACCP, GMP trong toàn chuỗi thực phẩm. ISO 22000:2018 cũng được xây dựng trên nền tảng cơ bản của ISO 22000:2005 nên việc triển khai, áp dụng, nâng cấp đối với các tổ chức đã áp dụng phiên bản 2005 tương đối thuận lợi.

ISO 22000:2018 ra đời với nhiều điểm thay đổi so với phiên bản cũ.

Download tiêu chuẩn ISO 22000:2018 tại đây.

ISO 22000:2018 được ban hành thay thế cho tiêu chuẩn ISO 22000:2005. Các tổ chức được chứng nhận sẽ có 03 năm kể từ ngày xuất bản để chuyển sang phiên bản mới./.

Trong thời gian này; tổ chức tư vấn ISO có thể tư vấn áp dụng ISO 22000:2005 hoặc tiêu chuẩn mới ISO 22000:2018.

Thời gian chuyển đổi ISO 22000:2018 từ ISO 22000:2005

ISO 22000:2018 ban hành ngày 19/06/2018. Do đó, tiêu chuẩn cũ sẽ còn hiệu lực trong 03 năm tới.

Trong vòng 03 năm kể từ ngày tiêu chuẩn ISO 22000:2018 được ban hành. Các doanh nghiệp sẽ phải thực hiện chuyển đổi từ ISO 22000:2005 sang ISO 22000:2018 . Hay nói cách khác tất cả giấy chứng nhận ISO 22000:2005 sẽ hết hiệu lực sau 3 năm từ ngày 19/06/2018. Tức là tới ngày 19/06/2021, tiêu chuẩn ISO 22000:2005 sẽ không còn hiệu lực. ISO 22000:2005 sẽ bị thay thế toàn bộ bởi ISO 22000 phiên bản 2018.

 Quy trình tư vấn ISO 22000 

G-GLOBAL là một đơn vị tư vấn ISO với kinh nghiệm tư vấn cho hàng trăm doanh nghiệp. Chúng tôi cũng đã có 01 quy trình tư vấn riêng cho mình. G-GLOBAL xin giới thiệu các công việc trong 01 Dự án tư vấn.

Việc thực hiện cơ bản theo bước này, sẽ mang lại hiệu quả cho Doanh nghiệp muốn áp dụng và đạt chứng nhận ISO 22000.

Dưới đây là các phần công việc G-GLOBAL sẽ thực hiện.

1. Khảo sát và đánh giá thực trạng của Doanh nghiệp.

Để bắt đầu triển khai dự án tư vấn; Tổ chức tư vấn sẽ tiến hành khảo sát và đánh giá thực trạng của Doanh nghiệp.

Nội dung khảo sát thông thường là: cơ sở vật chất; nhân sự; các quá trình sản xuất; các tài liệu, biểu mẫu đang có của Doanh nghiệp.

Từ việc đánh giá này G-GLOBAL  sẽ xác định được chi tiết kế hoạch triển khai của Dự án. Các công việc và nội dung đào tạo cần thực hiện.

2. Thành lập ban ISO 22000 hoặc Ban An toàn thực phẩm.

G-GLOBAL sẽ cùng với Doanh nghiệp lựa chọn nhân sự và thành lập Ban ISO. Hay có thể là Ban An toàn thực phẩm.

Các thành viên trong Ban ISO bao gồm đại diện các bộ phận của doanh nghiệp. Đây sẽ là ban phụ trách chính và có vai trò quan trọng trong việc áp dụng và vận hành ISO.

Ban này sẽ giữ vai trò soạn thảo tài liệu, tiến hành đánh giá hệ thống nội bộ …

3. Lập kế hoạch chi tiết.

G_GLOBAL sẽ cùng Doanh nghiệp xây dựng kế hoạch chi tiết cho các hạng mục tư vấn.

Kế hoạch chi tiết sẽ bao gồm các công việc phải làm; thời gian; nhân sự tham gia; mục tiêu đạt được…

Xây dựng được kế hoạch càng chi tiết; Doanh nghiệp và G_GLOBAL sẽ càng triển khai dự án hiệu quả.

4. Tiến hành đào tạo nhận thức

Đây là một bước rất quan trọng để có thể triển khai Dự án.

Việc đào tạo nhận thức về ISO 22000 cho Doanh nghiệp sẽ có 02 cấp độ.

Cấp độ 1 là đào tạo nhận thức chung cho toàn bộ công nhân viên. Mục tiêu là tất cả cán bộ, công nhân của Doanh nghiệp nhận thức được ISO 22000 là gì.

Cấp độ 2 là đào tạo cho đội ngũ quản lý. Ngoài nhận thức chung về ISO 22000. Nội dung đào tạo cho đội ngũ này sẽ thêm về cách thức xây dựng, triển khai ISO 2200, các công việc cần thực hiên.

Vì đây là đội ngũ chính sẽ cùng G_GLAOBAL thực hiện các phần công việc tiếp theo.

5. Tiến hành soạn thảo hệ thống tài liệu

Đây là việc quan trọng tiếp theo của Dự án tư vấn. Bước này sẽ mất khá nhiều thời gian và công sức của Doanh nghiệp lẫn đơn vị tư vấn.

Dưới sự hướng dẫn của tư vấn, các thành viên trong Ban ISO được phân công sẽ tiến hành soạn thảo các tài liệu theo kế hoạch tư vấn đã thống nhất.

G_GLOBAL sẽ đồng hành sát sao cùng doanh nghiệp trong việc xây dựng các tài liệu này.

Mục tiêu là xây dựng được hệ thống tài liệu của Doanh nghiệp phù hợp với ISO 22000. Đồng thời, mang lại hiệu quả quản lý cho Doanh nghiệp.

G_GLOBAL xin giới thiệu sơ bộ một số tài liệu quy trình mà các Doanh nghiệp thực phẩm hay có. Bao gồm:

Danh mục tài liệu tham khảo theo ISO 22000:2018

1. Chính sách an toàn thực phẩm. 

2. Sổ tay an toàn thực phẩm .

3. Các kế hoạch HACCP.

4. Bối cảnh của công ty.

5. Nhu cầu và mong đợi các bên quan tâm.

6. CÁC SSOP – Quy phạm vệ sinh

SSOP – Vệ sinh nhà xưởng.

SSOP – Kiểm soát nguồn nước.

SSOP – Vệ sinh bề mặt tiếp xúc.

SSOP – Ngăn ngừa nhiễm chéo.

SSOP – Vệ sinh cá nhân.

SSOP – Bảo vệ sản phẩm không bị nhiễm bẩn.

SSOP – Kiểm soát hoá chất phụ gia

SSOP – Kiểm soát phương tiện & dụng cụ vệ sinh.

SSOP – Kiểm soát động vật gây hại.

SSOP – Kiểm soát chất thải.

7. CÁC GMP CÔNG ĐOẠN

GMP – Tiếp nguyên liệu.

GMP – Các quá trình sản xuất.

GMP – Lưu kho.

GMP – Đóng gói.

GMP – Giao hàng.

8. CÁC QUY TRÌNH

Quy trình đánh giá rủi ro & cơ hội.

Quy trình quản lý sự thay đổi hệ thống ATTP.

Quy trình quản lý các yếu tố phát triển bên ngoài hệ thống quản lý ATTP.

Quy trình kiểm soát các quá trình, sản phẩm hoặc dịch vụ được cung cấp từ bên ngoài.

Hoạt định kiểm soát & điều hành.

Quy trình theo dõi, đo lường, phân tích & đánh giá.

Quy trình kiểm soát tài liệu & dữ liệu. 

Quy trình kiểm soát hồ sơ.

Quy trình xem xét của lãnh đạo.

Quy trình tuyển dụng.

Quy trình đào tạo.

Quy trình quản lý thiết bị.

Quy trình xem xét hợp đồng.

Quy trình đánh giá nhà cung cấp.

Quy trình mua hàng.

Quy trình triển khai sản xuất.

Quy trình truy tìm nguồn gốc sản phẩm.

Quy trình thu hồi sản phẩm.

Quy trình kiểm soát thiết bị đo lường.

Quy trình ứng phó tình huống khẩn cấp.

Quy trình xử lý khiếu nại khách hàng.

Quy trình đánh giá nội bộ.

Quy trình giao hàng.

Quy trình nhập xuất kho nguyên liệu và thành phẩm.

Quy trình kiểm soát sản phẩm không phù hợp.

Quy trình hành động khắc phục & phòng ngừa.

Quy trình thẩm tra & thẩm định.

9. CÁC HƯỚNG DẪN – MÔ TẢ CÔNG VIỆC

Các hướng dẫn công việc.

Bảng mô tả công việc cho từng chức danh.

Các tài liệu khác.

Quản lý dịch vụ (Quản lý các nhà thầu như diệt côn trùng, sửa chữa máy móc, xử lý rác thải…).

Quản lý an ninh thực phẩm.

Quản lý ngăn ngừa gian lận thực phẩm.

Quản lý chất gây dị ứng trong thực phẩm.

Quản lý việc ghi nhãn.

Các yêu cầu bổ sung khác của FSSC 22000.

Các tài liệu cụ thể sẽ được xác định và xây dựng phù hợp cho từng Doanh nghiệp.

6. Xem xét và phổ biến hệ thống tài liệu

Các tài liệu sẽ được G_GLAOBAL và lãnh đạo doanh nghiệp xem xét. Việc xem xét này sẽ diễn ra liên tục từ lúc xây dựng cho đến khi đưa vào áp dụng.

Sau khi doanh nghiệp ký ban hành cho toàn bộ tổ chức. Nếu thấy những tài liệu chưa hợp lý sẽ được điều chỉnh cần thiết.

Các tài liệu sau khi xây dựng xong sẽ được phổ biến cho toàn công ty.

Việc phổ biến sẽ là bước đệm để tiến hành áp dụng thực tế.

7. Đào tạo hướng dẫn áp dụng Hệ thống tài liệu.

Thông thường, các Doanh nghiệp hoặc đơn vị tư vấn khác sẽ đưa tài liệu vào áp dụng lương cho Doanh nghiệp. Tuy nhiên, G_GLOBAL nhận thấy cần tổ chức đào tạo hướng dẫn các tài liệu này trước.

Nội dung chủ yếu của việc đào tạo này là phổ biến tài liệu tới tất cả các bộ phận, phòng ban.

Hướng dẫn việc nhận thức quy trình; sử dụng biểu mẫu; lưu trữ thông tin; đánh giá và lưu hồ sơ.

Mục tiêu là tất cả mọi người, phòng ban đều sẽ sẵn sàng và chủ động áp dụng các tài liệu vào thực tế.

8. Triển khai áp dụng vào thực tế.

Sau khi tài liệu được ký duyệt và được đào tạo áp dụn. Các bộ phận trong doanh nghiệp sẽ áp dụng những tài liệu đã được viết.

G_GLAOBAL sẽ luôn theo dõi kết quả của việc vận hành hệ thống này.

Để đảm bảo hệ thống phù hợp; mang lại hiệu quả; các vấn đề cần thiết cần chỉnh sửa.

Có thể có những khóa đào tạo vận hành cho từng phòng ban vẫn triển khai ở giai đoạn này.

Đây là phần quan trọng và lớn nhất của Dự án tư vấn áp dụng ISO 22000.

Công việc này tốn khá nhiều thời gian. Và cũng trong giai đoạn này, các điểm không phù hợp, các khó khăn bắt đầu xuất hiện nhiều hơn.

G_GLOBAL với kinh nghiệm với nhiều doanh nghiệp. Chúng tôi thường sẽ khuyến nghị trước khó khăn này để Doanh nghiệp chuẩn bị cải tiến.

Thông thường, khó khăn sẽ xuất hiện nhiều trong quá trình ghi chép; tương tác thông tin với các bộ phận.

Doanh nghiệp bắt đầu thực hiện quy trình; ghi chép thông tin; lưu trữ hồ sơ thực hiện. Đây sẽ là bằng chứng thể hiện sự phù hợp của Doanh nghiệp với ISO 22000.

9. Đào tạo và thực hiện đánh giá nội bộ

G_GLOBAL sẽ tiến hành đào tạo cho các đội ngũ quản lý; những người trong ban ISO.

Nội dung đào tạo là các kỹ năng đánh giá nội bộ theo tiêu chuẩn ISO.

Sau đào tạo; đội ngũ này sẽ biết cách tự đánh giá hệ thống của mình.

10. Đánh giá nội bộ

Doanh nghiệp phải thực hiện tự đánh giá hệ thống của mình. Được gọi là đánh giá nội bộ.

Đội ngũ đã được đào tạo sẽ đánh giá chéo phòng ban trong Doanh nghiệp. Để xem xét tính phù hợp của hệ thống cũng như các điểm cần khắc phục.

11. Khắc phục và cải tiến hệ thống

Những lỗi phát hiện trong lần đánh giá sẽ được doanh nghiệp khắc phục cho hoàn chỉnh theo yêu cầu ISO 22000.

12. Xem xét của lãnh đạo.

Theo yêu cầu ISO 22000, Ban lãnh đạo doanh nghiệp sẽ xem xét hệ thống theo hướng dẫn của tiêu chuẩn.

Mục tiêu là để xem sự phù hợp của hệ thống trong quá trình áp dụng. Xem xét chuẩn bị việc chứng nhận hệ thống

13. Đăng ký chứng nhận

Khi hệ thống của tổ chức đã sẵn sàng, G_GLOBAL và Doanh nghiệp sẽ thống nhất lựa chọn Tổ chức chứng nhận.

Kế hoạch đánh giá chứng nhận sẽ được Tổ chức chứng nhận gửi trước khi đánh giá.

14. Đánh giá chứng nhận

Tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành đánh giá chứng nhận theo kế hoạch.

Những lỗi phát hiện trong lần đánh giá sẽ được doanh nghiệp khắc phục cho hoàn chỉnh theo yêu cầu ISO 22000.

G_GLOBAL sẽ hướng dẫn Doanh nghiệp khắc phục.

15. Nhận giấy chứng nhận

Sau khi khắc phục xong lỗi (nếu có), Tổ chức chứng nhận sẽ cấp chứng chỉ ISO 22000 cho Doanh nghiệp.

Đây cũng được coi là phần việc cuối cùng trong Dự án ISO 22000. Nó được coi là sự đánh giá kết quả của Tổ chức tư vấn.

G_GLOBAL là nơi hội tụ những chuyên gia trong và ngoài nước giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý. G_GLOBAL đã thực hiện tư vấn cho các doanh nghiệp vận hành hiệu quả cùng với dịch vụ bảo trì hàng năm đã mang đến sự hài lòng tuyệt đối cho khách hàng.

G_GLOBAL tự tin cam kết Doanh nghiệp luôn đạt được Chứng nhận ISO 22000.

Điều kiện để đạt chứng nhận ISO 22000:2018

ĐIỀU KIỆN 1: Nhà xưởng đạt yêu cầu theo ISO 22000.

Một trong những điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp có thể áp dụng thành công ISO 22000. Đó là việc nhà xưởng; cơ sở vật chất của Doanh nghiệp có đảm bảo theo yêu cầu hay không.
Điều kiện nhà xưởng ảnh hưởng rất nhiều tới việc quản lý các mối nguy về an toàn thực phẩm. Đó là nền tảng để doanh nghiệp có thể triển khai các quy trình, phương án để ngăn ngừa và loại bỏ các tác nhân gây mất ATTP.

Ví dụ: Doanh nghiệp cần có Khu rửa tay; khử trùng cho Công nhân. (Để đảm bảo vệ sinh công nhân trước khi vào sản xuất; Tránh lây nhiễm sang thực phẩm)

Doanh nghiệp có thể xem them về điều kiện nhà xưởng tại bài viết:

  • Điều kiện nhà xưởng theo yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 22000.

ĐIỀU KIỆN 2: Đào tạo; xây dựng tài liệu và áp dụng ISO 22000 vào Doanh nghiệp

Doanh nghiệp sẽ cần thực hiện các công việc sau:

  • Tìm hiểu và đào tạo ISO 22000:2018.
  • Xây dựng tài liệu; quy trình; biểu mẫu theo yêu cầu của ISO 22000.
  • Áp dụng hệ thống tài liệu, quy trình này vào doanh nghiệp.
  • Duy trì vận hành hệ thống quản lý theo ISO 22000.

 

Đây là những công việc quan trọng và khó khăn nhất của Doanh nghiệp. Để thực hiện được các nội dung này. Doanh nghiệp có 02 sự lựa chọn. Đó chính là tự thực hiện và thuê tổ chức tư vấn ISO thực hiện.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ DOANH NGHIỆP ĐẠT ĐƯỢC CHỨNG NHẬN ISO 22000

Cách 1: Doanh nghiệp sẽ tự mình tìm hiểu và áp dụng chứng nhận ISO 22000

Với sự phổ biến của Internet, thông tin tìm hiểu ISO 22000:2018 rất đa dạng và chi tiết. Doanh nghiệp hoàn toàn có thể tự mình tìm hiểu về tiêu chuẩn; Tìm hiểu về các yêu cầu của ISO 22000. Các xây dựng tài liệu và áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000. Doanh nghiệp cũng có thể tự lên kế hoạch xây dựng ISO.
Việc tự mình tìm hiểu và xây dựng ISO 22000 không phải là nhiệm vụ bất khả thi. Tuy nhiên cách này cũng cần điều kiện và khó khăn nhất định.

Để thực hiện được việc này; Doanh nghiệp phải có những điều kiện sau:

1./ Có nhân sự hiểu biết hoặc từng vận hành, kinh nghiệm về xây dựng áp dụng ISO 22000./
2./ Lãnh đạo quyết tâm; hiểu về ISO 22000 và phải theo dõi sát việc triển khai./
3./ Các đội ngũ lãnh đạo, quản lý phải dành thời gian cho việc xây dựng và áp dụng ISO 22000./
4./ Doanh nghiệp phải có người có thể đào tạo được về ISO 22000./
5./ Nguồn lực, thời gian, chi phí thực hiện phải được đáp ứng phù hợp.

Lợi ích khi Doanh nghiệp tự áp dụng ISO 22000

Việc tự mình tìm hiểu và áp dụng ISO 22000 sẽ có những lợi ích nhất định cho Doanh nghiệp.
Lợi ích có thể nhìn thấy đó là giảm chi phí khi thuê tổ chức tư vấn; Hiểu rõ các quy trình, hoạt động của mình nhất; Tận dụng tối đa nhân lực của tổ chức; Không quá phụ thuộc vào đơn vị tư vấn; Chủ động thay đổi cho phù hợp với chính mình.

Khó khăn và cản trở khi Doanh nghiệp tự áp dụng ISO 22000

Bên cạnh đó, khó khăn sẽ gặp phải với Doanh nghiệp cũng rất nhiều nếu doanh nghiệp không có kế hoạch triển khai tốt.
Ví dụ như: không mất kinh phí thuê tổ chức khác nhưng lại mất kinh phí cho các hoạt động khác không hiệu quả; nhân sự tham gia vào xây dựng hệ thống giảm năng suất chuyên môn; nhân sự không có kinh nghiệm xây dựng quy trình dẫn tới mất thời gian và công sức…

Như vậy, Doanh nghiệp lựa chọn phương án tự áp dụng cũng sẽ là một bài toán không hề dễ dàng.

Cách thứ 2, Doanh nghiệp thuê 01 đơn vị tư vấn ISO 22000 hỗ trợ xây dựng và áp dụng ISO.

Để giải quyết các khó khăn khi tự mình áp dụng ISO. Doanh nghiệp có thể thuê 01 đơn vị tư vấn ISO 22000 chuyên nghiệp.
Việc thuê đơn vị tư vấn sẽ giúp Doanh nghiệp tận dụng được kinh nghiệp, hiểu biết của tổ chức tư vấn; không mất quá nhiều thời gian tự tìm hiểu; được đào tạo bởi tổ chức tư vấn.
Đơn vị tư vấn sẽ có các nhân sự và kinh nghiệm xây dựng ISO một cách bài bản. Tổ chức tư vấn cũng sẽ có kế hoạch cụ thể để triển khai cho Doanh nghiệp.

Vấn đề của Doanh nghiệp bây giờ là lựa chọn tổ chức tư vấn ISO 22000 nào là phù hợp nhất ? Chi phí như thế nào ?

ĐIỀU KIỆN 3: Lưu trữ hồ sơ hoạt động theo hệ thống quản lý khoảng 3 tháng

Để có thể chứng minh được việc Doanh nghiệp đã áp dụng đúng theo các yêu cầu tiêu chuẩn. Doanh nghiệp cần 01 khoảng thời gian nhất định để vận hành hệ thống đã xây dựng. Việc vận hành này thường cần tối thiểu 03 tháng.
Doanh nghiệp sẽ phải lưu trữ toàn bộ hồ sơ về việc vận hành hệ thống của mình. Hồ sơ này là sự chứng minh về việc áp dụng của Doanh nghiêp.
Đây cũng là các bằng chứng để các Tổ chức chứng nhận đánh giá tại giai đoạn sau.

Hồ sơ lưu trữ như: Biên bản kiểm tra nguyên vật liệu; Hồ sơ sản xuất; Hồ sơ về xuất nhập NVL; Hồ sơ về vệ sinh nhà xưởng….

ĐIỀU KIỆN 4: Đăng kí dịch vụ và thực hiện chứng nhận ISO 22000 tại 01 tổ chức chứng nhận.

Tổ chức chứng nhận là tổ chức thực hiện đánh giá và cấp chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn ISO 22000. Về nguyên tắc, mọi chứng chỉ ISO 22000 đều có giá trị như nhau không phân biệt tổ chức nào tiến hành cấp.
Quan trọng là Tổ chức chứng nhận đó phải là Tổ chức chứng nhận đã đăng ký hoạt động theo pháp luật. Hay được chỉ định bởi Bộ Khoa học Công nghệ trong hoạt động chứng nhận.
Doanh nghiệp cần kiểm tra kỹ tư cách pháp nhân của tổ chức chứng nhận. Vì hiện nay, trên thị trường có rất nhiều chứng chỉ cấp ra từ các tổ chức chứng nhận hoạt động không phép.

Công ty có quyền lựa chọn bất kỳ tổ chức nào trong số các tổ chức chứng nhận đã đăng ký trên.

Quy trình chứng nhận của tổ chức chứng nhận. Doanh nghiệp có thể tham khảo tại bài viết:

GIÁ TRỊ CỦA DỊCH VỤ TƯ VẤN CHỨNG NHẬN ISO 22000 TẠI G-GLOBAL

Đánh giá một lần -> Cấp một chứng chỉ -> Được chấp nhận ở mọi nơi

Chứng chỉ hiện đại ứng dụng công nghệ 4.0

Với phương châm hoạt động “Đánh giá một lần -> Cấp một chứng chỉ -> Được chấp nhận ở mọi nơi” và theo xu hướng công nghệ 4.0, G-GLOBAL là tổ chức chứng nhận ở Việt Nam thiết lập Hệ thống truy xuất chứng chỉ thông qua mã QR code, để đảm bảo mọi khách hàng và đối tác của khách hàng ở mọi nơi đều có thể truy xuất được giá trị hiệu lực của chứng chỉ thông qua phần mềm quét mã QR code trên điện thoại thông minh tới hệ thống tra cứu khách hàng trên Website của Tổ chức chứng nhận. 

CÁC BƯỚC XÂY DỰNG VÀ ÁP DỤNG ISO 22000 CHO DOANH NGHIỆP

Để xây dựng và áp dụng ISO 22000 vào Doanh nghiệp có rất nhiều bước thực hiện. Tùy thuộc vào quy mô; lĩnh vực và thực trạng mỗi doanh nghiệp.
Các bước này được áp dụng linh hoạt khác nhau. Tuy nhiên, trên thực tế cũng đã có một khung cơ bản các bước thực hiện. G-GLOBAL xin giới thiệu về các bước triển khai tổng thể ở bảng dưới đây.
Doanh nghiệp có thể tham khảo và thực hiện theo các bước này. Đối với từng bước; các nội dung phải triển khai sẽ cụ thể khi Doanh nghiệp xây dựng ISO 22000. Doanh nghiệp có thể tự tìm hiểu và thực hiện. Hoặc có thể cùng Tổ chức tư vấn ISO 22000 thực hiện như đã nói ở trên.

BƯỚC    NỘI DUNGCÔNG VIỆC CẦN THỰC HIỆN
1

Đào tạo cho toàn bộ nhận sự về nguyên lý HACCP/ISO 22000

Mọi nhân sự trong công ty đều phải nhận thức được các yêu cầu và nguyên lý phòng ngừa mối nguy gây mất an toàn thực phẩm theo HACCP/ISO 22000.

 

Nhận thức được các mối nguy gây mất an toàn thực phẩm và cách thức phân tích các mối nguy. Các cấp độ quản lý sẽ được đào tạo chuyên sâu hơn so với các nhân sự khác.

2

Thành lập và phân công nhóm An toàn thực phẩm; Hoặc ban ISO; Hoặc là những nhân sự phụ trách ATTP

Các nhân sự trong các ban này sẽ là nòng cốt trong quá trình hoạch định và xây dựng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.
Họ sẽ là người xây dựng kế hoạch; triển khai và theo dõi việc áp dụng tại Doanh nghiệp.
3

Thực hiện phân tích mối nguy mất an toàn thực phẩm và xác định các biện pháp phòng ngừa

Phân tích mối nguy mất an toàn thực phẩm đối với sản phẩm do doanh nghiệp mình sản xuất.
Xác định các biện pháp phòng ngừa, công đoạn cần phòng ngừa và các chỉ tiêu/thông số cần kiểm soát để phòng ngừa mối nguy phát sinh tại công đoạn đó.
4

Xây dựng các Quy trình và hướng dẫn thực hiện công việc để kiểm soát mối nguy (GMP, SSOP)

Xây dựng các Quy trình và hướng dẫn thực hiện công việc để kiểm soát mối nguy gây mất an toàn thực phẩm.
Quy trình và hướng dẫn cần tập trung vào các thông số/chỉ tiêu chính cần phải kiểm soát trong từng công đoạn để phòng ngừa mối nguy phát sinh tại công đoạn đó.
5

Vận hành theo các Quy trình và hướng dẫn đã thiết lập.

Áp dụng Hệ thống đã xây dựng vào thực tế

Các Quy trình/Tài liệu/Hướng dẫn/Biểu mẫu đã được thiết lập thì phải được tuân thủ thực hiện và lưu trữ bằng chứng thực hiện.
Thời gian vận hành phải phù hợp với đặc thù sản phẩm và thời gian sản xuất. Nhằm đảm bảo hệ thống quản lý an toàn thực phẩm đã được vận hành ổn định.
Thời gian áp dụng tối thiểu khoảng 03 tháng
6

Đánh giá nội bộ để giám sát và đảm bảo tuân thủ

Doanh nghiệp tự thực hiện đánh giá việc tuân thủ thực hiện theo các quy trình/hướng dẫn đã thiết lập. Đây được gọi là đánh giá nội bộ.
Đánh giá nội bộ thông thường được thực hiện tối thiểu 01 năm/lần.
7

Lãnh đạo tiến hành họp để xem xét tổng thể việc áp dụng.

(xem xét của lãnh đạo)

Lãnh đạo cần xem xét và quyết định các cải tiến và điều chỉnh cần thiết các vấn đề khi thực hiện ISO 22000. Các vấn đề này có thể về con người, trang thiết bị, quy trình/hướng dẫn…

 

Lãnh đạo cao nhất sẽ chính thức phê duyệt vận hành hệ thống và nâng cao hiệu quả kiểm soát an toàn thực phẩm.

8

Đăng ký chứng nhận tới Tổ chức chứng nhận phù hợp và đầy đủ pháp lý.

Để khẳng định việc tuân thủ và đáp ứng đầy đủ theo các yêu cầu của HACCP/ISO 22000 doanh nghiệp phải đăng ký và được chứng nhận bởi Tổ chức chứng nhận.

 

Tổ chức chứng nhận phải được Bộ Khoa học và Công nghệ chỉ định và có năng lực đáp ứng theo chuẩn mực quốc tế.

DỊCH VỤ LIÊN QUAN

Tư Vấn chứng nhận ISO 9001

Trọn gói - Nhanh chóng - Giá tốt

Tư Vấn chứng nhận ISO 45001

Trọn gói - Nhanh chóng - Giá tốt

Tư Vấn chứng nhận ISO 14001

Trọn gói - Nhanh chóng - Giá tốt

Tư Vấn chứng nhận ISO 22000

Trọn gói - Nhanh chóng - Giá tốt
G

0985 422 225

chat zalo
Nhận báo giá chứng nhận ISO

Quý khách vui lòng để lại thông tin để nhận báo giá tốt nhất từ chúng tôi [recaptcha size:compact]


    X
    Liên hệ nhận báo giá