TỔNG QUAN VỀ CHỨNG CHỈ ISO 27001
Chứng chỉ ISO 27001 là loại chứng chỉ phù hợp với mọi quy mô của tổ chức và áp dụng được với mọi lĩnh vực kinh tế trên toàn thế giới. Vậy chứng chỉ ISO 27001 là gì? Tại sao cần phải áp dụng nó? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tổng quan về chứng chỉ ISO 27001.
Khái niệm chứng chỉ ISO 27001
ISO 27001 là hệ thống tiêu chuẩn của Anh về hệ thống quản lý an ninh thông tin.
Thông tin là một phần vô cùng quan trọng của mỗi tổ chức, doanh nghiệp và những tiêu chuẩn mà ISO 27001 đưa ra các phương pháp đánh giá việc theo dõi; bảo vệ và quản lý hệ thống thông tin, dữ liệu. Điều này giúp cho các tổ chức, doanh nghiệp không bị rơi vào tình trạng mất dữ liệu, thông tin gây ra sự cố và trầm trọng hơn có thể khiến tổ chức, doanh nghiệp sụp đổ.
Chứng chỉ ISO 27100 giúp quản lý an ninh thông tin
Thông tin ở đây bao gồm những dữ liệu được lưu lại dưới dạng điện tử hoặc các dữ liệu đã được in ra (hay còn gọi là dữ liệu mềm và dữ liệu cứng).
Thông qua việc áp dụng chứng chỉ ISO 27001, tổ chức, doanh nghiệp sẽ xác định được loại thông tin và xác định các mối nguy, mối đe dọa. Sau đó có thể thiết lập hệ thống, thiết lập sự kiểm soát cũng như các quy trình để giảm thiểu các mối nguy, các mối đe dọa.
ISO 27001 phù hợp với mọi quy mô của tổ chức, doanh nghiệp và cũng được áp dụng ở mọi lĩnh vực kinh tế khác nhau.
Lợi ích của chứng chỉ ISO 27001 mang lại cho tổ chức, doanh nghiệp
Chứng chỉ ISO 27001 mang lại rất nhiều lợi ích cho hoạt động của các tổ chức, doanh nghiệp:
– Thông tin chính xác: thông tin chính xác là yếu tố quyết định sống còn của bất cứ tổ chức hay doanh nghiệp nào. Nhưng việc năm bắt và kiểm soát được thông tin chính xác thường khó khăn và không bền vững. Chứng chỉ ISO 27001 sẽ giúp các tổ chức, doanh nghiệp quản lý thông tin một cách hiệu quả hơn.
– Thúc đẩy quan hệ đối tác:
Hiện nay, các tổ chức, doanh nghiệp càng gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát thông tin của mình, đặc biệt là việc thông tin tới nhà cung cấp hoặc khách hàng của mình. Các quy tác và hệ thống đánh giá theo tiêu chuẩn ISO 27001 sẽ giúp tổ chức và doanh nghiệp kiểm soát được các vấn đề trên, từ đó giúp thúc đẩy quan hệ với đối tác hoặc khách hàng.
– Quản lý thông tin, dữ liệu ở phạm vi rộng: nếu như trước đây, ISO 27001 được biết đến là tiêu chuẩn đánh giá trong lĩnh vực công nghệ thông tin thì hiện nay, tiêu chuẩn này đã được mở rộng phạm vi áp dụng và bao quát toàn bộ hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp: từ nhân viên vệ sinh cho đến giám đốc điều hành.
– Tăng năng lực hoạt động: khi áp dụng các tiêu chuẩn chứng nhận ISO 27001, các hoạt động của tổ chức, công ty sẽ được vận hành một cách chuyên nghiệp hơn.
– Tăng khả năng trúng thầu và cơ hội ký kết hợp đồng
Khi tìm hiểu đối tác hay nhà cung cấp của mình, khách hàng thường tìm hiểu rất kỹ hồ sơ năng lực. Thường là họ sử dụng các tiêu chí quản lý và tiêu chí áp dụng ISO 27001 là thước đo xem tổ chức, doanh nghiệp có phải là đối tác đáng tin cậy hay không? Nếu tổ chức, doanh nghiệp có đầy đủ những tiêu chí trên thì khả năng trúng thầu và cơ hội ký kết hợp đồng sẽ cao hơn các đối thủ khác.
– Tăng lợi nhuận
Các sự cố đối với dữ liệu thông tin đều khiến các tổ chức, doanh nghiệp tốn kém về thời gian và tiền bạc. Khi áp dụng các tiêu chuẩn ISO 27001, tổ chức và doanh nghiệp không chỉ quản lý tốt hơn dữ liệu thông tin của mình mà còn chủ động xác định được các sự cố và rủi ro tiềm ẩn. Từ đó giúp các tổ chức, doanh nghiệp đảm bảo thông tin đúng được cung cấp đúng thời điểm, đúng địa điểm và đúng đối tượng.
Và rất nhiều lợi ích khác !
Hiện trạng áp dụng tiêu chuẩn ISO 27001 tại Việt Nam
Nhận thức được tầm quan trọng trong việc áp dụng ISO 27001, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển có trình độ ứng dụng công nghệ thông tin chưa cao nên phải thường xuyên đối mặt với nhiều nguy cơ bị thất thoát thông tin, ở Việt Nam đã có nhiều doanh nghiệp tham gia thực hiện tiêu chuẩn ISO 27001.
Đến hết năm 2012, Việt Nam đã có 249 doanh nghiệp được cấp chứng chỉ ISO 27001. Con số này tại Việt Nam khá khiêm tốn so với các nước trong khu vực như: Nhật Bản (53290 chứng nhận), Malaixia (759 chứng nhận), Trung Quốc (8294 chứng nhận).
ĐIỀU KIỆN ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC CHỨNG NHẬN ISO 27001:2013
ĐIỀU KIỆN 1: Đào tạo; xây dựng tài liệu và áp dụng ISO 27001 vào Doanh nghiệp
Doanh nghiệp sẽ cần thực hiện các công việc sau:
- Tìm hiểu và đào tạo ISO 27001:2013.
- Xây dựng tài liệu; quy trình; biểu mẫu theo yêu cầu của ISO 27001:2013.
- Áp dụng hệ thống tài liệu, quy trình này vào doanh nghiệp.
- Duy trì vận hành hệ thống quản lý theo ISO 27001:2013.
Đây là những công việc quan trọng và khó khăn nhất của Doanh nghiệp. Để thực hiện được các nội dung này. Doanh nghiệp có 02 sự lựa chọn. Đó chính là tự thực hiện và thuê tổ chức tư vấn ISO thực hiện.
Doanh nghiệp sẽ tự mình tìm hiểu và áp dụng ISO 27001:2013
Với sự phổ biến của Internet, Doanh nghiệp hoàn toàn có thể tự mình tìm hiểu về ISO 27001; Tìm hiểu về cách xây dựng tài liệu. Doanh nghiệp cũng có thể tự lên kế hoạch xây dựng ISO 27001.
Việc tự mình tìm hiểu và xây dựng ISO 22000 không phải là nhiệm vụ bất khả thi. Tuy nhiên cách này cũng cần điều kiện và khó khăn nhất định.
Xem bài viết “Giới thiệu Tiêu chuẩn ISO 27001” của chúng tôi tại đây để hiểu về ISO 27001
Để thực hiện được việc này; Doanh nghiệp phải có những điều kiện sau:
1./ Có nhân sự hiểu biết hoặc từng vận hành, kinh nghiệm về xây dựng áp dụng ISO 27001./
2./ Lãnh đạo quyết tâm; hiểu về ISO ISO 27001 và phải theo dõi sát việc triển khai./
3./ Các đội ngũ lãnh đạo, quản lý phải dành thời gian cho việc xây dựng và áp dụng ISO 27001./
4./ Doanh nghiệp phải có người có thể đào tạo được về ISO ISO 27001./
5./ Nguồn lực, thời gian, chi phí thực hiện phải được đáp ứng phù hợp.
Lợi ích khi Doanh nghiệp tự áp dụng ISO 27001
Việc tự mình tìm hiểu và áp dụng ISO 27001 sẽ có những lợi ích nhất định cho Doanh nghiệp. Ví dụ như:
– Giảm chi phí khi thuê tổ chức tư vấn;
– Hiểu rõ các quy trình, hoạt động của mình nhất;
– Tận dụng tối đa nhân lực của tổ chức;
– Không quá phụ thuộc vào đơn vị tư vấn;
– Chủ động thay đổi cho phù hợp với chính mình.
Khó khăn và cản trở khi Doanh nghiệp tự áp dụng ISO 27001
Bên cạnh đó, khó khăn sẽ gặp phải với Doanh nghiệp khi triển khai ISO 27001. Đặc biệt là việc không hiểu rõ yêu cầu tiêu chuẩn dẫn tới áp dụng sai.
Ngoài ra Doanh nghiệp còn gặp một số khó khăn như: mất kinh phí cho các hoạt động khác không hiệu quả; nhân sự tham gia vào xây dựng hệ thống giảm năng suất chuyên môn; nhân sự không có kinh nghiệm xây dựng quy trình dẫn tới mất thời gian và công sức…
Trên thực tế, Doanh nghiệp lựa chọn tự áp dụng cũng sẽ là một bài toán không hề dễ dàng.
Cách thứ 2, Doanh nghiệp thuê 01 đơn vị tư vấn ISO 27001 hỗ trợ xây dựng và áp dụng ISO.
Để giải quyết các khó khăn khi tự mình áp dụng ISO. Doanh nghiệp có thể thuê 01 đơn vị tư vấn ISO 27001 chuyên nghiệp.
Việc thuê đơn vị tư vấn sẽ giúp Doanh nghiệp tận dụng được kinh nghiệp, hiểu biết của tổ chức tư vấn; không mất quá nhiều thời gian tự tìm hiểu; được đào tạo bởi tổ chức tư vấn.
Đơn vị tư vấn sẽ có các nhân sự và kinh nghiệm xây dựng ISO một cách bài bản. Tổ chức tư vấn cũng sẽ có kế hoạch cụ thể để triển khai cho Doanh nghiệp.
Vấn đề của Doanh nghiệp bây giờ là lựa chọn tổ chức tư vấn ISO 27001 nào là phù hợp nhất ? Chi phí như thế nào ?
Doanh nghiệp có thểể tham khảo bài viết dưới đây để biết cách áp dụng Hệ thống quản lý an toàn thông tin ISO 27001:2013
- Xem thêm: 16 bước áp dụng ISO 27001:2013 cho Doanh nghệp
ĐIỀU KIỆN 3: Lưu trữ hồ sơ hoạt động theo hệ thống quản lý khoảng 3 tháng
Để có thể chứng minh được việc Doanh nghiệp đã áp dụng đúng theo các yêu cầu tiêu chuẩn. Doanh nghiệp cần 01 khoảng thời gian nhất định để vận hành hệ thống đã xây dựng. Việc vận hành này thường cần tối thiểu 03 tháng.
Doanh nghiệp sẽ phải lưu trữ toàn bộ hồ sơ về việc vận hành hệ thống của mình. Hồ sơ này là sự chứng minh về việc áp dụng của Doanh nghiêp.
Đây cũng là các bằng chứng để các Tổ chức chứng nhận đánh giá tại giai đoạn sau.
ĐIỀU KIỆN 4: Đăng kí dịch vụ và thực hiện chứng nhận ISO 27001 tại 01 tổ chức chứng nhận.
Tổ chức chứng nhận là tổ chức thực hiện đánh giá và cấp chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn ISO 27001. Về nguyên tắc, mọi chứng chỉ ISO 22000 đều có giá trị như nhau không phân biệt tổ chức nào tiến hành cấp.
Công ty có quyền lựa chọn bất kỳ tổ chức nào trong số các tổ chức chứng nhận có năng lực.
QUY TRÌNH TƯ VẤN ISO 22000
G-GLOBAL là một đơn vị tư vấn ISO với kinh nghiệm tư vấn cho hàng trăm doanh nghiệp. Chúng tôi cũng đã có 01 quy trình tư vấn riêng cho mình. G-GLOBAL xin giới thiệu các công việc trong 01 Dự án tư vấn.
Việc thực hiện cơ bản theo bước này, sẽ mang lại hiệu quả cho Doanh nghiệp muốn áp dụng và đạt chứng nhận ISO 22000.
Dưới đây là các phần công việc G-GLOBAL sẽ thực hiện.
1. Khảo sát và đánh giá thực trạng của Doanh nghiệp.
Để bắt đầu triển khai dự án tư vấn; Tổ chức tư vấn sẽ tiến hành khảo sát và đánh giá thực trạng của Doanh nghiệp.
Nội dung khảo sát thông thường là: cơ sơ vật chất; nhân sự; các quá trình sản xuất; các tài liệu, biểu mẫu đang có của Doanh nghiệp.
Từ việc đánh giá này G-GLOBAL sẽ xác định được chi tiết kế hoạch triển khai của Dự án. Các công việc và nội dung đào tạo cần thực hiện.
2. Thành lập ban ISO 27001 Ban An toàn thông tin.
G-GLOBAL sẽ cùng với Doanh nghiệp lựa chọn nhân sự và thành lập Ban ISO. Hay có thể là Ban An toàn thực phẩm.
Các thành viên trong Ban ISO bao gồm đại diện các bộ phận của doanh nghiệp. Đây sẽ là ban phụ trách chính và có vai trò quan trọng trong việc áp dụng và vận hành ISO.
Ban này sẽ giữ vai trò soạn thảo tài liệu, tiến hành đánh giá hệ thống nội bộ …
3. Lập kế hoạch chi tiết.
G-GLOBAL sẽ cùng Doanh nghiệp xây dựng kế hoạch chi tiết cho các hạng mục tư vấn.
Kế hoạch chi tiết sẽ bao gồm các công việc phải làm; thời gian; nhân sự tham gia; mục tiêu đạt được…
Xây dựng được kế hoạch càng chi tiết; Doanh nghiệp và G-GLOBAL sẽ càng triển khai dự án hiệu quả.
4. Tiến hành đào tạo nhận thức
Đây là một bước rất quan trọng để có thể triển khai Dự án.
Việc đào tạo nhận thức về ISO 27001 cho Doanh nghiệp sẽ có 02 cấp độ.
Cấp độ 1 là đào tạo nhận thức chung cho toàn bộ công nhân viên. Mục tiêu là tất cả cán bộ, công nhân của Doanh nghiệp nhận thức được ISO 27001 là gì.
Cấp độ 2 là đào tạo cho đội ngũ quản lý. Ngoài nhận thức chung về ISO 27001. Nội dung đào tạo cho đội ngũ này sẽ thêm về cách thức xây dựng, triển khai ISO 27001, các công việc cần thực hiên.
Vì đây là đội ngũ chính sẽ cùng G-GLOBAL thực hiện các phần công việc tiếp theo.
5. Tiến hành soạn thảo hệ thống tài liệu
Đây là việc quan trọng tiếp theo của Dự án tư vấn. Bước này sẽ mất khá nhiều thời gian và công sức của Doanh nghiệp lẫn đơn vị tư vấn.
Dưới sự hướng dẫn của tư vấn, các thành viên trong Ban ISO được phân công sẽ tiến hành soạn thảo các tài liệu theo kế hoạch tư vấn đã thống nhất.
G-GLOBAL sẽ đồng hành sát sao cùng doanh nghiệp trong việc xây dựng các tài liệu này.
Mục tiêu là xây dựng được hệ thống tài liệu của Doanh nghiệp phù hợp với ISO 27001. Đồng thời, mang lại hiệu quả quản lý cho Doanh nghiệp.
Danh mục tài liệu tham khảo tại bài viết: Danh mục tài liệu theo cầu của tiêu chuẩn ISO 27001:2013
Các tài liệu cụ thể sẽ được xác định và xây dựng phù hợp cho từng Doanh nghiệp.
6. Xem xét và phổ biến hệ thống tài liệu
Các tài liệu sẽ được G-GLOBAL và lãnh đạo doanh nghiệp xem xét. Việc xem xét này sẽ diễn ra liên tục từ lúc xây dựng cho đến khi đưa vào áp dụng.
Sau khi doanh nghiệp ký ban hành cho toàn bộ tổ chức. Nếu thấy những tài liệu chưa hợp lý sẽ được điều chỉnh cần thiết.
Các tài liệu sau khi xây dựng xong sẽ được phổ biến cho toàn công ty.
Việc phổ biến sẽ là bước đệm để tiến hành áp dụng thực tế.
7. Đào tạo hướng dẫn áp dụng Hệ thống tài liệu.
Thông thường, các Doanh nghiệp hoặc Đơn vị tư vấn khác sẽ đưa tài liệu vào áp dụng luông cho Doanh nghiệp. Tuy nhiên, G-GLOBAL nhận thấy cần tổ chức đào tạo hướng dẫn các tài liệu này trước.
Nội dung chủ yếu của việc đào tạo này là phổ biến tài liệu tới tất cả các bộ phận, phòng ban.
Hướng dẫn việc nhận thức quy trình; sử dụng biểu mẫu; lưu trữ thông tin; đánh giá và lưu hồ sơ.
Mục tiêu là tất cả mọi người, phòng ban đều sẽ sẵn sàng và chủ động áp dụng các tài liệu vào thực tế.
8. Triển khai áp dụng vào thực tế.
Sau khi tài liệu được ký duyệt và được đào tạo áp dụn. Các bộ phận trong doanh nghiệp sẽ áp dụng những tài liệu đã được viết.
G-GLOBAL sẽ luôn theo dõi kết quả của việc vận hành hệ thống này.
Để đảm bảo hệ thống phù hợp; mang lại hiệu quả; các vấn đề cần thiết cần chỉnh sửa.
Có thể có những khoá đào tạo vận hành cho từng phòng ban vẫn triển khai ở giai đoạn này.
Đây là phần quan trọng và lớn nhất của Dự án tư vấn áp dụng ISO 27001.
Công việc này tốn khá nhiều thời gian. Và cũng trong giai đoạn này, các điểm không phù hợp, các khó khăn bắt đầu xuất hiện nhiều hơn.
G-GLOBAL với kinh nghiệm với nhiều doanh nghiệp. Chúng tôi thường sẽ khuyến nghị trước khó khăn này để Doanh nghiệp chuẩn bị cải tiến.
Thông thường, khó khăn sẽ xuất hiện nhiều trong quá trình ghi chép; tương tác thông tin với các bộ phận.
Doanh nghiệp bắt đầu thực hiện quy trình; ghi chép thông tin; lưu trữ hồ sơ thực hiện. Đây sẽ là bằng chứng thể hiện sự phù hợp của Doanh nghiệp với ISO 27001.
9. Đào tạo và thực hiện đánh giá nội bộ
G-GLOBAL sẽ tiến hành đào tạo cho các đội ngũ quản lý; những người trong ban ISO.
Nội dung đào tạo là các kỹ năng đánh giá nội bộ theo tiêu chuẩn ISO.
Sau đào tạo; đội ngũ này sẽ biết cách tự đánh giá hệ thống của mình.
10. Đánh giá nội bộ
Doanh nghiệp phải thực hiện tự đánh giá hệ thống của mình. Được gọi là đánh giá nội bộ.
Đội ngũ đã được đào tạo sẽ đánh giá chéo phòng ban trong Doanh nghiệp. Để xem xét tính phù hợp của hệ thống cũng như các điểm cần khắc phục.
11. Khắc phục và cải tiến hệ thống
Những lỗi phát hiện trong lần đánh giá sẽ được doanh nghiệp khắc phục cho hoàn chỉnh theo yêu cầu ISO 27001.
12. Xem xét của lãnh đạo.
Theo yêu cầu ISO 22000, Ban lãnh đạo doanh nghiệp sẽ xem xét hệ thống theo hướng dẫn của tiêu chuẩn.
Mục tiêu là để xem sự phù hợp của hệ thống trong quá trình áp dụng. Xem xét chuẩn bị việc chứng nhận hệ thống
13. Đăng ký chứng nhận
Khi hệ thống của tổ chức đã sẵn sàng, G-GLOBAL và Doanh nghiệp sẽ thống nhất lựa chọn Tổ chức chứng nhận.
Kế hoạch đánh giá chứng nhận sẽ được Tổ chức chứng nhận gửi trước khi đánh giá.
14. Đánh giá chứng nhận
Tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành đánh giá chứng nhận theo kế hoạch.
Những lỗi phát hiện trong lần đánh giá sẽ được doanh nghiệp khắc phục cho hoàn chỉnh theo yêu cầu ISO 27001.
G-GLOBAL sẽ hướng dẫn Doanh nghiệp khắc phục.
15. Nhận chứng chỉ ISO 27001
Sau khi khắc phục xong lỗi (nếu có), Tổ chức chứng nhận sẽ cấp chứng chỉ ISO 27001 cho Doanh nghiệp.
Đây cũng được coi là phần việc cuối cùng trong Dự án ISO 27001. Nó được coi là sự đánh giá kết quả của Tổ chức tư vấn.
G-GLOBAL là nơi hội tụ những chuyên gia trong và ngoài nước giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý. G-GLOBAL đã thực hiện tư vấn cho các doanh nghiệp vận hành hiệu quả cùng với dịch vụ bảo trì hàng năm đã mang đến sự hài lòng tuyệt đối cho khách hàng.
G-GLOBAL tự tin cam kết Doanh nghiệp luôn đạt được Chứng nhận ISO 27001.
Tổ chức, doanh nghiệp sẽ phải có một quy trình cho việc lập kế hoạch, thực hiện và ghi chép các cuộc đánh giá.
Trên đây là tổng quan về quá trình tư vấn đạt chứng chỉ ISO 27001. Các tổ chức, doanh nghiệp đang có nhu cầu được cấp chứng chỉ ISO 27001 cần tìm đơn vị cung cấp chứng chỉ uy tín hãy đến với VĂN PHÒNG CHỨNG NHẬN QUỐC TẾ. Với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và tận tình, chúng tôi sẽ tư vấn hiệu quả và mang đến chất lượng dịch vụ tuyệt vời nhất cho những doanh nghiệp đang cần chứng chỉ ISO 27001.
Liên hệ ngay để được hỗ trợ tốt nhất:
VĂN PHÒNG TƯ VẤN CHỨNG NHẬN QUỐC TẾ G-GLOBAL
Văn phòng Hà Nội: Tầng 7 Tòa nhà HLT Số 23 Ngõ 37/2 Dịch Vọng Cầu Giấy Hà Nội
Văn phòng Đà Nẵng: 73 Lý Thái Tông, Phường Thanh Khê Tây, Quận Thanh Khê, Đà Nẵng
Văn phòng HCM: Tòa nhà PLS, 282 Chu Văn An, Phường 26, Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 0985.422.225
Email: info@ggobal.vn
Website: https://chungnhanquocte.com/ – https://gglobal.vn/