Tìm hiểu về trách nhiệm xã hội là gì? Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là gì? Cũng như các nội dung cơ bản của trách nhiệm xã hội sẽ được chúng tôi chia sẻ trong nội dung dưới đây. Đây sẽ là một chủ đề vô cùng quan trọng và cần thiết khi tìm hiểu về trách nhiệm xã hội của mỗi doanh nghiệp. Tất cả sẽ được chia sẻ trong nội dung dưới đây cùng G-Global nhé!
Trách nhiệm xã hội là gì? Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp là gì?
Trách nhiệm xã hội là gì?
Là một thuật ngữ được sử dụng thường xuyên và khá phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, trách nhiệm xã hội vẫn chưa có được khái niệm cụ thể. Tuy nhiên, căn cứ vào hoạt động thực tế, cũng như thực tiễn xã hội hiện đại, mà có thể hiểu thuật ngữ trách nhiệm xã hội dựa trên những nội dung cơ bản như sau:
+ Trách nhiệm xã hội là những cam kết của các cá nhân, tổ chức trong việc thực hiện các nghĩa vụ đối với xã hội.
+ Thực hiện tốt trách nhiệm xã hội là vấn đề vô cùng quan trọng bởi nó có sự ảnh hưởng đến sự tồn tại, cũng như ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của xã hội.
+ Thực hiện trách nhiệm xã hội là nhiệm vụ của mỗi doanh nghiệp, tổ chức hay cá nhân. Nó không chỉ nhằm khẳng định được vị thế, uy tín của mình đối với toàn thể xã hội . Khi đó, công ty, doanh nghiệp cũng sẽ thu hút được thêm nhiều đối tượng khách hàng, nhờ đó, mà sự phát triển của xã hội ngày càng tăng cao, cũng như tăng phạm vi kinh doanh của doanh nghiệp, cá nhân đó.
+ Trách nhiệm xã hội được thực hiện bao gồm các công việc như: bảo vệ môi trường, bảo vệ sự phát triển của văn hóa cộng đồng, hay những đóng góp cho xã hội mà doanh nghiệp thực hiện, hay các hoạt động thiện nguyện cho doanh nghiệp đó, cũng như đóng góp được nhiều lợi ích thiết thực cho cộng đồng…
Bởi thế, có thể đánh giá được việc rằng, trách nhiệm xã hội là tổng thể các hoạt động có liên quan đến con người. Bao gồm các hoạt động khác bao gồm các cá nhân và tổ chức trong cộng đồng…cũng như các yếu tố nhằm cấu thành lên sự tồn tại và phát triển của xã hội hiện nay.
Tìm hiểu trách nhiệm xã hội doanh nghiệp là gì?
Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp trong tiếng anh là corporate social responsibility là gì (CSR) ? Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là một phần của trách nhiệm xã hội. Thuật ngữ này được hiểu là cam kết của một doanh nghiệp đối với đạo đức kinh doanh cũng như việc đóng góp vào cho sự phát triển kinh tế bền vững và hiệu quả…. Nhờ đó, nâng cao được chất lượng lao động, chất lượng cuộc sống cũng như đóng góp cho công tác xã hội và hoạt động cộng đồng. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp có thể được thể hiện ở các khía cạnh như sau:
-
Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp nhìn nhận theo khía cạnh kinh tế
Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp thể hiện ở khía cạnh kinh tế bằng việc phải chịu trách nhiệm đối với các đối tác cũng như các bên liên quan về vấn đề hoạt động kinh doanh của mình. Trách nhiệm xã hội được thể hiện ở yếu tố:
+ Đối với người tiêu dùng: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là việc mà doanh nghiệp phải sản xuất hàng hóa, sản phẩm, hay các dịch vụ mà xã hội mà doanh nghiệp phải đảm bảo được chất lượng của sản phẩm của hàng hóa hay dịch vụ đó.
+ Đối với người lao động: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được thể hiện là việc phải đảm bảo sự an toàn, đảm bảo về chất lượng cuộc sống, cũng như đem đến cho người lao động có điều kiện làm việc và môi trường làm việc tốt nhất. Đồng thời, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với người lao động cũng là thể hiện ở việc doanh nghiệp đóng bảo hiểm cho người lao động đầy đủ. Hoặc có các chế độ lương thưởng phù hợp, hay trả phụ cấp theo đúng quy định của pháp luật…
+ Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là gì? Đối với đối tác ra sao? Doanh nghiệp cần đảm bảo và mang lại lợi ích tối đa và công bằng cho đối tác. Trách nhiệm được thể hiện ở các việc như là cung cấp hàng hóa, lợi nhuận đầu tư…
-
Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp nhìn nhận theo khía cạnh pháp lý
Thuật ngữ trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp cũng được nhìn nhận theo khía cạnh pháp lý. Điều này được thể hiện ở việc doanh nghiệp có đầy đủ nghĩa vụ và trách nhiệm liên quan đến việc đảm bảo đóng thuế, hay bảo vệ môi trường, bảo vệ người tiêu dùng…. đảm bảo được các khía cạnh pháp lý cho mọi doanh nghiệp.
-
Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp nhìn nhận theo khía cạnh đạo đức
Điều này được thể hiện ở việc doanh nghiệp cần có đóng góp cho các vấn đề xã hội: Như môi trường, tạo được lao động, mang lại giá trị lao động cho khách hàng…
Các nội dung cơ bản của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bao gồm những gì?
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp csr là việc đưa ra các chính sách nhằm thúc đẩy những lợi ích, nhiệm vụ của doanh nghiệp đối với toàn xã hội. Các nội dung cơ bản của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp có thể kể đến là việc doanh nghiệp có cam kết thực hiện bao gồm những việc như ( làm từ thiện, quyên góp tiền hay bảo vệ tài nguyên môi trường…)
Đối với nhiều doanh nghiệp, họ coi việc thực hiện trách nhiệm xã hội thành một trong các bộ phận quan trọng của các mô hình kinh doanh của họ. Đặc biệt, việc thực hiện tốt trách nhiệm xã hội sẽ đảm bảo được các quy trình, quy định và đem lại sức hút cho doanh nghiệp.
Thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp mang lại lợi ích như thế nào?
Việc thực hiện tốt các trách nhiệm xã hội doanh nghiệp sẽ mang đến rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp đó. Có thể được thể hiện ở các vai trò quan trọng như:
+ Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp giúp nâng cao giá trị cho thương hiệu đó, đồng thời, cũng nâng cao uy tín và giá trị cho doanh nghiệp đó.
+ Trách nhiệm xã hội cũng có khả năng giúp cho doanh nghiệp có thể tăng lợi nhuận bán hàng.
+ Các doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm xã hội cũng có khả năng thu hút và hấp dẫn nguồn lao động một cách tốt nhất. Đặc biệt là nguồn lao động giỏi, lao động chất lượng.
+ Doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội cũng đem đến hiệu quả của hoạt động quản lý trong công ty cũng như trong các trách nhiệm khác đối với xã hội.
+ Đồng thời, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp cũng giúp đảm bảo sự phát triển ổn định và sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp đó.
+ Doanh nghiệp cũng có thêm rất nhiều cơ hội hợp tác, cơ hội kinh doanh đối với các đối tác, khách hàng
Tìm hiểu nội dung của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp về môi trường
Có thể thấy, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp không chỉ thể hiện trong việc chấp hành theo các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường. Mà trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp csr về môi trường còn được thể hiện ở nhiều khía cạnh đa dạng khác.
Hiện nay, giữa bối cảnh thực tế là nhiều doanh nghiệp sẵn sàng đánh đổi lợi ích dài hạn là môi trường để chọn lợi ích ngắn hạn là giá trị kinh tế. Điều đó ngày càng đặt ra nhiều thách thức và nhiệm vụ lớn dành cho mọi doanh nghiệp cần tham khảo và chấp hành để đạt được hiệu quả kép. Đương nhiên, việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp cũng không phải là nhiệm vụ của một hay một vài đơn vị, công ty, doanh nghiệp, mà còn phải thể hiện được trong cả một quá trình dài và nỗ lực của nhiều doanh nghiệp, đơn vị.
Nội dung về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp về môi trường sẽ được thể hiện qua các nhóm cơ bản như sau:
+ Nhóm 1:
Chủ động xây dựng và đánh giá khả năng tác động của dự án đối với môi trường. Điều này được thể hiện qua các công việc như có trách nhiệm báo cáo, đánh giá tác động môi trường khi triển khai dự án ra sao. Từ đó, chủ động phát hiện các nguy cơ và đưa ra được các giải pháp khắc phục, ngăn ngừa và xử lý chất thải phù hợp nhất. Báo cáo và đánh giá tác động đến môi trường cần được thực hiện bởi các cơ quan nhà nước có đủ thẩm quyền chuyên môn.
+ Nhóm 2:
Xin cấp giấy phép môi trường. Đây cũng là một trong những nội dung quan trọng thể hiện được trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp về môi trường. Doanh nghiệp khi đó cần xin cấp phép của các cơ quan, nhà nước có thẩm quyền đối với các lĩnh vực có nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường. Khi đó, xin giấy cấp phép môi trường là điều vô cùng quan trọng và cần thiết trong trường hợp này.
+ Nhóm 3:
Doanh nghiệp có chức năng và vai trò cung cấp đầy đủ thông tin với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc bảo vệ môi trường. Việc cung cấp này sẽ giúp cho các cơ quan nhà nước liên tục nắm bắt được tình hình. ĐỒng thời, đem đến những giá trị thiết thực cho doanh nghiệp, khách hàng và người tiêu dùng liên quan đến vấn đề môi trường của dự án đó.
+ Nhóm 4:
Liên quan đến trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc phòng ngừa và ứng phó với sự cố môi trường. Điều này cần được lập kế hoạch và lên phương án dự phòng nếu có sự cố môi trường xảy ra. Cũng như quy định các trách nhiệm và nghĩa vụ của doanh nghiệp phải đáp ứng.
+ Nhóm 5:
Trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc bồi thường thiệt hại liên quan đến môi trường: Nếu gây thiệt hại cho môi trường, thì doanh nghiệp cần phải tiến hành bồi thường thiệt hại. Điều này để thể hiện được trách nhiệm xã hội tốt nhất. Điều này cũng được quy định trong luật định rõ ràng về mức và thời hạn bồi thường.
+ Nhóm 6:
Các vấn đề khác khi thực hiện trách nhiệm xã hội về phí bảo vệ môi trường. Trả phí cho dịch vụ vệ sinh…
Với những thông tin chi tiết về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trên đây mà chúng tôi chia sẻ. Hy vọng rằng, bạn sẽ có được những thông tin chính xác và hữu ích nhất đến việc thực hiện trách nhiệm xã hội như thế nào cho hợp lý.
Đón đọc những thông tin hữu ích cùng G-Global tại đây: