Nhằm ngăn ngừa, đồng thời giảm thiểu các ảnh hưởng tiêu cực trong hoạt động của các công ty, doanh nghiệp đối với môi trường. Thì chính sách môi trường trong ISO 14001 đã được xây dựng và áp dụng rộng rãi. Trong nội dung dưới đây, G-Global sẽ cùng bạn tìm hiểu những vấn đề có liên quan đến xây dựng chính sách môi trường trong ISO 14001. Cũng như một vài ví dụ về chính sách môi trường thực tế để giúp bạn hiểu rõ được vấn đề này.
Đánh giá chung về chính sách môi trường trong ISO 14001
Chính sách môi trường của công ty là một trong những yếu tố quan trọng và có vị trí cốt lõi nhằm đảm bảo hiệu lực. Cũng như đảm bảo được sự thành công của một hệ thống quản lý môi trường. Hay nói cách khác, việc sở hữu được một chính sách môi trường phù hợp và có tính nhất quán đối với hoạt động và mục tiêu của doanh nghiệp, công ty sẽ giúp lợi ích rất nhiều cho các công ty và doanh nghiệp trong việc phát triển bền vững và hiệu quả.
Chính sách môi trường trong iSO 14001
Tiêu chuẩn ISO 14001 được biết đến là một tiêu chuẩn quốc tế quan trọng. Liên quan đến hệ thống quản lý môi trường dành cho mọi doanh nghiệp, công ty và tổ chức. Mục đích xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn này sẽ nhằm mục đích là định hướng chiến lược cho các doanh nghiệp.
Theo đó, chính sách môi trường trong ISO 14001 được hiểu là: “ Chính sách môi trường được coi là một tập hợp của các nguyên tắc được nêu ra như các cam kết. Trong đó, người quản lý và lãnh đạo cao nhất sẽ có vai trò trong việc vạch ra những ý định của tổ chức. Từ đó nhằm hỗ trợ và nâng cao được kết quả hoạt động của môi trường. Theo đó, chính sách môi trường cũng cho phép việc tổ chức sẽ thiết lập các mục tiêu môi trường của mình. Từ đó, thực hiện các mục tiêu môi trường để hành động và đạt được các kết quả như dự kiến của hệ thống quản lý môi trường. Từ đó, sẽ đạt được sự cải tiến liên tục”.
Tham khảo những ví dụ về chính sách môi trường của công ty
Chính sách môi trường trong ISO 14001 được nhiều doanh nghiệp triển khai và áp dụng. Chính sách môi trường cũng là một trong những yếu tố bắt buộc đối với nhiều công ty và doanh nghiệp. Một số ví dụ về chính sách môi trường của công ty thực tế có thể tham khảo như:
Ví dụ về chính sách môi trường của công ty
+ Áp dụng và thúc đẩy các hoạt động thân thiện, bảo vệ môi trường của nhân viên trong toàn thể công ty.
+ Tiến hành cải tiến kỹ thuật, giảm thiểu chất thải trong các công đoạn sản xuất ra môi trường.
+ Tái chế sử dụng các loại giấy tờ, hoặc nguyên liệu trong quy trình sản xuất.
+ Sử dụng năng lượng hiệu quả để nhằm giảm được những tác động đối với môi trường xung quanh.
Với những ví dụ về chính sách môi trường trên đây. Hy vọng, sẽ giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về chính sách môi trường của công ty.
Nội dung của chính sách môi trường trong ISO 14001
Tìm hiểu về những nội dung của chính sách môi trường trong ISO 14001, cần lưu ý đến các vấn đề chính như sau:
Nội dung của chính sách môi trường
Một là: Chính sách môi trường cần có sự phù hợp với tổ chức, doanh nghiệp
Mỗi tổ chức, doanh nghiệp là một cá thể khác nhau. Do đó, khi xây dựng chính sách môi trường cần có sự phù hợp với từng tổ chức và doanh nghiệp. Người lãnh đạo doanh nghiệp cần phải cân nhắc đến việc thiết lập các chính sách sao cho phù hợp và đúng với hoàn cảnh, mục tiêu, cũng như sự phát triển của tổ chức và doanh nghiệp.
Ví dụ như: Nếu doanh nghiệp chuyên sản xuất cơ khí, thì doanh nghiệp cần thiết lập các chính sách môi trường liên quan đến việc giảm thiểu ô nhiễm. Tập trung vào việc xử lý các chất thải, môi trường hay tiếng ồn. Điều này sẽ phù hợp với lĩnh vực sản xuất và hoạt động của doanh nghiệp đó.
Hai là: Cần có một khuôn khổ cho việc thiết lập mục tiêu chính sách
Chính sách môi trường trong ISO 14001 cũng cần có một khuôn khổ cho việc thiết lập trong doanh nghiệp. Một chính sách môi trường cần có hiệu lực và cần đạt được thành công cần có khả năng đo lường và đánh giá được. Do đó, mục tiêu chính sách môi trường khi thiết lập cũng cần dựa theo các khuôn khổ liên quan đến pháp luật, thể chế hoạt động, lĩnh vực hoạt động, văn hóa doanh nghiệp…
Ba là: Có cam kết bảo vệ môi trường và có sự ngăn ngừa ô nhiễm môi trường
Xây dựng chính sách môi trường trong ISO 14001 phải được thể hiện bởi những cam kết cụ thể. Các cam kết này có thể là cam kết về bảo vệ môi trường. Cũng như các cam kết về ngăn ngừa ô nhiễm môi trường. Các cam kết này được đưa ra cần có sự phù hợp với tổ chức. Các cam kết này có thể hướng đến các mục tiêu và nội dung liên quan như chất lượng của nguồn nước, chất lượng không khí, khí thải…
Nội dung của chính sách môi trường trong iso
Bốn là: Xây dựng chính sách môi trường cần tuân thủ đầy đủ các yêu cầu và nghĩa vụ liên quan đến môi trường
Chính sách môi trường trong ISO 14001 cũng đề cập đến việc tuân thủ đầy đủ các yêu cầu. Cũng như tuân thủ đầy đủ các nghĩa vụ có liên quan đến yếu tố môi trường. Các yêu cầu và nghĩa vụ này cũng có thể đến từ các bên có liên quan như quy định, luật định của nhà nước…
Năm là: Cần cải tiến hệ thống quản lý môi trường liên tục
Chính sách môi trường trong ISO 14001 cũng đề cập đến việc cần cải tiến hệ thống quản lý môi trường liên tục. Đây cũng là đặc điểm nổi bật của chính sách này. Các chính sách môi trường cần có sự thay đổi, điều chỉnh và cải tiến cập nhật thường xuyên để phù hợp với điều kiện thực tế của các doanh nghiệp. Từ đó, mới có thể đạt được hiệu quả như mong đợi.
Xác định rõ mục tiêu của chính sách môi trường là gì?
Như đã thấy, việc xác định được mục tiêu của chính sách môi trường cũng đóng vai trò cực kỳ quan trọng và cần thiết đối với các doanh nghiệp. Các chính sách môi trường trong ISO 14001 của các doanh nghiệp thường hướng đến các mục tiêu cơ bản như sau:
Xác định mục tiêu chính sách môi trường
+ Có khả năng ngăn ngừa và giảm thiểu được các ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường xung quanh. Nhờ vào việc hạn chế các chất thải công nghiệp cũng như nâng cao nhận thức trong việc bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp.
+ Khuyến khích việc sử dụng các nguyên nhiên liệu có sự thân thiện với môi trường. Đồng thời, ưu tiên các nguyên vật liệu có khả năng tái chế và sử dụng lại.
+ Có khả năng đánh giá được những tác động ảnh hưởng đến môi trường. Từ đó đo lường được các tác động đến môi trường đó.
+ Có khả năng kiểm soát hiệu quả cho việc sử dụng, cũng như bảo quản và xử lý các chất thải có liên quan đến yếu tố môi trường.
+ Đồng thời ,chính sách môi trường cũng khuyến khích sự tham gia của toàn bộ nhân viên trong doanh nghiệp. Từ đó nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và xây dựng môi trường an toàn.
+ Thực hiện được đúng các cam kết của lãnh đạo đối với các trách nhiệm đối với môi trường. Từ đó, giúp cho môi trường giảm được tình trạng ô nhiễm.
+ Đặc biệt, giúp doanh nghiệp thường xuyên cải tiến và thay đổi. Giảm thiểu được những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường.
Lời kết:
Trên đây là toàn bộ thông tin, những điều cần biết về chính sách môi trường trong ISO 14001. Cũng như những ví dụ về chính sách môi trường thực tế mà bạn có thể tham khảo. Đây sẽ là những thông tin hữu ích đối với nhiều doanh nghiệp, cũng như nhiều nhà quản lý để hiểu hơn về vấn đề này. Từ đó, có chính sách môi trường áp dụng phù hợp nhất.