Hiểu đúng về QA là gì? QC là gì? So sánh sự khác biệt

QA và QC là được biết đến là 2 khía cạnh liên quan đến việc quản lý chất lượng. Vì vậy, 2 thuật ngữ này thường bị sử dụng nhầm lẫn với nhau và được sử dụng thay thế cho nhau. Và nghĩ chúng là 1 vai trò như nhau. Trong nội dung dưới đây, chúng tôi sẽ cùng bạn hiểu đúng về khái niệm QA là gì? QC là gì? Cũng như tìm ra được điểm khác biệt, so sánh giữa 2 khái niệm này.

Hiểu đúng về khái niệm QA là gì và QC là gì?

QC là gì? QC là viết tắt của từ Quality Control: (Kiểm soát chất lượng) Là một tập hợp các hoạt động nhằm để đảm bảo chất lượng trong sản phẩm. Các hoạt động này thường tập trung vào việc xác định các khiếm khuyết của các sản phẩm thực tế được sản xuất.

Khái niệm Qa & Qc

QA là gì? QA là viết tắt của từ Quality Assurance: ( Đảm bảo chất lượng) Là một tập hợp các hoạt động để đảm bảo chất lượng trong các quy trình phát triển sản phẩm.

Trong hệ thống quản lý chất lượng, cả QA và QC đều hướng đến việc quản lý chất lượng tốt nhất. Trong khi QC thì chú trọng vào việc thực hiện các yêu cầu về quản lý chất lượng. Cũng như chịu trách nhiệm việc kiểm soát quá trình tạo ra sản phẩm nhờ vào việc quản lý chặt chẽ các yếu tố như máy móc, các trang thiết bị hiện đại, hoặc các yếu tố liên quan đến nguyên nhiên liệu đầu vào, môi trường sản xuất hay nhân sự.

Thì QA lại tập trung vào việc hoạch định, xây dựng tài liệu, nhằm tạo ra một hệ thống tiêu chuẩn chung nhất về chất lượng sản phẩm để mọi người cùng hiểu và thực hiện để đảm bảo được chất lượng đầu ra. Nhờ đó, mà QA nhận diện được những hoạt động không phù hợp cho sản phẩm. Và nhanh chóng loại bỏ được những điều không phù hợp này khỏi quy trình sản xuất và làm việc.

So sánh điểm giống và khác biệt giữa QA và QC

Trong quy trình sản xuất, QA và QC được sử dụng khá thường xuyên. Tuy nhiên lại có rất nhiều nhầm lẫn về khái niệm này. Để giúp bạn phân biệt được rõ hơn về điểm giống và khác biệt giữa qa và qc, thì những so sánh dưới đây sẽ rất hữu ích dành cho bạn:

So sánh qa và qc

Điểm giống nhau giữa QC và QA

Điểm giống nhau đó là QA và QC đều là những thành phần quen thuộc trong quy trình sản xuất. Và thuộc về hệ thống quản lý chất lượng. Cả 2 đều hướng đến việc tạo nên những sản phẩm chất lượng hơn và giá trị hơn. Để nhằm đáp ứng được tốt nhất những nhu cầu và kỳ vọng của khách hàng về sản phẩm.

Tuy nhiên, việc hiểu rõ về bản chất, cũng như sự khác biệt của 2 khái niệm này sẽ giúp bạn hiểu rõ và phân biệt được QA và QC.

Điểm khác biệt giữa QA và QC là gì?

Sự khác biệt giữa qc và qa được thể thể hiện trên các phương diện cơ bản như:

+ Về mục tiêu chính; Mục tiêu chính của QA là Ngăn ngừa các khuyết tật và sai lầm, trong khi đó, mục tiêu chính của QC là sửa chữa các khuyết tật và sai lầm.

+ Về mục đích: QA có mục đích cải thiện là chính, phát triển và thử nghiệm để các lỗi không phát sinh khi sản phẩm đang được phát triển. QA tập trung vào cải thiện. Trong khi đó, QC có mục đích là xác định các lỗi sau khi sản phẩm được phát triển và trước khi sản phẩm được giao đến khách hàng. QC tập trung vào quá trình phát hiện lỗi.

+ Sự khác nhau về cách thực hiện: QA sẽ thiết lập được một hệ thống quản lý chất lượng tốt. Đồng thời đánh giá được tính phù hợp của hệ thống quản lý chất lượng đó. QA đánh giá định kỳ theo hệ thống để nhằm đảm bảo duy trì được hệ thống quản lý chất lượng. Còn QC được hiểu là hoạt động tìm kiếm và loại bỏ các nguồn vấn đề chất lượng thông qua các công cụ và thiết bị. Có thể là các thiết bị như dưỡng đo, thước kiểm tra, máy móc…

+ Sự khác nhau về cụ thể để làm gì?: QA dùng để phòng ngừa các vấn đề liên quan đến chất lượng thông qua các hoạt động có kế hoạch, có hệ thống và chắc chắn được tài liệu hóa ra để tất cả mọi người có thể sử dụng được chứ không thể truyền miệng được. Còn QC được biết đến là hoạt động nhằm để kiểm tra nhằm đạt được chất lượng và duy trì chất lượng sản phẩm, cũng như quy trình và dịch vụ liên quan đến sản phẩm đó.

+ Sự khác nhau về đối tượng chịu trách nhiệm giữa QA và QC: Giữa QA và QC còn có sự khác nhau giữa người chịu trách nhiệm. Ở QA, người chịu trách nhiệm cho qa là tất cả mọi người trong nhóm. Và tất cả những người khi tạo ra sản phẩm đều cần có trách nhiệm. Còn đối tượng chịu trách nhiệm của qc là nhóm cụ thể. Rất nhiều công ty sẽ phân cho 1 nhóm cụ thể nào đó đảm nhiệm vai trò của qc. Như các nhóm kiểm tra đầu vào, nhóm kiểm tra đầu ra, … hay còn được gọi là kiểm tra viên.

Các thuật ngữ hay dùng liên quan đến QA bao gồm : Đánh giá và xác minh. Nhằm xác minh một hệ thống có đảm bảo chất lượng tiêu chuẩn hay không. Trong khi đó, thuật ngữ được dùng liên quan đến QC là Xác nhận và kiểm tra. Như kiểm tra xem sản phẩm đó có đạt tiêu chuẩn chất lượng hay không. Xác nhận chất lượng sản phẩm đó trước khi đến tay với khách hàng hoặc người tiêu dùng.

+ Sự khác nhau về công cụ thống kê. QA sẽ áp dụng phương pháp thống kê ( SPC) nhằm kiểm soát quá trình bằng việc thống kê. Ngược lại, thì QC sẽ áp dụng phương pháp kiểm soát chất lượng theo phương pháp thống kê (SQC). Khi đó, sẽ áp dụng các công cụ thống kê vào các sản phẩm hoàn chỉnh.

+ QA được xem như một công cụ quản lý, giúp đảm bảo hoạt động và vận hành cho cả một hệ thống. Trong khi đó, QC là một công cụ phản ứng. Công cụ có khả năng phát hiện và khắc phục.

+ Khác biệt về đối tượng tiếp cận của QC và QA: QA sẽ được tiếp cận theo quá trình, còn QC sẽ được tiếp cận theo hướng từng sản phẩm riêng lẻ.

Với những điểm khác biệt và qc và qa nêu trên, hy vọng rằng, bạn sẽ hiểu được rõ hơn về 2 khái niệm này. Mặc dù là 2 thành phần quan trọng có gắn bó mật thiết với nhau trong quy trình chất lượng nhưng vai trò và vị trí của 2 công việc, vị trí này rất khác nhau. Để hiểu rõ hơn, thì chúng ta cùng tìm hiểu thêm về nhân viên qa qc là gì, nghề qa qc, cũng như những yêu cầu cần thiết đối với vị trí này .

Nhân viên qa qc là gì? Những yêu cầu cần thiết đối với nghề qa và qc?

Nghề Qa và Qc ngày càng trở nên phổ biến và được nhiều bạn trẻ yêu thích. Định hướng nghề nghiệp và phát triển chuyên nghiệp trong công việc này. Chính vì thế, những thông tin hữu ích liên quan đến nhân viên qa qc dưới đây sẽ vô cùng hữu ích và cần thiết đối với bạn tham khảo:

Tìm hiểu về ngành QA- QC

Nhân viên qa là gì?

Nhân viên qa, hay phòng qa ( Bộ phận qa) là một vị trí trong công ty, đảm nhiệm các vai trò và nhiệm vụ như sau:

Nhân viên qa là gì?

+ Xây dựng, phát triển và triển khai tiêu chuẩn quản lý chất lượng phù hợp với mỗi sản phẩm, hoặc ngành nghề của đơn vị.

+ Tiến hành chuẩn bị và triển khai các chính sách, thủ tục nhằm đảm bảo được chất lượng.

+ Tiến hành triển khai hoạt động kiểm tra định kì, cũng như hoạt động kiểm tra chất lượng

+ Nhiệm vụ của bộ phận qa là phối hợp với qc để giám sát quá trình kiểm định. Nhằm để đúng với tiêu chuẩn chất lượng đưa ra.

+ Nhiệm vụ của qa cũng là thiết lập hồ sơ kiểm định chất lượng. Đồng thời tạo được báo cáo kiểm toán chính xác.

+ Giúp xây dựng tài liệu hướng dẫn vận hành, cũng như tham gia đào tạo các tiêu chuẩn cho các bộ phận có liên quan.

+ Qa cũng có nhiệm vụ quan trọng trong việc giám sát các hoạt động sản xuất và đưa ra sự điều chỉnh kịp thời với các sản phẩm hiện đang được sản xuất thực tế.

+ Đặc biệt, trong các doanh nghiệp, qa cũng có nhiệm vụ trong việc thảo luận. Và đưa ra và giải quyết các vấn đề có liên quan. Đồng thời cũng như đưa ra phương án để cải tiến hệ thống kiểm định chất lượng, dịch vụ. Để có được sự tốt nhất và hoàn thiện nhất.

Với những nhiệm vụ đó, rất nhiều bạn trẻ đã và đang nỗ lực hàng ngày để có thể ứng tuyển vào vị trí qa trong các doanh nghiệp. Để có thể làm việc được tốt nhất trong vị trí này, một nhân viên qa cũng cần có các kỹ năng cần thiết.

Những yêu cầu cần thiết đối với nghề qa?

Nghề qa cần những yêu cầu liên quan đến kỹ năng, kiến thức.. Một số yêu cầu liên quan đến công việc qa mà khi là một nhân viên qa cần phải có bao gồm:

Những yêu cầu cần thiết với Qa là gì?

–          Nhân viên qa cần có kĩ năng giao tiếp tốt

–          Nhân viên qa cần có kĩ năng phân tích số liệu

–          Công việc qa cần có kỹ năng tư duy logic và có hệ thống

–          Có kỹ năng xử lý vấn đề

–          Có tính tỷ mỉ, cẩn thận, trách nhiệm với công việc.

–          CÓ hiểu biết chuyên sâu về hệ thống quản lý của phần mềm

–          Qa cũng cần có kĩ năng trong việc quản lý thời gian.

Với những kỹ năng cần thiết như trên, bạn hoàn toàn có thể ứng tuyển vào vị trí nhân viên kiểm soát chất lượng (qa) rồi đó. Khi đó, bạn cũng sẽ làm việc trong bộ phận Qa, phòng qa theo như mong muốn.

Nhân viên qc là gì?

Công việc qc là gì, nhiệm vụ của nhân viên qc là gì? Đây là câu hỏi cũng được nhiều bạn trẻ có mong muốn tìm kiếm và lựa chọn sử dụng. Qc trong từng công ty, doanh nghiệp, ngành nghề, hay lĩnh vực… có có yêu cầu chi tiết khác nhau. Nhưng về cơ bản thì cũng cần đảm bảo được các nhiệm vụ như:

+ Nhân viên qc cần thực hiện đánh giá chất lượng. Đánh giá tất cả các thành phần, sản phẩm chuẩn bị đưa ra trên thị trường. Và cần đánh giá cả chất lượng của nguyên liệu đầu vào.

+ Nhiệm vụ của bộ phận qc là xem xét và đối chiếu các kế hoạch. Cũng như thông số tiêu chuẩn của sản phẩm so với thiết kế.

+ ĐỒng thời, qc có nhiệm vụ trong việc kiểm soát chất lượng.  Đồng thời xử lý các vấn đề liên quan.

+ QC cũng giúp cho việc hỗ trợ hướng dẫn đội sản xuất về các tiêu chuẩn. Điều này nhằm kiểm tra chất lượng sản phẩm, chất lượng sản xuất tốt hơn.

Với những nhiệm vụ như thế, để ứng tuyển được vào phòng qc của các doanh nghiệp. Bạn cần có được các tố chất, kĩ năng như sau:

Những yêu cầu cần thiết đối với nghề qc?

Muốn hoạt động trong nghề qc, bạn cần có một số kĩ năng cơ bản như:

–          Kỹ năng code

–          Kỹ năng giám sát, quản lý

–          Kỹ năng xử lý tình huống

–          Yêu cầu về tính tỉ mỉ, cẩn thận

–          Kĩ năng giao tiếp linh hoạt

Hy vọng rằng, với những thông tin đầy đủ về qa và qc nêu trên. Bạn sẽ có được cái nhìn đầy đủ nhất về vai trò, cũng như nhiệm vụ của vị trí này. Đồng thời hiểu thêm về nhiệm vụ mà bộ phận qa và qc cần có. Để có được vị trí phù hợp ở trong mỗi doanh nghiệp, công ty hiện nay.

☎️0985.422.225
✅Nhận chứng chỉ nhanh
⭐️Chi phí thấp

Share:

Bài viết liên quan

Tư vấn từ Gglobal
G

0985 422 225

chat zalo
Nhận báo giá chứng nhận ISO

Quý khách vui lòng để lại thông tin để nhận báo giá tốt nhất từ chúng tôi [recaptcha size:compact]


    X
    Liên hệ nhận báo giá