Bạn muốn đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý? Nhưng bạn không biết thủ tục thực hiện như thế nào? Cần chuẩn bị những giấy tờ gì? Đăng ký tại đâu?…. Hãy để G-GLOBAL giúp bạn trả lời những băn khoăn đó trong bài viết dưới đây nhé!
Đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý là gì?
Chỉ dẫn địa là một trong các đối tượng của chỉ dẫn địa lý theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ.
Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể (khoản 23 Điều 3 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009).
Đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa là thủ tục bắt buộc mà tổ chức, cá nhân khi muốn bảo hộ chỉ dẫn địa lý phải thực hiện tại cơ quan có thẩm quyền về chỉ dẫn địa lý cụ thể là Cục Sở hữu trí tuệ để xác lập quyền sở hữu với chỉ dẫn địa lý đó.
Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ khi đáp ứng các điều kiện:
- Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý;
- Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn đó quyết định.
Tại sao cần bảo hộ chỉ dẫn địa lý?
- Xác lập quyền với chỉ dẫn địa lý của mình, được pháp luật bảo hộ về mặt pháp lý cho quyền sở hữu trí tuệ của cá nhân, tổ chức;
- Giúp hạn chế tối đa thiệt hại do việc khai thác, sử dụng bất hợp pháp chỉ dẫn địa lý của chủ thể khác, từ đó đảm bảo uy tín, hình ảnh của doanh nghiệp trên thị trường. Việc đăng ký chỉ dẫn địa lý còn giúp doanh nghiệp quảng bá và lưu thông hàng hóa trên thị trường.
- Bảo hộ chỉ dẫn địa lý hàng hóa cũng là bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bởi lẽ việc bảo hộ sẽ ngăn chặn được những hành vi làm giả, sao chép…chỉ dẫn địa lý gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng, dẫn đến người tiêu dùng không lựa chọn đúng những sản phẩm mà họ muốn mua.
- Tạo môi trường pháp lý thuận lợi thu hút nhà đầu tư nước ngoài. Bởi vì khi thực hiện đầu tư tại một nơi xa lạ thì điều họ quan tâm là đối tượng chỉ dẫn địa lý mà họ sẽ đầu tư có được pháp luật bảo hộ hay không. Nếu như chỉ dẫn địa lý không được bảo hộ có thể dẫn đến những rủi ro cho nhà đầu tư. Vì vậy việc đăng ký chỉ dẫn địa lý là phương thức bảo vệ quyền lợi các nhà đầu tư khi đầu tư vào Việt Nam cũng như hạn chế được những tổn thất từ việc chỉ dẫn địa lý bị sao chép.
- Đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý là một bước để các chủ thể kinh doanh trên thị trường biết được rằng chỉ dẫn địa lý đó được đăng ký hay chưa, tránh tình trạng chỉ dẫn địa lý lại trùng hoặc gây nhầm lẫn, dẫn đến việc phải thực hiện đăng ký lại. Điều này gây mất thời gian, tiền bạc, thậm chí đánh mất cả cơ hội kinh doanh.
Đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở đâu?
Để tiến hành đăng ký chỉ dẫn địa lý thì quý khách sẽ đến và làm việc với Cục Sở hữu trí tuệ.
Vì vậy tùy thuộc vào địa điểm của quý khách mà quý khách có thể lựa chọn thực hiện đăng ký chỉ dẫn địa lý tại một trong ba địa điểm trên sao cho thuận tiện nhất. Cụ thể các thông tin về các địa điểm trên như sau:
Trụ sở chính đặt tại Hà Nội:
Địa chỉ: 384-386, đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.
Tổng đài: (04) 3858 3069, (04) 3858 3425, (04) 3858 3793, (04) 3858 5156. Fax: (04) 3858 8449, (04) 3858 4002.
E-mail: congnghethongtin@noip.gov.vn, vietnamipo@noip.gov.vn
Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại Thành phố Đà Nẵng:
Địa chỉ: Tầng 3, số 135 đường Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.
Trưởng văn phòng đại diện: Huỳnh Minh Nhật, Phó trưởng Văn phòng: Ngô Phương Trà.
Điện thoại: 0236.3889955
Fax: 0236.3889977
Tài khoản phí,lệ phí : 920.01.00.00021
Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại Thành phố Hồ Chí Minh:
Địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, số 17 – 19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, TP. Hồ Chí Minh.
Phó trưởng phụ trách Văn phòng đại diện: Trần Giang Khuê
Điện thoại : (028) 3920 8483 – 3920 8485 Fax: (028) 3920 8486
Bộ phận Nhận đơn : (028) 3920 8483
Bộ phận Tư vấn hỗ trợ : (028) 3920 8485
E-mail : vanphong2@.noip.gov.vn
Tài khoản : 3511.0.1093216
Quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý
Quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý thuộc về Nhà nước. Nhà nước cho phép các tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, tổ chức tập thể đại diện cho các tổ chức, cá nhân đó hoặc cơ quan quản lý hành chính địa phương nơi có chỉ dẫn địa lý thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý. Người thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý không trở thành chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý đó.
Hồ sơ cần thiết để đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý
- Tờ khai đăng ký theo mẫu;
- Bản mô tả có tính chất đặc thù của đối tượng;
- Giấy ủy quyền (nếu nộp qua đại diện). Trong đó giấy ủy quyền phải đảm bảo các nội dung chủ yếu: Tên, địa chỉ đầy đủ của bên ủy quyền và bên được ủy quyền; Phạm vi ủy quyền; Thời hạn ủy quyền; Ngày lập giấy ủy quyền; Chữ ký, con dấu (nếu có) của bên ủy quyền.
- Chứng từ nộp phí, lệ phí.
Thủ tục thực hiện đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý
Quy trình đăng ký chỉ dẫn địa lý hàng hóa được thực hiện qua các bước cụ thể sau:
Bước 1: Nộp đơn
Người có quyền nộp đơn nộp 01 bộ hồ sơ đã nêu trên tới Cục Sở hữu trí tuệ có trụ sở chính tại Hà Nội hoặc Văn phòng đại diện tại TP. Hồ Chí Minh, TP. Đà Nẵng. Có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện.
Bước 2: Tiếp nhận đơn
Cục Sở hữu trí tuệ chỉ tiếp nhận đơn đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý nếu như có ít nhất các thông tin và tài liệu:
- Tờ khai đăng ký theo mẫu
- Bản mô tả
- Chứng từ nộp phí, lệ phí nộp đơn. Mức phí, lệ phí được quy định cụ thể theo quy định pháp luật.
Bước 3: Thẩm định hình thức đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý
Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành kiểm tra sự đầy đủ và thông tin của các tài liệu có trong đơn để đánh giá tính hợp lệ của đơn. Nếu đơn hợp lệ thì ra thông báo chấp nhận đơn hợp lệ.
Nếu đơn không hợp lệ (thuộc các trường hợp: không đáp ứng yêu cầu về hình thức; đối tượng được nếu trong đơn không được bảo hộ; người nộp đơn không có quyền đăng ký; đơn được nộp trái với quy định về cách thức nộp đơn; người nộp đơn không nộp phí và lệ phí). Trong trường hợp này Cục Sở hữu trí tuệ sẽ phải thực hiện các thủ tục sau:
- Thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ, trong đó nêu rõ lý do và ấn định thời hạn để người nộp đơn sửa chữa thiếu sót hoặc có ý kiến phản đối dự định từ chối.
- Thông báo từ chối chấp nhận đơn hợp lệ nếu người nộp đơn không sửa chữa thiếu sót, sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu hoặc không có ý kiến xác đáng phản đối dự định từ chối.
- Thực hiện thủ tục thông báo chấp nhận đơn hợp lệ nếu người nộp đơn sửa chữa thiếu sót đạt yêu cầu hoặc có ý kiến xác đáng phản đối dự định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ.
Thời hạn thẩm định là 01 tháng kể từ ngày nộp đơn.
Bước 4: Công bố đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý
Đơn đăng ký khi được Cục Sở hữu trí tuệ chấp nhận hợp lệ thì sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.
Thời hạn công bố với đơn đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý là 02 tháng kể từ ngày đơn được chấp nhận là đơn hợp lệ.
Bước 5: Thẩm định nội dung đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý
Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xem xét yêu cầu nếu đáp ứng các điều kiện thì sẽ tiến hành thẩm định nội dung.
Đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý đã được công nhận là đơn hợp lệ. Thời hạn thẩm định nội dung không quá 06 tháng kể từ ngày công bố đơn.
Thời hạn thẩm định lại bằng hai phần ba thời hạn thẩm định lần đầu, với những vụ việc phức tạp thì có thể kéo dài nhưng không quá thời hạn thẩm định lần đầu.
Thời gian để người nộp đơn sửa đổi, bổ sung không được tính vào thời hạn này. Thời hạn xử lý yêu cầu sửa đổi, bổ sung không được quá một phần ba thời gian thẩm định tương ứng.
Bước 6: Quyết định cấp hoặc từ chối cấp chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý
Đơn đăng ký không thuộc trường hợp từ chối cấp và người nộp đơn đã nộp lệ phí; người nộp đơn có ý kiến xác đáng về phản đối dự định từ chối cấp thì Cục Sở hữu trí tuệ thực hiện cấp văn bằng bảo hộ và ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp.
Cục Sở hữu trí tuệ từ chối cấp chứng nhận đối với đơn thuộc các trường hợp sau:
- Có cơ sở khẳng định rằng đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng đầy đủ điều kiện bảo hộ;
- Đơn đáp ứng đủ điều kiện bảo hộ nhưng không phải là đơn có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 90 Luật này;
- Đơn có nhiều người cùng đăng ký đều đảm bảo các điều kiện bảo hộ và cùng có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất mà không thống nhất được đơn nào được cấp.
Trong trường hợp từ chối cấp thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành các thủ tục:
- Thông báo dự định từ chối cấp văn bằng bảo hộ trong đó nêu rõ lý do và ấn định thời hạn đề nghị người nộp đơn có ý kiến phản đối dự định từ chối.
- Thông báo từ chối cấp văn bằng bảo hộ nếu người nộp đơn không có ý kiến phản đối hoặc ý kiến phản đối không xác đáng dự định từ chối.
Trên đây là những tư vấn của Văn phòng chứng nhận quốc tế G-GLOBAL về đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Để được giải đáp cụ thể, chi tiết mọi thắc mắc về vấn đề này thì quý khách có thể liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ:
Liên hệ ngay để được hỗ trợ tốt nhất:
VĂN PHÒNG TƯ VẤN CHỨNG NHẬN QUỐC TẾ G-GLOBAL
Văn phòng Hà Nội: Tầng 7 Tòa nhà HLT Số 23 Ngõ 37/2 Dịch Vọng Cầu Giấy Hà Nội
Văn phòng Đà Nẵng: 73 Lý Thái Tông, Phường Thanh Khê Tây, Quận Thanh Khê, Đà Nẵng
Văn phòng HCM: Tòa nhà PLS, 282 Chu Văn An, Phường 26, Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 0985.422.225
Email: info@ggobal.vn
Website: https://chungnhanquocte.com/ – https://gglobal.vn/