Khi xem xét một loại hàng hóa trên thị trường, người ta thường quan tâm đến thương hiệu và nhãn hiệu của chúng, nhưng thực tế có rất ít người biết được nhãn hiệu và thương hiệu của hàng hóa có phải là một hay chúng hoàn toàn khác nhau. Vậy mối quan hệ và sự khác biệt giữa hai thuật ngữ này là gì?
Điểm giống nhau giữa thương hiệu và nhãn hiệu
Về cơ bản, cả hai từ ngữ này đều thể hiện đặc thù riêng gắn liền với tên gọi của hàng hóa dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau trên thị trường. Cả nhãn hiệu và thương hiệu đều có thể được biểu thị bằng chữ cái, hình ảnh, màu sắc tượng trưng cho sản phẩm hàng hóa, dịch vụ.
Điểm khác biệt nhãn hiệu và thương hiệu
Nhãn hiệu là tên gọi của loại hàng hóa, dịch vụ do nhà sản xuất, kinh doanh sản phẩm đó đặt tên, nó gắn liền với sản phẩm đó từ khi được đưa ra thị trường, không gắn với nội dung, chất lượng sản phẩm. Còn thương hiệu là những cái tên của sản phẩm nổi tiếng, có thể là tên gọi cho loại sản phẩm hoặc tên gọi của nhà sản xuất, kinh doanh những sản phẩm nổi tiếng, sản phẩm được coi là có thương hiệu khi chất lượng của nó được đánh giá cao.
Nếu như nhãn hiệu chỉ được nhận biết bằng mắt thường khi quan sát sản phẩm hàng hóa, dịch vụ hoặc được nghe nói về sản phẩm đó thì thương hiệu được tạo ra bằng cảm nhận của người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm, được nghe nói và qua các phương tiện truyền thông. Chẳng hạn khi nhắc tới.
⇒ Xem thêm: Sở hữu trí tuệ
Nhãn hiệu được tiếp cận dưới góc độ pháp luật, cụ thể được pháp luật quy định về cách thức xác lập, được pháp luật bảo hộ độc quyền. Còn thương hiệu chỉ được tiếp cận dưới góc độ của người tiêu dùng, nó không được pháp luật bảo hộ bởi tính trừu tượng của thương hiệu và đôi khi nó chỉ là cảm nhận trong nhận thức của người tiêu dùng. Ví dụ, nhắc tới sản phẩm bút bi, có rất nhiều nhãn hiệu như Hồng Hà, Thiên Long, … Nhưng ở góc độ thương hiệu người tiêu dùng thường nghĩ ngay tới cái tên Thiên Long. Cũng chính vì vậy mà nhãn hiệu thường xuất hiện hàng giả, hàng nhái tên nhãn hiệu nhưng thương hiệu không thể làm giả bởi nó là cảm nhận của người tiêu dùng về chất lương của một loại sản phẩm.
Một đểm khác biệt nữa là về góc độ thời gian, nếu như nhãn hiệu có thể được tạo ra trong thời gian rất ngắn thì để có được một thương hiệu phải tốn một thời gian rất dài, thâm chí là hàng thập kỷ để có thể được người tiêu dùng tin tưởng và nhớ tới. Cũng từ lý do đó mà dẫn tới thực tế là nhãn hiệu có thể dễ dàng bị người tiêu dùng quên đi bởi có vô số nhãn hiệu trên thị trường về cùng loại sản phẩm nhưng thương hiệu thì thường tồn tại lâu dài và rất ít hàng hóa, dịch vụ hay nhà sản xuất gây dựng được thương hiệu trên thị trường.
- Như vậy, từ thực tế là những khác biệt giữa nhãn hiệu và thương hiệu có thể thấy, chủ thể sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ ngay từ khi đưa sản phẩm của mình ra thị trường cần đăng ký bảo hộ cho nhãn hiệu của mình để từng bước xây dựng thương hiệu cho mình. Bởi thương hiệu xuất phát từ chính nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ khi gây được ấn tượng sâu sắc đối với người tiêu dùng, một khi nhãn hiệu được công nhận và bảo hộ độc quyền sẽ là cơ sở vững chắc cho sự phát triển thương hiệu.
Để xây dựng và bảo hộ cho nhãn hiệu cũng như thương hiệu của mình, khách hàng có thể lựa chọn sử dụng dịch vụ của Văn phòng chứng nhận quốc tế G-GLOBAL để tiết kiệm thời gian và chi phí cho việc thực hiện các thủ tục hành chính, tạo cơ sở pháp lý cho chính sản phẩm của mình để được người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn.
Liên hệ ngay để được hỗ trợ tốt nhất:
VĂN PHÒNG TƯ VẤN CHỨNG NHẬN QUỐC TẾ G-GLOBAL
Văn phòng Hà Nội: Tầng 7 Tòa nhà HLT Số 23 Ngõ 37/2 Dịch Vọng Cầu Giấy Hà Nội
Văn phòng Đà Nẵng: 73 Lý Thái Tông, Phường Thanh Khê Tây, Quận Thanh Khê, Đà Nẵng
Văn phòng HCM: Tòa nhà PLS, 282 Chu Văn An, Phường 26, Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 0985.422.225
Email: info@ggobal.vn
Website: https://chungnhanquocte.com/ – https://gglobal.vn/
Có thể bạn quan tâm:
⇒ Thủ tục gia hạn văn bằng bảo hộ nhãn hiệu
⇒ Tư vấn đăng ký nhãn hiệu độc quyền
⇒ Thủ tục đăng ký sở hữu trí tuệ