BẢO VỆ VÀ THỰC THI QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ

Quyền sở hữu trí tuệ là loại tài sản vô hình do đó việc bảo vệ và thực thi quyền này cũng khác là phức tạp và khó khăn. Dưới đây là một số thông tin mà Văn phòng chứng nhận quốc tế G-GLOBAL xin tư vấn với các bạn về việc bảo vệ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ hiện nay ở nước ta.

Quyền sở hữu trí tuệ

Theo Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009 thì:

Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.

Bảo vệ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ

Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ được hiểu là nhà nước và chủ thể quyền sở hữu trí tuệ sử dụng các phương thức pháp lý để bảo vệ quyền sở hữu các đối tượng sở hữu trí tuệ của mình, chống lại mọi sự xâm phạm để giữ nguyên vẹn quyền sở hữu các đối tượng này. Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ không chỉ là ngăn ngừa các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ xảy ra trên thực tế mà còn là việc xử lý, giải quyết khi có xâm phạm nhằm chấm dứt hành vi xâm phạm và bồi thường thiệt hại.

Để các chủ thể linh hoạt trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, Luật sở hữu trí tuệ quy định nhiều biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Nếu dựa vào chủ thể thực hiện hành vi bảo vệ, có thể chia các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thành hai loại:

Tự bảo vệ:

+ Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền áp dụng các biện pháp sau đây để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình:

  • Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;
  • Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại;
  • Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
  • Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

+ Tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc phát hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

+ Tổ chức, cá nhân bị thiệt hại hoặc có khả năng bị thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp dân sự quy định tại Điều 202 của Luật này và các biện pháp hành chính theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.

Bảo vệ thông qua biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

+ Tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân khác thì tuỳ theo tính chất, mức độ xâm phạm, có thể bị xử lý bằng biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự.

+ Trong trường hợp cần thiết, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ, biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

+ Thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

  • Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, các cơ quan Toà án, Thanh tra, Quản lý thị trường, Hải quan, Công an, Uỷ ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
  • Việc áp dụng biện pháp dân sự, hình sự thuộc thẩm quyền của Toà án. Trong trường hợp cần thiết, Tòa án có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật.
  • Việc áp dụng biện pháp hành chính thuộc thẩm quyền của các cơ quan Thanh tra, Công an, Quản lý thị trường, Hải quan, Uỷ ban nhân dân các cấp. Trong trường hợp cần thiết, các cơ quan này có thể áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.
  • Việc áp dụng biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ thuộc thẩm quyền của cơ quan hải quan.

Thực thi quyền sở hữu trí tuệ

Mặc dù vẫn còn tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau về “thực thi quyền SHTT”, nhưng cách hiểu đơn giản nhất, “thực thi quyền SHTT” là công việc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm xử lý hành vi xâm phạm quyền SHTT.

 Chủ sở hữu các đối tượng sở hữu công nghiệp khi phát hiện hành vi xâm phạm có thể tự mình hoặc ủy quyền đại diện cho chúng tôi gửi đơn tố cáo hành vi xâm phạm đó.

Các biện pháp sử dụng:

  • Các biện pháp hành chính:

+ Biện pháp hành chính là việc cơ quan có thẩm quyền xử lý hành chính các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ, cá nhân, tổ chức khác bị thiệt hại do hành vi xâm phạm hoặc phát hiện hành vi xâm phạm có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi xâm phạm. Các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử lý hành chính hiện nay quy định trong Nghị định 99/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp và Nghị định 131/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan. Khi xử lý hành chính, tùy vào hành vi xâm phạm mà cơ quan có thẩm quyền xử phạt cảnh cáo hay phạt tiền và áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung, khắc phục.

  • Các biện pháp dân sự:

+ Biện pháp dân sự là biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo thủ tục tố tụng dân sự trên cơ sở yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra, kể cả khi hành vi đó đang bị xử lý bằng biện pháp hành chính hoặc biện pháp hình sự:

  • Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm;
  • Buộc xin lỗi, cải chính công khai;
  • Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự;
  • Buộc bồi thường thiệt hại;
  • Buộc tiêu huỷ hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.
  • Các biện pháp hình sự:

+ Biện pháp hình sự  là biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được quy định là tội phạm theo thủ tục tố tụng hình sự. Các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được coi là tội phạm khi có đủ các yếu tố cấu thành một trong các tội quy định trong Bộ luật hình sự như sau: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả; Tội lừa dối khách hàng  ; Tội vi phạm quy định về cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp; Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan; Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp ; Tội vi phạm các quy định về xuất bản, phát hành sách, báo, đĩa âm thanh, đĩa hình, băng hình hoặc các ấn phẩm khác …

  • Biện pháp khác:

+ Biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ là việc cơ quan có thẩm quyền tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc kiểm tra, giám sát để phát hiện hàng hóa có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Lưu ý: Để thực hiện các biện pháp sử lý nhanh chóng, có hiệu quả, theo kinh nghiệm của chúng tôi các doanh nghiệp nên xem xét các biện pháp sau:

  • Xác lập cơ sở pháp lý vững chắc cho quyền sở hữu công nghiệp.
  • Sử dụng các biện pháp thường xuyên và lâu dài.

Ðể nắm bắt và có biện pháp ngăn chặn sớm ngay từ đầu các hành vi xâm phạm, doanh nghiệp cần thực hiện việc tra cứu thường xuyên theo chu kỳ các dữ liệu từ Cục Sở hữu công nghiệp nhằm xác định diễn biến và tình trạng pháp lý các NHHH và KCND của các doanh nghiệp cùng lĩnh vực. Trên cơ sở kết quả tra cứu, chúng tôi sẽ tiến hành đánh giá, tư vấn và đại diện trong các biện pháp ngăn chặn thích hợp.

Tư vấn về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

– Tư vấn các biện pháp đảm bảo độc quyền sở hữu cho các chủ thể quyền sở hữu trí tuệ, tư vấn các biện pháp ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm phạm quyền SHTT.

– Tư vấn xác định các hành vi xâm phạm các đối tượng SHTT, tư vấn các biện pháp bảo vệ quyền SHTT toàn diện như dân sự, hình sự, hành chính hoặc kiểm soát biên giới.

Văn phòng chứng nhận quốc tế G-GLOBAL kết hợp cùng các cơ quan như Tòa án, Hải quan, Quản lý thị trường, Cảnh sát, Thanh tra để bảo vệ quyền SHTT.

– Tư vấn phương thức bảo vệ hiệu quả, có thể là các biện pháp tự bảo vệ hoặc yêu cầu sự can thiệp của các cơ quan nhà nước khi cần thiết.

Tư vấn về thực thi quyền sở hữu trí tuệ

Yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thẩm định và kết luận về các hành vi vi phạm các đối tượng sở hữu trí tuệ. Tư vấn và đại diện cho khách hàng trong các vụ tranh chấp và kiếu nại liên quan đến việc xác lập quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm:

– Khiếu nại các quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ các đối tượng sở hữu trí tuệ;

– Phản đối đơn xin cấp Văn bằng bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp;

– Phản đối các quyết định cấp Văn bằng bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;

Ngoài ra chứng tôi còn cung cấp dịch vụ kết hợp: Tư vấn và đại diện cho khách hàng trong việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm:

– Yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thẩm định và kết luận về các hành vi vi phạm các đối tượng sở hữu trí tuệ;

– Yêu cầu người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm;

– Yêu cầu các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm;

– Tham gia tố tụng với tư cách luật sư bảo vệ quyền và lợi ích của khách hàng liên quan đến sở hữu trí tuệ tại Toà án có thẩm quyền.

Trên đây là những thông tin hữu ích về bảo vệ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ ở nước ta hiện nay. Mọi thông tin cần tư vấn hãy liên hệ với chúng tôi theo cách thức sau:

Liên hệ ngay để được hỗ trợ tốt nhất:

✅ VĂN PHÒNG TƯ VẤN CHỨNG NHẬN QUỐC TẾ  G-GLOBAL ✅

💒 Văn phòng Hà Nội:           Tầng 7 Tòa nhà HLT Số 23 Ngõ 37/2 Dịch Vọng Cầu Giấy Hà Nội

💒 Văn phòng Đà Nẵng:        73 Lý Thái Tông, Phường Thanh Khê Tây, Quận Thanh Khê, Đà Nẵng

💒 Văn phòng HCM:              Tòa nhà PLS, 282 Chu Văn An, Phường 26, Bình Thạnh, TP.HCM


☎️ Hotline:                                 0985.422.225

📩  Email:                                    info@ggobal.vn

🌐 Website:                                https://chungnhanquocte.com/ – https://gglobal.vn/

☎️0985.422.225
✅Nhận chứng chỉ nhanh
⭐️Chi phí thấp

Share:

Bài viết liên quan

Tư vấn từ Gglobal
G

0985 422 225

chat zalo
Nhận báo giá chứng nhận ISO

Quý khách vui lòng để lại thông tin để nhận báo giá tốt nhất từ G-Global


    X