Thế nào là ngành dịch vụ? Đặc điểm, phân loại, vai trò của ngành dịch vụ

Ngành dịch vụ là gì? Doanh nghiệp dịch vụ là gì? Đặc điểm ngành dịch vụ?…. Đây chắc hẳn là những vấn đề rất được quan tâm khi bạn tìm hiểu về ngành thương mại dịch vụ. Cùng G-Global tìm hiểu những thông tin xung quanh vấn đề này. Về đặc điểm, phân loại, cũng như vai trò của ngành dịch vụ là gì? Tất cả sẽ được chúng tôi chia sẻ trong nội dung dưới đây:

Tìm hiểu khái niệm ngành dịch vụ là gì?

Ngành dịch vụ trong tiếng anh có nghĩa là service industry. Ngành dịch vụ được hiểu là một “ngành công nghiệp không khói”. Có nghĩa là các sản phẩm tạo ra của ngành dịch vụ thường là các sản phẩm mang tính phi vật thể, phi vật chất , không gây ảnh hưởng đến môi trường. Khác với ngành công nghiệp hay ngành nông nghiệp là sẽ tạo nên những sản phẩm mang tính vật chất ( Có thể cầm nắm, sờ, dùng được). Ngành dịch vụ là gì ra đời để phục vụ các nhu cầu của con người. Ra đời là sự tất yếu của sự phát triển kinh tế, xã hội.

Ngành dịch vụ là gì?

Có thể hiểu đơn giản hơn về sự phân loại ngành dịch vụ trên các lĩnh vực như: dịch vụ kinh doanh, dịch vụ ăn uống, dịch vụ giải trí, dịch vụ tiêu dùng… Thông qua sự phân loại này sẽ thu hút sự phát triển của nguồn lao động, tạo nên cơ hội lao động, cũng như giá trị cho nhiều người. Đồng thời, ngành dịch vụ cũng là một trong những ngành chính đóng góp rất lớn đến kinh tế toàn cầu. Giúp khai thác và sử dụng tối đa các nguồn lực của quốc gia, dân tộc.

Với những nhận định trên, chắc hẳn, bạn đã hiểu hơn về khái niệm thế nào là ngành dịch vụ? Dịch vụ là gì? Giúp bạn có cái nhìn chính xác và trực quan nhất về khái niệm ngành dịch vụ hiện hành.

Tất tần tật về dịch vụ logistics là gì?

Một số đặc điểm của dịch vụ bạn cần biết

Là một trong những lịch vực quan trọng của đời sống kinh tế- xã hội. DỊch vụ cũng có nhiều đặc điểm quan trọng. Dưới đây là điểm danh một số đặc điểm của dịch vụ bạn cần biết: Bao gồm:

Đặc điểm của ngành dịch vụ

Thứ nhất: Tính vô hình và phi vật chất.

Đặc điểm này được hiểu là ngành dịch vụ không sản xuất ra sản phẩm có hình thái cụ thể, mà chỉ xuất hiện khi con người có nhu cầu sử dụng các dịch vụ đó. Đặc điểm này có thể lấy ví dụ như dịch vụ giải trí. Khi chúng ta đi xem 1 buổi biểu diễn ca nhạc, hay 1 liveshow ca nhạc. Thì giá trị mang lại là trải nghiệm về âm thanh, cảm xúc, và tính giải trí mà dịch vụ đó đem lại.

Thứ hai: Đặc điểm của dịch vụ có tính không đồng nhất.

Các dịch vụ này đều có chất lượng khác nhau và phụ thuộc vào mức độ đánh giá của mỗi người. Mỗi dịch vụ lại có sự chênh lệch về chất lượng, không giống nhau về chất lượng. Vì thế, để đánh giá được dịch vụ thường sẽ đưa ra các tiêu chuẩn cơ bản để đáp ứng. Do đó, dịch vụ thường không đồng nhất.

Thứ ba: Đặc điểm của dịch vụ có thể kể đến là tính đồng thời

Đồng thời ở đây được hiểu là sản xuất và dịch vụ cần được diễn ra đồng thời và song hành với nhau. Không thể tách rời được hoạt động sản xuất và hoạt động tiêu dùng dịch vụ.

Thứ tư: Đặc điểm của dịch vụ là không lưu trữ

Hiệu quả sử dụng của ngành dịch vụ đem đến thường không lưu trữ được. Hầu hết, chỉ sử dụng 1 lần là hết. Ví dụ như dịch vụ ăn uống – Khi bạn ăn xong, trải nghiệm xong dịch vụ ăn uống, thái độ phục vụ của quán… là khi đó bạn sẽ trải nghiệm được dịch vụ mà không hề lưu trữ được chúng.

Tìm hiểu tổng quan về chuỗi cung ứng và các vị dụ về chuỗi cung ứng

12 nhóm ngành dịch vụ bao gồm những gì?

Để dễ dàng cho hoạt động quản lý, cũng như kinh doanh các ngành dịch vụ. Người ta phân loại thành 12 nhóm ngành dịch vụ cơ bản. 12 nhóm ngành dịch vụ có thể kể đến bao gồm:

12 nhóm ngành dịch vụ bao gồm những gì?

–          Nhóm ngành dịch vụ vận tải: Như dịch vụ cho thuê xe du lịch, dịch vụ vận tải đường biển.

–          Nhóm ngành dịch vụ du lịch

–          Nhóm ngành dịch vụ bưu chính và viễn thông

–          Nhóm ngành dịch vụ xây dựng

–          Nhóm ngành dịch vụ bảo hiểm

–          Nhóm ngành dịch vụ tài chính

–          Nhóm ngành dịch vụ thông tin và máy tính

–          Nhóm ngành dịch vụ phí mua bán, quyền sử dụng, giấy phép, thương hiệu và bản quyền.

–          Nhóm ngành dịch vụ cá nhân, và văn hóa giải trí

–          Nhóm ngành dịch vụ chính phủ

–          Nhóm ngành dịch vụ logistics

–          Nhóm ngành dịch vụ kinh doanh khác

Nhờ vào cách phân loại các loại hình dịch vụ trên đây mà việc quản lý, cũng như định hướng phát triển ngày càng tốt hơn và hiệu quả hơn. Việc phân loại 12 nhóm ngành dịch vụ mang lại rất nhiều ý nghĩa quan trọng và thiết thực cho doanh nghiệp. Các loại dịch vụ này sẽ bao quát được gần như toàn bộ hoạt động dịch vụ của các doanh nghiệp dịch vụ trong nước hiện nay.

Những vai trò của ngành dịch vụ là gì?

Vai trò của dịch vụ vô cùng quan trọng và không thể thay thế được trong hoạt động và phát triển của kinh tế- xã hội hiện đại. Cùng điểm danh một số vai trò quan trọng của ngành dịch vụ có tại đây như:

–          Vai trò của ngành kinh doanh dịch vụ đối với kinh tế?

Dịch vụ sẽ có vai trò trong việc thúc đẩy nhanh tốc độ luân chuyển hàng hóa. Cũng như tốc độ lưu thông tiền tệ trong nền kinh tế. Điều này góp phần quan trọng to lớn đối với mức độ tăng trưởng kinh tế hiện nay của cả nước. Đồng thời, ngành dịch vụ cũng giúp cho việc thúc đẩy kinh tế phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Mang đến sự phát triển mạnh mẽ và đa dạng của kinh tế quốc gia. Vai trò này có thể thấy rõ được khi nhìn vào nền kinh tế của các nước phát triển. Hầu hết, tỷ trọng các ngành dịch vụ trong cơ cấu kinh tế đều chiếm số lượng cao.

–          Vai trò của ngành dịch vụ đối với hoạt động sản xuất.

Trong hoạt động sản xuất, thì dịch vụ sẽ giúp cho việc cung ứng nguyên vật liệu cho việc sản xuất trở nên thuận lợi hơn. Nhờ dịch vụ, mà sản phẩm, thành quả của quá trình sản xuất đến tay người tiêu dùng nhanh chóng hơn. Dịch vụ có vai trò trong việc tạo nên mối liên hệ giữa ngành sản xuất, vùng sản xuất, khu vực sản xuất và các quốc gia với nhau.

–          Vai trò không thể phủ nhận của ngành dịch vụ trong đời sống xã hội.

Đó là mang lại nhiều cơ hội việc làm, thu nhập cho con người. Giúp thúc đẩy và phát triển toàn bộ xã hội một cách nhanh chóng và mạnh mẽ hơn. Điều này được thể hiện rõ ràng nhất ở tỷ trọng của lưc lượng lao động trong ngành dịch vụ ngày càng nhiều. Đặc biệt là khi so sánh với lao động hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp.

–         Vai trò đối với thiên nhiên, tự nhiên.

Đồng thời, ngành dịch vụ cũng giúp cho việc khai thác và sử dụng, tận dụng được các nguồn lực tự nhiên, con người một cách hiệu quả và an toàn nhất. Ví dụ rõ ràng nhất cho vai trò này có thể kể đến đó là việc phát triển và khai thác dịch vụ du lịch: Tận dụng các nguồn lực du lịch thiên nhiên, các di sản văn hóa phi vật thể … để đem lại giá trị kinh tế và sự phát triển toàn diện cho quốc gia.

Với những vai trò quan trọng và không thể thay thế trên đây, dịch vụ trở thành một trong những lĩnh vực không thể thay thế trong đời sống xã hội.

Tư Vấn Chứng Nhận ISO 9001 – Trọn Gói Nhanh Chóng Giá Tốt – Cam Kết 100% Đạt Chứng Nhận

Nghề dịch vụ – Những kỹ năng cần có đối với người làm nghề dịch vụ

Như bạn đã biết, hiện nay, có 12 nhóm ngành dịch vụ cơ bản trên cả nước. Đồng thời, tạo ra cơ hội việc làm cho hàng chục triệu người liên quan đến lĩnh vực này. Do đó, có thể thấy được, cơ hội việc làm trong ngành thương mại dịch vụ hay những doanh nghiệp dịch vụ là rất lớn hiện nay. Đặc biệt, với sức hút của ngành “công nghiệp không khói” Cùng những ưu đãi của nghề khiến cho nhiều người lao động yêu thích và lựa chọn môi trường làm việc trong các công ty thương mại dịch vụ, hoặc trong những cơ sở kinh doanh dịch vụ rất lớn.

Tuy nhiên, cũng không phải ai cũng hợp với nghề làm dịch vụ. Người làm nghề dịch vụ cần có những kỹ năng cơ bản để phát triển. Cùng chúng tôi tìm hiểu một số kỹ năng đối với người làm dịch vụ là:

1: Kỹ năng giao tiếp và thuyết phục của nghề dịch vụ

Việc sở hữu kỹ năng giao tiếp và thuyết phục, đàm phán là vô cùng quan trọng đối với một người làm dịch vụ. Hầu hết các dịch vụ đều có tính năng động cao, cần sự giao tiếp mạnh mẽ. Vì thế, việc sở hữu kĩ năng giao tiếp đàm phán là điều cực kỳ quan trọng đối với người làm nghề này.

2: Kỹ năng chuyên môn

Chuyên môn và có hiểu biết về các nhóm dịch vụ, cơ cấu ngành dịch vụ là gì, hay những công ty thương mại dịch vụ là điều vô cùng quan trọng. KỸ năng và hiểu biết chuyên môn sẽ giúp bạn phát triển chuyên sâu. Đồng thời có được vị trí vững chắc của mình trong các doanh nghiệp dịch vụ hiện hành.

3: Kỹ năng học hỏi, thích nghi

Người làm nghề dịch vụ rất cần kỹ năng học hỏi và thích nghi. Điều này sẽ giúp bạn nhanh chóng nâng cao trình độ và vị trí của mình trong công việc. Khi bạn có khả năng học hỏi và thích nghi, bạn sẽ làm việc được hiệu quả, thông minh, đồng thời tạo nên được nhiều giá trị cho ngành dịch vụ mà mình làm việc.

Kỹ năng đối với nghề dịch vụ

4: Kỹ năng cẩn thận và chu đáo

Bạn cũng cần có tính cẩn thận và chu đáo để có thể hoạt động được trong lĩnh vực này. Kỹ năng này cho phép bạn có thể tiếp cận được tốt hơn với khách hàng. Đem đến cảm giác thoải mái, dễ chịu cho người đối diện khi làm việc.

Với những kỹ năng cơ bản trên, bạn có thể hoạt động được trong ngành dịch vụ và phát huy được tối đa sở trường của mình để phát triển và định giá bản thân.

Hy vọng rằng, những thông tin cơ bản trên về ngành dịch vụ là gì? Cũng như những vai trò, đặc điểm của ngành dịch vụ sẽ giúp bạn hiểu hơn về lựa chọn ngành này. Mọi yêu cầu, thắc mắc bạn có thể liên hệ với G- Global để được tư vấn và hỗ trợ thêm: 

☎️0985.422.225
✅Nhận chứng chỉ nhanh
⭐️Chi phí thấp

Share:

Bài viết liên quan

Tư vấn từ Gglobal
G

0985 422 225

chat zalo
Nhận báo giá chứng nhận ISO

Quý khách vui lòng để lại thông tin để nhận báo giá tốt nhất từ chúng tôi [recaptcha size:compact]


    X
    Liên hệ nhận báo giá