TCVN 8826 – Tiêu chuẩn kỹ thuật tối thiểu cho phụ gia hóa học cho bê tông. Sau đây, G-GLOBAL cung cấp bài viết Chứng nhận tiêu chuẩn TCVN 8826 để đáp ứng nhu cầu cho các độc giả muốn tìm hiểu.
Khái quát về TCVN
Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật năm 2006. Tiêu chuẩn là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn để phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế – xã hội nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các đối tượng này.
TCVN là viết tắt của cụm từ Tiêu chuẩn Việt Nam, dùng làm ký hiệu tiền tố cho các bộ tiêu chuẩn quốc gia của Việt Nam.
Hiện nay hệ thống Tiêu chuẩn Việt Nam có khoảng 6000 TCVN. TCVN được phân theo lĩnh vực của khung phân loại. Chúng phù hợp với khung phân loại Tiêu chuẩn Quốc tế – ICS. Với mỗi lĩnh vực sẽ có một mã số tương ứng.
Ký hiệu tiêu chuẩn quốc gia bao gồm số hiệu, năm công bố tiêu chuẩn đứng sau cụm từ viết tắt TCVN và được phân cách bằng dấu hai chấm. Ví dụ: TCVN 7452:2004 là ký hiệu của tiêu chuẩn quốc gia có số hiệu là 7452, được công bố vào năm 2004.
Trường hợp tiêu chuẩn quốc gia hoàn toàn tương đương với tiêu chuẩn quốc tế thì ký hiệu tiêu chuẩn gồm ký hiệu tiêu chuẩn quốc gia và ký hiệu của tiêu chuẩn quốc tế để trong ngoặc đơn, cách nhau khoảng trống một ký tự. Ví dụ: TCVN 14063:2010 (ISO 14063:2006) là ký hiệu tiêu chuẩn quốc gia có số hiệu 14063 được xây dựng trên cơ sở chấp nhận hoàn toàn tiêu chuẩn quốc tế ISO 14063:2006 và được công bố năm 2010.
TCVN 8826:2011 là gì ?
TCVN 8826:2011 do Hội Công nghiệp Bê tông Việt Nam biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
TCVN 8826:2011 được chuyển đổi từ TCXDVN 325:2004 theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
» Xem thêm: Chứng nhận hợp chuẩn
Tiêu chuẩn này được áp dụng cho 7 loại phụ gia hóa học dùng cho bê tông xi măng poóc lăng bao gồm: phụ gia hóa dẻo giảm nước (loại A); phụ gia chậm đông kết (loại B); phụ gia đông rắn nhanh (loại C): phụ gia hóa dẻo – chậm đông kết (loại D); phụ gia hóa dẻo – đông rắn nhanh (loại E); phụ gia siêu dẻo (loại F); phụ gia siêu dẻo – chậm đông kết (loại G). Như vậy chỉ có 7 loại phụ gia này mới thuộc phạm vi của tiêu chuẩn này, còn những loại phụ gia khác không thuộc phạm vi của tiêu chuẩn này ví dụ: phụ gia trương nở, phụ gia kị nước….
Tiêu chuẩn này được kết cấu thành 8 phần với các nội dung cơ bản sau:
- Phạm vi áp dụng
- Tài liệu viện dẫn
- Thuật ngữ, định nghĩa
- Yêu cầu kỹ thuật
- Phương pháp thử
- Bảo quản và vận chuyển
- Các thông tin do nhà sản xuất cung cấp
- Tình huống từ chối
Cở sở pháp lý chứng nhận TCVN 8826:2011
- TCVN 2682:2009, Xi măng poóc lăng – Yêu cầu kỹ thuật.
- TCVN 3105:1993, Hỗn hợp bê tông nặng và bê tông nặng – Lấy mẫu, chế tạo và bảo dưỡng mẫu thử.
- TCVN 3106:1993, Hỗn hợp bê tông nặng – Phương pháp thử – Phương pháp xác định độ sụt.
- TCVN 3111:1993, Hỗn hợp bê tông nặng – Phương pháp thử – Phương pháp xác định hàm lượng bọt khí.
- TCVN 3117:1993, Bê tông nặng – Phương pháp thử – Phương pháp xác định độ co.
- TCVN 3118:1993, Bê tông nặng – Phương pháp thử – Phương pháp xác định cường độ nén.
- TCVN 3119:1993, Bê tông nặng – Phương pháp thử – Phương pháp xác định cường độ kéo khi uốn.
- TCVN 4506, Nước cho bê tông và vữa – Yêu cầu kỹ thuật.
- TCVN 5117:1990, Bao gói – Bao đựng bằng giấy – Thuật ngữ và kiểu.
- TCVN 6405:1998, Bao bì – Ký hiệu bằng hình vẽ cho bao bì vận chuyển.
- TCVN 7570:2006, Cốt liệu cho bê tông và vữa – Yêu cầu kỹ thuật.
- TCVN 329:2004*, Bê tông và vữa xây dựng – Phương pháp xác định độ Ph.
Cách áp dụng các viện dẫn trên: Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất bao gồm cả bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).
Quy trình chứng nhận hợp chuẩn theo TCVN 8826:2011
Bước 1: Tiếp xúc ban đầu
Bước 2: Đăng ký chứng nhận
Trong bước này doanh nghiệp sẽ tải mẫu Bản đăng ký chứng nhận theo quy định tại Thông tư 28/2012/TT-BKHCN về Quy định công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành, tùy theo phương thức áp dụng thì sẽ có mẫu bản đăng ký phù hợp. Sau đó điền đầy đủ thông tin, ký đóng dấu doanh nghiệp, lập thành hai bản và nộp đến đơn vị chứng nhận kèm các giấy tờ có liên quan.
Bước 3: Xem xét đăng ký chứng nhận
Khi tiếp nhận yêu cầu chứng nhận của khách hàng thì phòng chuyên môn của đơn vị chứng nhận chịu trách nhiệm xem xét đăng ký chứng nhận của khách hàng, làm cơ sở để ký hợp đồng chứng nhận sản phẩm.
Bước 4: Chuẩn bị đánh giá
G-GLOBAL sẽ thực hiện trách nhiệm chuẩn bị đầy đủ yếu tố cần thiết để thực hiện hoạt động đánh giá chứng nhận bao gồm:
- Xây dựng chương trình chứng nhận sản phẩm cho khách hàng;
- Hỗ trợ khách hàng về các thủ tục liên quan đến thử nghiệm sản phẩm;
- Thành lập đoàn chuyên gia đánh giá;
- Lập kế hoạch đánh giá, sau đó gửi cho khách hàng trước ngày đánh giá, kế hoạch này cũng phải được khách hàng xác nhận qua điện thoại hoặc email… trước khi tiến hành đánh giá.
Bước 5: Đánh giá chứng nhận
G-GLOBAL sẽ tiến hành đánh giá hệ thống quản lý chất lượng; lấy mẫu và đánh giá kết quả thử nghiệm.
Bước 6: Kết luận đánh giá chứng nhận và Báo cáo đánh giá
Bước 7: Cấp giấy chứng nhận
Trên cơ sở các kết quả đánh giá, kết quả thẩm xét hồ sơ đánh giá và đề nghị chứng nhận thì G-GLOBAL ra quyết định cấp giấy chứng nhận và cho phép sử dụng dấu chứng nhận cho sản phẩm đăng ký chứng nhận.
Bước 8: Hoạt động giám sát và duy trì chứng nhận
Ngoài ra, trong một số trường hợp đặc biệt, quy trình chứng nhận còn có thể có thêm các bước:
Bước 9: Chứng nhận lại
Chi tiết sẽ được các chuyên gia tư vấn chi tiết tại máy chủ của VĂN PHÒNG CHỨNG NHẬN QUỐC TẾ G-GLOBAL.
VĂN PHÒNG CHỨNG NHẬN QUỐC TẾ
Uy tín, chuyên nghiệp, chất lượng hàng đầu
VĂN PHÒNG CHỨNG NHẬN QUỐC TẾ G-GLOBAL là tổ chức chứng nhận có uy tín, kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực cấp giấy chứng nhận.
Hệ thống quản lý
G-GLOBAL với hệ thống quản lý có mặt tại những thành phố trọng điểm quốc gia. Do đó, khách hàng có thể thụ hưởng nhiều lợi ích từ hiệu suất làm việc của chúng tôi.
Cộng tác chặt chẽ
G-GLOBAL luôn được đánh giá cao bởi sự cộng tác chặt chẽ với các đối tác, hướng vào sự phát triển hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc biệt các chuyên gia chứng nhận của G-GLOBAL được đào tạo chuyên môn cao để thực hiện những cuộc đánh giá chứng nhận có ý nghĩa thực tiễn cho hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp.
Dịch vụ chứng nhận tích hợp
G-GLOBAL cung cấp dịch vụ chứng nhận tích hợp nhiều tiêu chuẩn đã được công nhận để giúp doanh nghiệp nhất quán, tối ưu hóa và nâng cao hiệu quả hoạt động.
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi nếu Quý khách có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến Chứng nhận tiêu chuẩn TCVN 8826.
Liên hệ ngay để được hỗ trợ tốt nhất:
VĂN PHÒNG TƯ VẤN CHỨNG NHẬN QUỐC TẾ G-GLOBAL
Văn phòng Hà Nội: Tầng 7 Tòa nhà HLT Số 23 Ngõ 37/2 Dịch Vọng Cầu Giấy Hà Nội
Văn phòng Đà Nẵng: 73 Lý Thái Tông, Phường Thanh Khê Tây, Quận Thanh Khê, Đà Nẵng
Văn phòng HCM: Tòa nhà PLS, 282 Chu Văn An, Phường 26, Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 0985.422.225
Email: info@ggobal.vn
Website: https://chungnhanquocte.com/ – https://gglobal.vn/
Có thể bạn quan tâm:
» Chứng nhận tiêu chuẩn TCVN 10302