7 Quy định về công bố thực phẩm chức năng bạn cần biết?

Các tổ chức, cá nhân muốn lưu thông thực phẩm chức năng ra ngoài thị trường cần tiến hành công bố thực phẩm chức năng theo quy định của pháp luật. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu các quy định về công bố thực phẩm chức năng hiện nay thì bài viết này của G-Global sẽ giúp bạn giải quyết được những vấn đề đó!

Hiểu thế nào là thực phẩm chức năng và tại sao cần công bố thực phẩm chức năng?

Thực phẩm chức năng là gì?

Thực phẩm chức năng là gì?

Thực phẩm chức năng là thuật ngữ được hiểu là các sản phẩm tự nhiên. Hoặc các loại thực phẩm sử dụng được bổ sung thêm một số các chức năng ở trong quá trình chế biến. Thực phẩm chức năng thường được biết đến với tác dụng hỗ trợ điều trị các loại bệnh. Hay nhằm mục đích giúp phục hồi và hỗ trợ điều trị các loại bệnh. Hoặc cũng có thể hiểu đơn giản, thực phẩm chức năng mang đến cho con người cảm giác thoải mái và dễ chịu nhất liên quan đến cơ thể và sức khỏe. Từ đó làm tăng sức đề kháng và giảm được nguy cơ mắc các loại bệnh tật nào đó.

Chính vì thế, thực phẩm chức năng còn được gọi với tên gọi khác là thực phẩm thuốc. Tuy nhiên, khái niệm này cần phân biệt với thuốc. Vì các loại thực phẩm chức năng đều không có khả năng chữa bệnh. Thay vào đó, chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh.

Thực phẩm chức năng sẽ được chế biến theo công thức. Và thường sẽ có liều lượng sử dụng rất nhỏ và cũng được chỉ định tương đối rõ rệt. Người dùng có thể sử dụng thường xuyên hoặc sử dụng theo liều lượng phù hợp dưới sự tư vấn của bác sĩ và người có chuyên môn.

Tại sao cần công bố thực phẩm chức năng?

Việc công bố thực phẩm chức năng vô cùng quan trọng và cần thiết. Bởi những lý do như sau;

+ Pháp luật yêu cầu phải công bố thực phẩm chức năng. Công bố hợp quy và phù hợp quy định an toàn thực phẩm trong thông tư số 43/2014/TT-BYT.

+ Công bố thực phẩm chức năng giúp bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng tốt nhất.

+ Công bố thực phẩm chức năng cũng có tác dụng trong việc xây dựng và tạo dựng được thương hiệu.

+ Giúp nâng cao khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp.

+ Giúp ổn định chất lượng sản phẩm tốt nhất

+ Giúp nhà sản xuất kiểm soát tốt được chất lượng thực phẩm chức năng

+ Giúp sản phẩm thực phẩm chức năng chiếm được ưu thế cạnh tranh hơn so với thực phẩm chức năng cùng loại chưa được công bố và chứng nhận.

Chủ thể để tiến hành công bố thực phẩm chức năng là ai?

Chủ thể tiến hành công bố thực phẩm chức năng là ai? Sẽ bao gồm những đối tượng nào?

Chủ thể công bố thực phẩm chức năng?

–          Chủ thể có trách nhiệm để tiến hành công bố sản phẩm chức năng và tổ chức, cá nhân nhằm chịu trách nhiệm để đưa sản phẩm ra thị trường.

–          Các tổ chức, cá nhân cần tiến hành công bố và phải chịu trách nhiệm với tính an toàn. Chịu trách nhiệm với tính hiệu quả và chất lượng sản phẩm chức năng đó có trên thị trường.

–          Tổ chức và cá nhân tiến hành công bố cần phải có chức năng kinh doanh thực phẩm chức năng tại Việt Nam.

Thủ tục quy định về công bố thực phẩm chức năng là gì?

Các quy định về công bố thực phẩm chức năng vô cùng quan trọng và cần thiết để doanh nghiệp nắm rõ. Khi bạn có ý định công bố thực phẩm chức năng, thì cần phải có các tổ chức, cá nhân nắm rõ các quy định của nhà nước. Những quy định về công bố thực phẩm chức năng bạn cần biết sẽ bao gồm:

1: Đối tượng thực hiện thủ tục công bố thực phẩm chức năng nhập khẩu

Là các tổ chức, cá nhân sản xuất, chế biến hoặc việc nhập khẩu thực phẩm chức năng từ nước ngoài về để có thể tiêu thụ được trên thị trường việt Nam.

2: Các cơ quan có thẩm quyền quy định về công bố thực phẩm chức năng

Theo quy định, thì Cục an toàn thực phẩm – Bộ y tế chính là cơ quan nhà nước sẽ có thẩm quyền trong việc quy định về công bố sản phẩm thực phẩm chức năng.

3: Về cách nộp hồ sơ công bố thực phẩm chức năng

Sau khi chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ thủ tục công bố thực phẩm chức năng. Thì bạn sẽ tiến hành việc gửi hồ sơ qua đường bưu điện hay có thể nộp trực tiếp đến cục an toàn vệ sinh thực phẩm theo tiêu chuẩn yêu cầu.

4: Về số lượng hồ sơ:

Số lượng hồ sơ sẽ bao gồm: 2 bộ hồ sơ công bố hợp quy và bao gồm 1 bộ hồ sơ pháp lý chung.

5: Thời gian thực hiện giải quyết

Thời gian thực hiện giải quyết về công bố thực phẩm chức năng sẽ kéo dài trong khoảng 7 ngày làm việc. Nếu trong trường hợp hồ sơ, thủ tục cung cấp thiếu hoặc sai thì có thể kéo dài thêm thời gian thực hiện giải quyết.

6: Kết quả của việc thực hiện thủ tục quy định về công bố thực phẩm chức năng

Sau khi đã tiến hành thẩm định và chấp nhận hồ sơ. Cơ quan có thẩm quyền sẽ trả lại kết quả công bố dưới dạng giấy tờ tiếp nhận bản công bố hợp quy sản phẩm. Hoặc giấy công bố phù hợp với các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm.

7: Tiến hành trả phí lệ phí

Tìm hiểu hồ sơ công bố thực phẩm chức năng sẽ bao gồm những loại giấy tờ nào?

Thủ tục và hồ sơ công bố thực phẩm chức năng cần thiết đối với nhiều doanh nghiệp đang chuẩn bị tiến hành công bố sản phẩm. Những loại giấy tờ cần có trong hồ sơ công bố thực phẩm chức năng sẽ bao gồm những vấn đề như sau:

Đối với thực phẩm chức năng sản xuất trong nước

Đối với các loại thực phẩm chức năng được sản xuất ở phạm vi trong nước. Thì các hồ sơ công bố thực phẩm chức năng sản xuất trong nước sẽ được bao gồm các loại giấy tờ như sau:

  •         Là sẽ bao gồm giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp đó, của công ty hay nhà sản xuất ra sản phẩm đó.
  •         Sẽ bao gồm tờ giấy chứng nhận chứng minh được cơ sở đủ điều kiện vệ sinh và an toàn thực phẩm
  •         Hồ sơ cũng bao gồm cả giấy chứng nhận HACCP hoặc chứng nhận ISO 22000 (nếu có)
  •         Gửi mẫu sản phẩm thực phẩm chức năng
  •         Bản giải trình đưa ra các công dụng chính hay toàn bộ của sản phẩm thực phẩm chức năng đó.
  •         Hồ sơ cũng bao gồm các loại tài liệu có chứng minh được các công dụng của sản phẩm

Hồ sơ Đối với việc công bố thực phẩm chức năng nhập khẩu

Hồ sơ công bố thực phẩm chức năng nhập khẩu?

Các loại thực phẩm chức năng nhập khẩu về Việt Nam cũng cần phải tiến hành công bố theo pháp luật việt nam. Hồ sơ nhằm công bố thực phẩm chức năng nhập khẩu sẽ bao gồm:

  •         Bao gồm giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của thương nhân Việt Nam. Hoặc là Giấy phép thành lập văn phòng đại diện của công ty sản xuất nước ngoài ( nộp giấy bản sao có công chứng)
  •         Bao gồm giấy chứng nhận sản phẩm lưu hành tự do (CFS) hoặc giấy chứng nhận y tế của sản phẩm
  •         Bản giấy tiêu chuẩn cơ sở do thương nhân ban hành có hiệu lực
  •         Mẫu sản phẩm hoặc mẫu nhãn dán sản phẩm hoặc ảnh chụp nhãn sản phẩm
  •         Các loại giấy chứng nhận phân tích thành phần sản phẩm.
  •         Giấy chứng nhận HACCP hoặc giấy chứng nhận ISO 22000 (không bắt buộc có).

Hồ sơ đối với thực phẩm chức năng đặt gia công bao gồm:

  •         Mẫu Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
  •         Mẫu giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm của đơn vị gia công
  •         Giấy chứng nhận HACCP/ ISO 22000 của đơn vị gia công (nếu có)
  •         Hợp đồng gia công
  •         Mẫu sản phẩm
  •         Bản giải trình công dụng của sản phẩm
  •         Tài liệu chứng minh đặc hiệu, công dụng và tính an toàn của sản phẩm

Hy vọng rằng, những thông tin trên đây sẽ giúp bạn hiểu được thủ tục và quy định công bố thực phẩm chức năng cần thiết và hữu ích nhất. Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ:

☎️0985.422.225
✅Nhận chứng chỉ nhanh
⭐️Chi phí thấp

Share:

Bài viết liên quan

Tư vấn từ Gglobal
G

0985 422 225

chat zalo
Nhận báo giá chứng nhận ISO

Quý khách vui lòng để lại thông tin để nhận báo giá tốt nhất từ G-Global


    X