Kiểu dáng công nghiệp là gì? Bảo hộ kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam với hồ sơ và quy trình thủ tục như thế nào? Cơ quan nào có thẩm quyền thụ lý? Sau đây là những chia sẻ của chúng tôi về vấn đề bảo hộ kiểu dáng công nghiệp!
Bảo hộ kiểu dáng công nghiệp là gì?
- Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này.
- Bảo hộ kiểu dáng công nghiệp là quy trình thực hiện các thủ tục pháp lý cần thiết từ đầu đến cuối với mục đích để đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp và được độc quyền sử dụng kiểu dáng công nghiệp đó sau khi được Cục sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp
Điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam
Để được bảo hộ kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam, cá nhân tổ chức cần đáp ứng các tiêu chí sau:
- Kiểu dáng mới;
- Kiểu dáng mang tính nguyên gốc(được tạo bởi sự thiết kế và không phải là bản sao hay bắt chước những kiểu dáng đã có);
- Kiểu dáng có đặc điểm riêng biệt
Hồ sơ bảo hộ kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam
Các giấy tờ cần hoàn tất đề bảo hộ kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam gồm:
- Tờ khai yêu cầu cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp (Tờ khai) được làm theo Mẫu do Cục SHTT ban hành;
- Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp;
- Bộ ảnh chụp hoặc bộ ảnh vẽ kiểu dáng công nghiệp;
- Tài liệu xác nhận quyền nộp đơn hợp pháp nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền nộp đơn của người khác (Giấy chứng nhận quyền thừa kế; Giấy chứng nhận hoặc Thoả thuận chuyển giao quyền nộp đơn; Hợp đồng giao việc hoặc Hợp đồng lao động), gồm một (1) bản;
- Tài liệu xác nhận quyền sở hữu nhãn hiệu, nếu kiểu dáng công nghiệp có chứa nhãn hiệu, gồm một (1) bản;
- Giấy uỷ quyền (nếu cần);
- Bản sao đơn đầu tiên hoặc tài liệu chứng nhận trưng bày tại triển lãm, nếu trong đơn có yêu cầu được hưởng quyền ưu tiên theo Điều ước quốc tế, gồm một (1) bản;
- Chứng từ nộp phí nộp đơn và phải công bố đơn, gồm một (1) bản.
- Bản tiếng Việt của bản mô tả kiểu dáng công nghiệp, nếu trong đơn đã có bản tiếng Anh/Pháp/Nga của tài liệu đó;
- Tài liệu xác nhận quyền sơ hữu nhãn hiệu;
- Bản sao đơn đầu tiên hoặc tài liệu chứng nhận trưng bày tại triển lãm, kể cả bản dịch ra tiếng Việt.
Lưu ý:
- Phần mô tả kiểu dáng công nghiệp phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Bộc lộ đầy đủ tất cả các đặc điểm tạo dáng thể hiện bản chất của kiểu dáng công nghiệp và nêu rõ các đặc điểm tạo dáng mới, khác biệt so với kiểu dáng công nghiệp ít khác biệt nhất đã biết, phù hợp với bộ ảnh chụp hoặc bản vẽ;
- Trường hợp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp gồm nhiều phương án thì phần mô tả phải thể hiện đầy đủ các phương án và chỉ rõ các đặc điểm khác biệt giữa phương án cơ bản với các phương án còn lại;
- Trường hợp kiểu dáng công nghiệp nêu trong đơn đăng ký là kiểu dáng của bộ sản phẩm thì phần mô tả phải thể hiện đầy đủ kiểu dáng của từng sản phẩm trong bộ sản phẩm đó.
- Phạm vi bảo hộ kiểu dáng công nghiệp phải nêu rõ các đặc điểm tạo dáng cần được bảo hộ, bao gồm các đặc điểm mới, khác biệt với các kiểu dáng công nghiệp tương tự đã biết.
- Bộ ảnh chụp, bản vẽ phải thể hiện đầy đủ các đặc điểm tạo dáng của kiểu dáng công nghiệp.
Quy trình thực hiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam.
Thực hiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam theo quy trình các bước sau đây:
Bước 1: Lựa chọn kiểu dáng công nghiệp để đăng ký bảo hộ
Bước 2: Tra cứu kiểu dáng công nghiệp dưới hình thức tra cứu sơ bộ hoặc tra cứu chính thức kiểu dáng công nghiệp
Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ cho việc đăng ký kiểu dáng công nghiệp, nộp hồ sơ đăng ký
Bước 4: Cục sở hữu trí tuệ xem xét tính hợp lệ của hồ sơ
- Trường hợp hồ sơ hợp lệ: thông báo và chấp nhận đơn hợp lệ
- Trường hợp hồ sơ không hợp lệ:
Thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ, trong đó phải nêu rõ lý do và ấn định thời hạn để người nộp đơn sửa chữa thiếu sót hoặc có ý kiến phản đối dự định từ chối;
Thông báo từ chối chấp nhận đơn hợp lệ nếu người nộp đơn không sửa chữa thiếu sót, sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu hoặc không có ý kiến xác đáng phản đối dự định từ chối.
- Đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp bị coi là không hợp lệ trong các trường hợp sau đây:
- Đơn không đáp ứng các yêu cầu về hình thức;
- Đối tượng nêu trong đơn là đối tượng không được bảo hộ;
- Người nộp đơn không có quyền đăng ký, kể cả trường hợp quyền đăng ký cùng thuộc nhiều tổ chức, cá nhân nhưng một hoặc một số người trong số đó không đồng ý thực hiện việc nộp đơn;
- Đơn được nộp trái với quy định về cách thức nộp đơn
- Người nộp đơn không nộp phí và lệ phí.
Bước 5: Nhận kết quả.
Đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được công bố trong thời hạn hai tháng kể từ ngày đơn được chấp nhận là đơn hợp lệ.
VĂN PHÒNG CHỨNG NHẬN QUỐC TẾ G-GLOBAL
Uy tín, chuyên nghiệp, chất lượng hàng đầu
VĂN PHÒNG CHỨNG NHẬN QUỐC TẾ G-GLOBAL là tổ chức chứng nhận có uy tín, kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực cấp giấy chứng nhận.
Hệ thống quản lý
G-GLOBAL với hệ thống quản lý có mặt tại những thành phố trọng điểm quốc gia. Do đó, khách hàng có thể thụ hưởng nhiều lợi ích từ hiệu suất làm việc của chúng tôi.
Cộng tác chặt chẽ
G-GLOBAL luôn được đánh giá cao bởi sự cộng tác chặt chẽ với các đối tác, hướng vào sự phát triển hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc biệt các chuyên gia chứng nhận của G-GLOBAL được đào tạo chuyên môn cao để thực hiện những cuộc đánh giá chứng nhận có ý nghĩa thực tiễn cho hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp.
Dịch vụ chứng nhận tích hợp
G-GLOBAL cung cấp dịch vụ chứng nhận tích hợp nhiều tiêu chuẩn đã được công nhận để giúp
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi nếu Quý khách có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến Bảo hộ kiểu dáng công nghiệp Việt Nam.
Liên hệ ngay để được hỗ trợ tốt nhất:
VĂN PHÒNG TƯ VẤN CHỨNG NHẬN QUỐC TẾ G-GLOBAL
Văn phòng Hà Nội: Tầng 7 Tòa nhà HLT Số 23 Ngõ 37/2 Dịch Vọng Cầu Giấy Hà Nội
Văn phòng Đà Nẵng: 73 Lý Thái Tông, Phường Thanh Khê Tây, Quận Thanh Khê, Đà Nẵng
Văn phòng HCM: Tòa nhà PLS, 282 Chu Văn An, Phường 26, Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 0985.422.225
Email: info@ggobal.vn
Website: https://chungnhanquocte.com/ – https://gglobal.vn/