Khi đặt ra cho mình các câu hỏi như: Nhân viên QA và QC là gì? Qa và Qc khác nhau như thế nào? Công việc của nhân viên qc?, nhân viên qa làm công việc gì…? Có nghĩa là bạn cũng đang có mong muốn tìm hiểu thông tin về lĩnh vực này. Để giúp bạn có được đánh giá chính xác, cũng như cái nhìn đúng nhất về nhân viên qa và qc, cũng như hiểu hơn về nghề này. Trong nội dung dưới đây, G-Global sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết về vấn đề này.
Qa và Qc là gì? So sánh qa và qc khác nhau như thế nào?
Định nghĩa Qa và Qc là gì?
Khi tìm hiểu từ khóa Qa và Qc là gì trên công cụ tìm kiếm “google”, chỉ trong 0.4s, bạn sẽ thu về gần 500.000 kết quả trả về liên quan đến nội dung này. Điều này đủ thấy được sự phổ biến, cũng như rất nhiều người còn khá mơ hồ về khái niệm giữa qa và qc hiện nay. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về định nghĩa qa và qc là gì? Bạn có thể hiểu là:
– Qa tiếng anh là gì? Qa trong tiếng anh có nghĩa là Quality Assurance. Mang ý nghĩa là “Đảm bảo chất lượng”. Thuật ngữ này được xuất hiện nhiều trong các công ty, với nhiệm vụ nhằm xác định được sản phẩm hay dịch vụ của công ty đó có đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng cụ thể hay không. Đây là một trong những hạng mục vô cùng quan trọng trong các công ty, xí nghiệp sản xuất. Đem đến rất nhiều lợi ích thiết thực đối với các doanh nghiệp trong thời buổi kinh tế hội nhập như hiện nay.
– Qc là gì? Qc trong tiếng anh có nghĩa là Quality Control. Thuật ngữ này mang ý nghĩa là sự kiểm soát chất lượng. Đây có thể được hiểu là khâu kiểm tra chất lượng lần cuối trước khi đưa sản phẩm hoặc dịch vụ cung cấp ra thị trường. QC không tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm hoặc tạo thành sản phẩm. QC chỉ đóng vai trò trong việc kiểm soát chất lượng sản phẩm sau khi hoàn thiện và trước khi đem ra thị trường.
So sánh qa và qc khác nhau như thế nào?
Qa và Qc đều là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong hoạt động của nhiều doanh nghiệp, công ty. Đều liên quan đến chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, việc hiểu chưa đúng bản chất của qa và qc dẫn đến những hiểu lầm không đáng có về thuật ngữ này. Cùng chúng tôi tìm hiểu về sự khác nhau giữa qa và qc. Cũng như những điểm khác biệt của công việc của nhân viên qc và qa là như thế nào?
1: Sự khác nhau về định nghĩa: QA là đảm bảo chất lượng, Còn QC là Kiểm soát chất lượng.
2: Khác nhau về mục đích: QA nhằm mục đích ngăn ngừa những lỗi sai và ngăn ngừa những rủi ro liên quan đến chất lượng. Trong khi QC có mục đích nhằm phát hiện lỗi sai trong sản phẩm và tiến hành sửa chữa chúng.
3: Phạm vi của QA và QC: QA có quy trình làm việc rộng hơn so với QC.
4: Thời điểm áp dụng QC và QA: QA sẽ được thực hiện diễn ra trong suốt quá trình làm sản phẩm. Còn QC chỉ thực hiện sau khi có sản phẩm hoàn thiện.
5: Sự khác nhau giữa các hoạt động của QA và QC trong doanh nghiệp. Đây cũng là điểm khác biệt dễ dàng nhận thấy nhất của Qa và Qc. Các hoạt động có thể kể đến như:
Đối với Qa: Các hoạt động bao gồm: Đảm bảo chất lượng, kiểm toán chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Xác định quy trình. Đồng thời nhận dạng và lựa chọn quy trình sao cho phù hợp. QA cũng cho phép hoạt động đào tạo về quy trình và tiêu chuẩn chất lượng.
Đối với qc: Các hoạt động của QC có thể kể đến bao gồm: Kiểm soát chất lượng, hướng dẫn, thử nghiệm, điều tra, đánh giá kết quả, đưa ra phương án khác.
Chọn nghề QC hay QA sẽ phù hợp với bạn?
Các công việc liên quan đến nghề qc và qa có thể kể đến bao gồm: Nhân viên qa, nhân viên qc, kỹ sư qc, công nhân qc, qa manager là gì, chuyên viên qa,… Do đó, việc lựa chọn và tham gia vào đội ngũ nhân sự của nghề qc và qa được nhiều bạn trẻ tham khảo và lựa chọn. Để biết được nghề QC hay QA sẽ phù hợp với bạn hơn, bạn có thể căn cứ vào các yếu tố như: Các tiêu chí, các kỹ năng cần có của nghề, mức thu nhập, cũng như cơ hội thăng tiến của nghề qc và qa. Cụ thể như sau:
Mức thu nhập, cơ hội thăng tiến của nhân viên qa, qc là như thế nào?
Hiện nay, mức thu nhập của nhân viên qa và qc cũng tương đồng nhau. Giao động trong khoảng 6 -10 triệu đồng/1 tháng. Đương nhiên, đây chỉ là mức lương cơ bản, mặt bằng chung của nhiều công ty, đơn vị hiện nay. Còn nếu như bạn có năng lực cao hơn, chuyên môn giỏi hơn, làm việc hiệu quả hơn. Thì mức thu nhập của nhân viên qa, qc còn có thể tăng cao hơn nữa.
Và đặc biệt, khi đã làm trong môi trường các công ty, doanh nghiệp chuyên nghiệp. Thì bạn cũng sẽ được hưởng những quyền lợi, phúc lợi xã hội khác mà một người lao động đáng được hưởng.
Đương nhiên, nếu như nhiệm vụ của một nhân viên qa hay qc mà bạn hoàn thành tốt và có nhiều sáng kiến trong công việc. Thì cũng có rất nhiều cơ hội thăng tiến được mở ra từ công việc này. Cụ thể như: có thể trở thành trưởng bộ phận qa, qc, quản đốc nhà máy, quản lý… Do đó, bạn chỉ cần trau dồi tốt các kỹ năng, cũng như năng lực chuyên môn, các yêu cầu cần thiết để có thể trở thành một nhân viên qa, qc chất lượng, có năng lực và có chuyên môn cao nhất.
Nhiệm vụ của nhân viên qa là gì? Những kỹ năng, kiến thức cần có ở một qa chuyên nghiệp?
Để trở thành một nhân sự hoạt động và làm việc tại vị trí qa, bạn cần chuẩn bị những kiến thức, kĩ năng cần thiết để có đủ chuyên môn làm việc trong vị trí này. Bạn cần có:
1: Các ngành học phù hợp với vị trí qa
– Ngành quản lý chất lượng: Những kiến thức chuyên ngành khi được đào tạo trong ngành này được cung cấp có thể giúp ích cho bạn khi trở thành qa bao gồm: quản trị chất lượng, kỹ thuật quản trị chất lượng, quản trị công nghệ, đo lường chất lượng..
– Ngành công nghệ thông tin: Các kiến thức về IT và lập trình sẽ giúp bạn có được vị trí làm việc qa như mình mong muốn.
– Trang bị thêm các kiến thức chuyên ngành: ví dụ bạn làm cho công ty tài chính, thì nên trang bị thêm các hiểu biết về tài chính… Điều này sẽ giúp ích được rất nhiều công việc của bạn.
2: Nhiệm vụ, công việc của một qa là gì?
Khi tham gia vào vị trí của một nhân viên qa, bạn cần xác định được những nhiệm vụ, yêu cầu cơ bản khi bắt đầu vào công việc này. Những nhiệm vụ cần làm của một nhân viên qa thường ngày sẽ là:
– Đưa ra đề xuất, quy trình phát triển phù hợp cho sản phẩm để phù hợp với từng dự án khác nhau.
– QA cần đưa ra những tài liệu chính xác, hướng dẫn cả team, cả nhóm nhằm đạt được mục tiêu và kế hoạch chung. Nhằm đảm bảo được đúng nhất chất lượng của sản phẩm.
– Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện quy trình sản xuất sản phẩm. Nhằm kiểm tra xem các bộ phận có vận hành đúng theo quy trình mà đã đề ra hay không.
– Thường xuyên quan tâm, nhắc nhở đội ngũ phát triển thực hiện đúng với quy trình đã đề ra.
– Cần thường xuyên theo dõi và điều chỉnh quy trình sao cho phù hợp với từng yêu cầu của sản phẩm, công ty và doanh nghiệp.
– Báo cáo với lãnh đạo về các nhiệm vụ, công việc đã thực hiện.
3: Tại sao bạn nên thử sức với vị trí nhân viên qa?
Nhân viên qa ( Nhân viên quản lý chất lượng) đóng vai trò vô cùng quan trọng và không thể thiếu được đối với mỗi doanh nghiệp hiện hành. Hiện nay, hầu hết mọi doanh nghiệp sản xuất, hoặc các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ…. cũng đều cần nhân sự trong lĩnh vực này. Các công ty, doanh nghiệp đều có bộ phận qa trong cơ cấu tổ chức. Điều này đã mở ra cơ hội nghề nghiệp vô cùng lớn và rộng mở cho bạn lựa chọn. Công việc này cũng đem đến cho bạn nhiều mối quan hệ, nhiều niềm vui mới. Do đó, bạn hoàn toàn có thể thử sức với vị trí trong phòng qa để làm việc như mong muốn.
Nhiệm vụ của nhân viên QC là gì? Những kỹ năng, kiến thức cần có ở một QC chuyên nghiệp?
1: Các ngành học phù hợp với vị trí qc
Để trở thành một QC ( Nhân viên kiểm soát chất lượng), thì người lao động có thể được đào tạo và học các lĩnh vực, ngành dưới đây để có thể ứng tuyển vào vị trí này. Bao gồm:
– Ngành quản trị chất lượng:
– Ngành công nghệ thông tin
– Ngành công nghệ thực phẩm
– Ngoài ra, bạn cũng có thể tham gia các khóa học ngắn hạn của các công ty uy tín để có thể lấy được chứng chỉ qa, qc để có thể làm việc và phù hợp với vị trí qc mà mình mong muốn.
2: Nhiệm vụ, công việc của một nhân viên qc là gì?
Để trở thành một nhân viên qc, bạn hoàn toàn có thể làm việc được ở cả 3 vị trí bao gồm: nhân viên kiểm soát chất lượng đầu vào, nhân viên kiểm soát chất lượng đầu ra, và nhân viên kiểm soát quá trình sản xuất.( nhân viên qa và qc) Đối với mỗi vị trí, sẽ có những nhiệm vụ đặc thù riêng, tuy nhiên, về cơ bản có những nhiệm vụ của 1 qc cần làm bao gồm:
– Kiểm tra chất lượng nguyên liệu đầu vào, cũng như kiểm tra chất lượng sản phẩm đầu ra.
– Giải quyết các vấn đề phát sinh
– Kiểm soát chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất
– Tham gia vào quá trình tổ chức, phát triển sản phẩm mới.
– Thiết lập các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng sản phẩm
– Tham gia giải quyết khiếu nại của khách hàng về chất lượng của sản phẩm
3: Tại sao bạn nên thử sức với vị trí nhân viên qc?
Để trở thành và làm việc tại vị trí nhân viên kiểm soát chất lượng. Bạn cần được trang bị những kiến thức chuyên môn. Đồng thời, được trang bị thêm các kĩ năng mềm cơ bản. Sẽ giúp bạn có thể đáp ứng được mong muốn về vị trí làm việc của qc. Việc cần đến và sử dụng một bộ phận qc chuyên nghiệp. Và làm việc hiệu quả rất cần thiết trong mọi doanh nghiệp hiện hành. Do đó, đây cũng là một vị trí làm việc, một công việc được đánh giá là rất tiềm năng. Cũng mang lại nhiều cơ hội tốt cho bạn.
Hy vọng rằng với những thông tin chi tiết về nhân viên qa và qc nêu trên. Cũng như nghề qa và qc hiện nay cần những gì… Đây sẽ là thông tin vô cùng hữu ích và cần thiết để bạn tham khảo. Mọi yêu cầu tư vấn vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ:
VĂN PHÒNG CHỨNG NHẬN QUỐC TẾ – G-GLOBAL
Văn phòng Hà Nội: BT05 – Khu đô thị Dịch Vọng – Q. Cầu Giấy – Hà Nội
Văn phòng HCM: 65/270 Phan Đình Phùng – Q. Phú Nhuận – Tp. Hồ Chí Minh
Website: https://chungnhanquocte.com
Email: chungnhanGGlobal@gmail.com
Hotline: 0985.422.225