Tìm hiểu tổng quan về chuỗi cung ứng và các vị dụ về chuỗi cung ứng

Chuỗi cung ứng là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong nền kinh tế hiện đại. Cùng chúng tôi tham khảo chi tiết, tìm hiểu chung về chuỗi cung ứng và các ví dụ về chuỗi cung ứng có trong nội dung dưới đây được G-Global chia sẻ: 

Chuỗi cung ứng là gì? Quản lý chuỗi cung ứng là gì? 

Khái niệm về chuỗi cung ứng là gì? 

Khái niệm về chuỗi cung ứng là gì? 

Chuỗi cung ứng trong tiếng anh được gọi là Supply Chain. Chuỗi cung ứng được hiểu là một hệ thống hay một tập hợp của những hoạt động, tổ chức, thông tin, con người hay phương tiện… Cùng với những nguồn lực khác có sự liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình vận chuyển hàng hóa., dịch vụ từ nhà cung ứng, nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng. 

Chuỗi cung ứng là thuật ngữ được sử dụng thường xuyên. Và thường bị nhầm lẫn với logistics. Trong đó, chuỗi cung ứng sẽ bao gồm tất cả từ nhà sản xuất, nhà cung cấp, nhà vận chuyển, kho bãi, cho đến đại lý bán hàng và khách hàng tiêu dùng. Hay nói cách khác, chuỗi cung ứng sẽ bao gồm cả logistic. 

 

Thế nào là ngành dịch vụ? Đặc điểm, phân loại, vai trò của ngành dịch vụ

Khái niệm quản lý chuỗi cung ứng là gì? 

Quản lý chuỗi cung ứng được hiểu là quá trình phối hợp tất các các khâu, các đầu việc… như: Thiết kế, kế hoạch, thực thi kiểm soát, giám sát hàng hóa, cũng như cung ứng cho thị trường với mục tiêu lớn nhất là tạo nên giá trị, cũng như thúc đẩy được quá trình vận chuyển toàn cầu, cũng như việc đồng bộ kết quả cung cầu. Đem đến sự vận hành tốt nhất cho kinh tế quốc tế. 

Quản lý chuỗi cung ứng là gì?

Việc quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả sẽ tạo nên dòng chảy liên tục về hàng hóa. Giúp cho hàng hóa được lưu thông liên tục. Cung đáp ứng đủ lượng cầu. Điều này giúp cho kinh tế được vận hành suôn sẻ. Quá trình quản lý chuỗi cung ứng cũng được phối hợp khá đồng bộ giữa các bộ phận bên trong cùng những đối tác bên ngoài tổ chức để nhằm đạt được những mục tiêu về sự đáp ứng và hài lòng của khách hàng. ĐỒng thời, vẫn đảm bảo được mục tiêu tối ưu hiệu quả hoạt động ở trong toàn bộ chuỗi cung ứng. 

Tổng quan về các thành phần của chuỗi cung ứng hiện nay

Để tìm hiểu về các thành phần của chuỗi cung ứng hiện hành, bạn có thể tham khảo đến 5 thành phần cơ bản của một chuỗi cung ứng. Nhờ 5 thành phần này, đã tạo thành được các dòng chảy trong chuỗi cung ứng vận hành một cách linh hoạt, suôn sẻ để đảm bảo được sự phát triển chung cho toàn bộ nền kinh tế. Tìm hiểu về các thành phần của chuỗi cung ứng là gì? Bao gồm: 

Các thành phần của chuỗi cung ứng hiện nay là gì?

1: Nhà cung cấp nguyên liệu thô

Nhà cung cấp nguyên liệu thô là một trong những thành phần của chuỗi cung ứng vô cùng quan trọng. Có thể hiểu là, nhờ có nhà cung cấp nguyên liệu thô mà doanh nghiệp có thể sản xuất và liên tục sản xuất. Ví dụ như: Người nông dân ( sản xuất trực tiếp ra lúa gạo – là nguyên liệu thô). 

2: Thành phần của chuỗi cung ứng: Nhà sản xuất

Nhà sản xuất sẽ giúp cho việc sơ chế, hoàn thiện những nguyên liệu thô trở thành thành phẩm. Thành phẩm này có thể được cung cấp cho khách hàng và được sử dụng trực tiếp, hoặc cũng có thể trở thành nguyên liệu cho những nhà sản xuất kế tiếp để tiếp tục chuỗi cung ứng. Nhà sản xuất và nhà cung cấp nguyên liệu thô sẽ có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nếu một trong 2 bên gặp rắc rối hay khủng hoảng thì có thể ảnh hưởng trực tiếp đến bên còn lại. 

3: Nhà phân phối

Nhà phân phối cũng là một trong cách thành phần của chuỗi cung ứng vô cùng quan trọng và được quan tâm. Sau khi có được sản phẩm hoàn thiện, thì nhà phân phối sẽ đóng vai trò trong việc đưa sản phẩm đó đến với khách hàng. 

Khi đó, công việc của nhà phân phối là phân phối đến hệ thống đại lý, bán lẻ về sản phẩm của mình. Thông qua các hệ thống như đại lý bán lẻ, đại lý phân phối, siêu thị, cửa hàng, sàn thương mại điện tử… Nhằm mục đích phân phối hàng hóa đến tay người tiêu dùng tốt nhất. 

4: Đại lý bán lẻ – Thành phần của chuỗi cung ứng

Đại lý bán lẻ sẽ chịu trách nhiệm trong việc bán lẻ các sản phẩm. Đại lý bán lẻ sẽ nhập một số lượng hàng hóa lớn từ nhà phân phối với mức giá thành và chiết khấu theo thỏa thuận. Sau đó, sẽ thực hiện công việc bán lẻ đến tay các khách hàng và người tiêu dùng trực tiếp sản phẩm. Đại lý bán lẻ thường được mở cửa dưới dạng cửa hàng bán lẻ, hoặc các siêu thị,  cửa hàng trưng bày sản phẩm… 

5: Khách hàng – người tiêu dùng

Khách hàng và người tiêu dùng sẽ đóng vai trò là mắt xích cuối cùng trong toàn bộ quy trình chuỗi cung ứng. Khách hàng sẽ là người mua sản phẩm, tiêu thụ và sử dụng sản phẩm đó. Đa số sẽ mua từ đại lý bán lẻ sản phẩm. 

Nhờ có 5 thành phần trong cấu trúc chuỗi cung ứng này, sẽ tạo nên một chuỗi hoạt động liên tục và lặp đi lặp lại. Tạo thành một chuỗi cung ứng liên kết và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. 

 Quản lý là gì? Trách nhiệm, nhiệm vụ và kỹ năng của người quản lý

Làm thế nào để vận hành chuỗi cung ứng hiệu quả?

Để vận hành được chuỗi cung ứng hiệu quả, cần sự hoạt động và phát triển đồng bộ của các thành phần trong toàn bộ chuỗi cung ứng. Làm thế nào để có thể vận hành chuỗi cung ứng hiệu quả và hợp lý nhất? 

+ Cần thiết kế và hoạch định chiến lược phát triển chuỗi cung ứng thường xuyên, cập nhật thay đổi kịp thời trước tình hình thực tế. 

+ Doanh nghiệp cần thường xuyên xem xét và thay đổi để phù hợp hơn với nhu cầu thực tế của khách hàng hiện tại. 

+ Thường xuyên theo dõi, kiểm tra và giám sát chất lượng hoạt động của các thành phần trong chuỗi cung ứng. Từ đó, đưa ra phương thức vận hành và phát triển hiệu quả cho mỗi doanh nghiệp. 

+…..

Việc vận hành chuỗi cung ứng hiệu quả cũng cần có sự quản lý hiệu quả của các đơn vị, cơ quan có thẩm quyền. nhằm đem lại hiệu quả tốt nhất cho chuỗi cung ứng. 

Ví dụ về chuỗi cung ứng thực tế là gì?

Ví dụ về chuỗi cung ứng của 1 công ty trên thực tế. Có thể kể đến đó là chuỗi cung ứng sản phẩm dầu ăn trên thị trường. Để hiểu rõ về chuỗi cung ứng này, chúng tôi sẽ phân tích các thành phần trong cấu trúc chuỗi cung ứng sản phẩm này bao gồm: 

Nhà cung cấp nguyên liệu thô: Các cá nhân, doanh nghiệp sản xuất đậu nành, thực vật

Nhà sản xuất: Công ty sản xuất dầu ăn

Nhà phân phối: Các đơn vị, công ty phân phối dầu ăn

Đại lý bán lẻ: Các siêu thị, đại lý bán hàng, đại lý bán đồ dân dụng. 

Khách hàng – người tiêu dùng; Những người tiêu thụ và sử dụng dầu ăn. 

Các thành phần này giúp hoàn thiện một chuỗi cung ứng đầy đủ về sản phẩm dầu ăn trên thực tế. Trên đây là ví dụ đơn giản cho một chuỗi cung ứng sản phẩm thường thấy hiện nay. Bạn có thể nhìn thấy rất nhiều chuỗi cung ứng khác trên thực tế. 

Tìm hiểu những vai trò của chuỗi cung ứng trong hoạt động sản xuất kinh doanh hiện nay

Việc tìm hiểu và quản lý chuỗi cung ứng mang lại nhiều vai trò quan trọng. Nhất là trong hoạt động sản xuất kinh doanh hiện hành. Đem đến hiệu quả rất lớn cho sự phát triển chung của kinh tế, cũng như của từng doanh nghiệp. Việc sử dụng và quản lý chuỗi cung ứng đóng các vai trò như: 

Vai trò của chuỗi cung ứng trong hoạt động sản xuất kinh doanh

Vai trò đối với chủ thể doanh nghiệp

+ Hỗ trợ và giúp cho doanh nghiệp có thể đạt được lợi thế cạnh tranh. Và có được danh tiếng, vị trí nhất định trong thị trường hiện nay. 

+ Doanh nghiệp có thể giảm thiểu được chi phí khi thực hiện chuỗi cung ứng. 

+ Đồng thời, chuỗi cung ứng được vận hành và sử dụng hiệu quả. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tăng được lợi nhuận rất lớn. 

+ Hơn thế nữa, chuỗi cung ứng được vận hành và quản lý chất lượng. Cũng giúp giá thành sản phẩm được giảm thiêu đi rất nhiều. Từ đó giúp tăng lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm và doanh nghiệp. 

Vai trò đối với các khách thể khác

+ Vai trò của chuỗi cung ứng trong hoạt động sản xuất cũng có thể kể đến. Đó là đảm bảo được và giảm được lượng hàng hóa tồn kho cho doanh nghiệp. Nhờ sự vận hành và lưu thông liên tục của chuỗi cung ứng. 

+ Quản lý và ứng dụng chuỗi cung ứng hiệu quả. Cũng dễ dàng cho việc dự báo lượng cung, cầu của sản phẩm. Từ đó, xây dựng kế hoạch sản xuất số lượng sản xuất của doanh nghiệp. Sao cho phù hợp với điều kiện thực tế. 

+ Chuỗi cung ứng cũng có vai trò trong việc tăng nhu cầu sử dụng của khách hàng. Đồng thời, giúp cho doanh nghiệp tiếp cận được nhiều phân khúc khách hàng khác nhau. 

+ Vai trò của chuỗi cung ứng cũng được thể hiện. Ở việc giúp cho việc duy trì và cải thiện vòng cung ứng cho các đơn hàng. Nhờ đó quá trình sản xuất và tiêu dùng được diễn ra liên tục, không bị ngắt quãng. 

Nhân lực ngành quản trị chuỗi cung ứng có cơ hội phát triển không? 

Quản trị chuỗi cung ứng là một trong những lĩnh vực có rất nhiều cơ hội việc làm, cơ hội phát triển đối với lao động hiện tại. Đặc biệt là việc tìm kiếm và lựa chọn nguồn nhân lực, lao động có trình độ chuyên môn cao. Có rất nhiều cơ hội nghề nghiệp cho khách hàng khi tham gia vào quá trình quản trị chuỗi cung ứng, hoặc làm nhân viên cung ứng… Các vị trí bạn có thể tham gia để làm việc trong lĩnh vực quản trị chuỗi cung ứng bao gồm những gì: 

Nhân lực ngành quản trị chuỗi cung ứng

Làm việc tại các công ty công nghệ với chuỗi cung ứng 

Làm việc trong ngành logistics

Làm việc tại các hãng vận chuyển

Làm việc trong lĩnh vực tư vấn và quản lý tư vấn bán hàng 

Các vị trí điều hành chuỗi cung ứng tại các công ty, doanh nghiệp chuyên nghiệp về dịch vụ

Nhiều doanh nghiệp sản xuất, phân phối khác. 

 

Khái niệm về chất lượng sản phẩm? Những ví dụ về chất lượng sản phẩm và dịch vụ thực tế

Hiện nay, có thể thấy, cơ hội việc làm đối với ngành quản trị chuỗi cung ứng là vô cùng lớn. Bạn có thể tìm hiểu và cân nhắc những kỹ năng của bản thân để lựa chọn được công việc phù hợp. 

Trên đây là những thông tin tổng quan về chuỗi cung ứng. Giúp bạn hiểu được đầy đủ và đa dạng nhất về chất lượng, cũng như giá trị, vai trò của chuỗi cung ứng đối với sản xuất cũng như cuộc sống hiện đại. 

Đón đọc thêm nhiều thông tin thú vị tại đây: 

>>>: Xem thêm: Xem Chi Tiết, Dowload Đầy Đủ Tiêu Chuẩn Iso 22000 Pdf

☎️0985.422.225
✅Nhận chứng chỉ nhanh
⭐️Chi phí thấp

Share:

Bài viết liên quan

Tư vấn từ Gglobal
G

0985 422 225

chat zalo
Nhận báo giá chứng nhận ISO

Quý khách vui lòng để lại thông tin để nhận báo giá tốt nhất từ G-Global


    X