ISO 9001 là một tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng. Trong khi đó, ISO 22000 lại là một tiêu chuẩn dành cho hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Giữa hai tiêu chuẩn ISO 9001 và ISO 22000 này có gì giống và khác nhau? Hãy cùng G – GLOBAL tìm lời giải đáp thông qua bài viết dưới đây. Trong bài viết này, bạn sẽ tìm hiểu tiêu chuẩn ISO 22000: 2018 là gì, cũng như những điểm giống và khác nhau giữa nó và các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001: 2015.
Tổng quan về ISO 9001 và ISO 22000
Để tìm ra sự khác biệt giữa tiêu chuẩn ISO 9001 và ISO 22000 doanh nghiệp cần hiểu một cách khái quát về 2 tiêu chuẩn này. Dưới đây sẽ là những nội dung cung cấp cho bạn một cái nhìn sơ lược nhất về ISO 9001 và ISO 22000.
Tiêu chuẩn ISO 22000
ISO 22000 là tiêu chuẩn dành cho hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (FSMS) và áp dụng cho tất cả các tổ chức , doanh nghiệp thuộc chuỗi cung ứng thực phẩm. Các tổ chức, doanh nghiệp này có thể có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới các hoạt động về chuỗi thực phẩm.
Ví dụ: tổ chức sản xuất thức ăn chăn nuôi, tổ chức sản xuất nguyên liệu thực phẩm, đơn vị chế biến thực phẩm, tổ chức sản xuất và bán lẻ thực phẩm, đơn vị lưu trữ thực phẩm,…Trong đó ISO 22000: 2018 là phiên bản mới nhất thay thế cho phiên bản ISO: 2200: 2005 trước đây.
ISO 22000: 2005
Phiên bản ISO 22000: 2005 là phiên bản đầu tiên có lịch sử phát triển lâu đời. Phiên bản này được phát hành vào năm 1960. Tiêu chuẩn phát hành nhằm đáp ứng những yêu cầu của hệ thống quản lý về an toàn thực phẩm.
Mục đích của tiêu chuẩn ISO: 200: 2005 thời điểm đó còn giúp cho doanh nghiệp có thể tạo ra và kiểm soát một hệ thống quản lý. Hệ thống quản lý này sẽ ngăn chặn các rủi ro liên quan đến an toàn thực phẩm từ khâu sản xuất cho tới bước tiêu thụ cuối cùng.
ISO 22000: 2018
Phiên bản ISO 2200: 2018 có sự khác biệt lớn nhất so với phiên bản cũ đó chính là nó có thể tích hợp một cách dễ dàng đối với các tiêu chuẩn thuộc hệ thống quản lý khác.
Đặc biệt phiên bản ISO 22000: 2018 được bổ sung một số yêu cầu kỹ thuật khiến nó trở nên đặc biệt. Cụ thể tại điều 8 của tiêu chuẩn có quy định các yêu cầu đảm bảo an toàn thực phẩm ở mức độ kỹ thuật.
Tiêu chuẩn ISO 9001
Tiêu chuẩn ISO 9001 là một tiêu chuẩn để đánh giá hệ thống quản lý chất lượng (QMS) dành cho tổ chức và doanh nghiệp không phân biệt về quy mô, lĩnh vực hoạt động. Phiên bản mới nhất của tiêu chuẩn ISO 9001 chính là ISO 9001: 2015 được thay thế phiên bản trước đó vào năm 2008.
Các yêu cầu thuộc tiêu chuẩn ISO 9001 được coi là một khuôn mẫu chuẩn để doanh nghiệp vận hành và kiểm soát hệ thống quản lý chất lượng. Nhờ đó mà các doanh nghiệp, tổ chức sẽ nâng cao được hiệu suất và kiểm soát các rủi ro có thể xảy ra.
Điểm giống nhau giữa ISO 9001 và ISO 22000
Tiêu chuẩn ISO 9001 và ISO 22000 đều được chỉnh sửa dựa trên cấu trúc cấp cao mới (HLS). HLS sẽ đảm bảo tính tương thích giữa các tiêu chuẩn ISO đối với nhau. Nhờ đó các tổ chức và doanh nghiệp có thể áp dụng các tiêu chuẩn ISO một cách độc lập. Đồng thời kết hợp giữa các tiêu chuẩn ISO với nhau để nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức và doanh nghiệp.
Ngoài ra hai tiêu chuẩn ISO 9001 và ISO 22000 đều bao gồm 10 điều khoản với các tiêu đề chính giống nhau. Các điều khoản này là: bối cảnh tổ chức, phạm vi áp dụng, tài liệu, thuật ngữ và định nghĩa, lãnh đạo, hoạch định, hỗ trợ, thực hiện, đánh giá kết quả hoạt động. Ngoài ra 2 tiêu chuẩn ISO 9001 và ISO 22000 còn có một số đặc điểm giống nhau nhất định như:
-
Nguồn gốc ISO 9001 và ISO 22000
Tiêu chuẩn ISO 9001 và ISO 2200 đều được ban hành bởi Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO). Chính vì vậy giấy chứng nhận của hai tiêu chuẩn sẽ có giá trị trên toàn thế giới.
-
Phương pháp tiếp cận
Hai tiểu chuẩn đều áp dụng phương pháp tiếp cận dựa trên rủi ro. Phương pháp này có tác dụng giúp doanh nghiệp chủ động trong việc lên kế hoạch. Đồng thời lường được trước các rủi ro và cơ hội. Từ đó doanh nghiệp dễ dàng đưa ra biện pháp dự phòng để quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả.
-
Chu trình PDCA
Chu trình PDCA mà hai tiêu chuẩn ISO 9001:2015 lẫn ISO 22000:2018 áp dụng hỗ trợ doanh nghiệp kiểm soát hệ thống quản lý khoa học và đảm bảo hệ thống quản lý được cải tiến liên tục.
Điểm khác nhau giữa ISO 9001 và ISO 22000
Điểm khác nhau cơ bản nhất giữa tiêu chuẩn ISO 9001 và ISO 22000 chính là: ISO 9001 dành cho hệ thống quản lý chất lượng còn ISO 22000 dành cho hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Bảng dưới đây sẽ đi sâu vào những điểm khác nhau giữa tiêu chuẩn ISO 9001 và ISO 22000 theo từng nội dung.
STT | Tiêu chuẩn ISO 22000 | Tiêu chuẩn ISO 9001 | |
1 | Đối tượng áp dụng | Áp dụng cho mọi doanh nghiệp có hoạt động trong chuỗi thực phẩm (không phân biệt loại hình) | Áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp, tổ chức thuộc mọi loại hình, lĩnh vực hoạt động và quy mô |
2 | Mục đích | Nhắm đến việc các sản phẩm hoặc dịch vụ phải đảm bảo được yếu tố an toàn vệ sinh thực phẩm | Chỉ khái quát việc nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý để đáp đứng nhu cầu của khác hàng. |
3 | Hồ sơ , tài liệu |
Phạm vị về tài liệu và hồ sơ tại ISO 22000 chi tiết hơn và phải phù hợp với các nguyên tắc của HACCP |
Phạm vi về tài liệu và hồ sơ chỉ quy định một các tổng thể cho việc triển QMS theo tiêu chuẩn ISO 9001. |
4 | Nguyên tắc quản lý | Áp dụng 7 nguyên tắc cơ bản trong ISO 9001 và kết hợp thêm 4 yếu tố bao gồm:
– Trao đổi thông tin lẫn nhau; – Quản lý hệ thống; – Các chương trình tiên quyết; – Các nguyên tắc HACCP (Phân tích mối nguy và các điểm kiểm soát tới hạn). |
Áp dụng 7 nguyên tắc bao gồm: – Hướng vào khách hàng; – Sự lãnh đạo; – Sự tham gia của mọi người; – Tiếp cận theo quá trình; – Cải tiến; – Quyết định dựa trên bằng chứng; – Quản lý mối quan hệ. |
5 | Thực hiện | Đưa ra một trình tự cơ bản giúp doanh nghiệp có thể đảm bảo quá trình hoạt động trong chuỗi thực phẩm phù hợp với các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm | Đưa ra một trình tự khái quát giúp doanh nghiệp đảm bảo được chất lượng của các quy trình |
Tiêu chuẩn ISO 9001 là tiền đề triển khai ISO 22000
Qua những nội dung ở trên, có thể thấy các điều khoản thuộc tiêu chuẩn ISO 9001 mang tính khái quát cao và bao quát được nhiều khía cạnh được nhắc tới trong tiêu chuẩn ISO 22000. An toàn thực phẩm phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng của các quá trình. Chính vì vậy nếu như doanh nghiệp sở hữu một Hệ thống quản lý chất lượng đạt yêu cầu thì hệ thống sẽ làm tăng giá trị cho sản phẩm.
Nói một cách khác, doanh nghiệp cần nhất là chú trọng tới các yêu cầu liên quan đến an toàn thực phẩm (được đề cập trong điều khoản 8 ISO 22000) để hoàn thiện được hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Ngoài ra các khía cạnh khác trong hệ thống quản lý sẽ được hỗ trợ bởi chính tiêu chuẩn ISO 9001.
Trên đây là toàn bộ những nội dung phân tích của G- GLOBAL về sự giống và khác nhau giữa ISO 9001 và ISO 22000. Để biết thêm thông tin về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm – cấp chứng nhận iso 22000, hãy xem chi tiết tại đây: https://chungnhanquocte.com/chung-nhan-iso-22000/ hoặc gọi cho chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất.
GIÁ TRỊ CỦA CHỨNG CHỈ DO VĂN PHÒNG CHỨNG NHẬN QUỐC GIA CẤP
Đánh giá một lần -> Cấp một chứng chỉ -> Được chấp nhận ở mọi nơi
Chứng chỉ chứng nhận Hệ thống quản lý an toàn tực pẩm của doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 22000:2018 do Tổ chức chứng nhận được Bộ Khoa học Công nghệ chỉ định và nhận diện toàn quốc thông qua logo và dấu hiệu chứng nhận.
Chứng chỉ hiện đại ứng dụng công nghệ 4.0
Với phương châm hoạt động “Đánh giá một lần -> Cấp một chứng chỉ -> Được chấp nhận ở mọi nơi” và theo xu hướng công nghệ 4.0.
G- GLOBAL là tổ chức chứng nhận ở Việt Nam thiết lập Hệ thống truy xuất chứng chỉ thông qua mã QR code, để đảm bảo mọi khách hàng và đối tác của khách hàng ở mọi nơi đều có thể truy xuất được giá trị hiệu lực của chứng chỉ thông qua phần mềm quét mã QR code trên điện thoại thông minh tới hệ thống tra cứu khách hàng trên Website của Tổ chức chứng nhận. Việc này giúp công khai, minh bạch giá trị của chứng chỉ và có thể check thông tin ở mọi nơi, mọi lúc.
Giấy chứng nhận hợp pháp và trực tiếp do Tổ chức chứng nhận cấp
Giấy chứng nhận sẽ trực tiếp do Tổ chức chứng nhận cấp với đầy đủ tính pháp lý, hợp pháp trong nước cũng như được công nhận toàn cầu!
Mẫu Giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng phù hợp tiêu chuẩn ISO 22000:2018
Liên hệ ngay để được hỗ trợ tốt nhất:
VĂN PHÒNG TƯ VẤN CHỨNG NHẬN QUỐC TẾ G-GLOBAL
Văn phòng Hà Nội: Tầng 7 Tòa nhà HLT Số 23 Ngõ 37/2 Dịch Vọng Cầu Giấy Hà Nội
Văn phòng Đà Nẵng: 73 Lý Thái Tông, Phường Thanh Khê Tây, Quận Thanh Khê, Đà Nẵng
Văn phòng HCM: Tòa nhà PLS, 282 Chu Văn An, Phường 26, Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 0985.422.225
Email: info@ggobal.vn
Website: https://chungnhanquocte.com/ – https://gglobal.vn/