Tổng hợp quy trình và thủ tục kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm bạn cần biết

Nhằm quản lý tốt hơn hoạt động vệ sinh an toàn thực phẩm. Cũng như đem đến cho người tiêu dùng thị trường thực phẩm sạch, an toàn… thì công tác thanh tra, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm đóng vai trò vô cùng quan trọng và cần thiết. Trong khuôn khổ nội dung bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cùng bạn tìm hiểu về quy trình kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, cũng như các thủ tục, phương pháp kiểm tra hiện nay.

Tìm hiểu về ai kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm?

Cơ quan nào, đối tượng nào, hay ai kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm được quy định theo pháp luật? Đây là vấn đề được rất nhiều chủ cơ sở, những người kinh doanh và hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm quan tâm. Điều này cũng đã được quy định rõ về cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc thanh tra, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm là:


Ai kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm?

+ Cục an toàn thực phẩm: Tiến hành kiểm tra an toàn thực phẩm trên phạm vi rộng cả nước.

+ Sở Y Tế, Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm các tỉnh, các thành phố trực thuộc trung ương, Cấp tỉnh: Có nhiệm vụ kiểm tra an toàn thực phẩm trên phạm vi của toàn tỉnh đó.

+ Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã (Cấp huyện), Phòng y tế thuộc ủy ban nhân dân cấp huyện: Có trách nhiệm kiểm tra an toàn thực phẩm trên phạm vi của huyện.

+ Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (Cấp xã), trạm y tế thuộc cấp xã: Có trách nhiệm kiểm tra an toàn thực phẩm trên phạm vi của xã.

Với những cơ quan quản lý có quyền và trách nhiệm trong việc kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm trên đây. Các cơ sở kinh doanh, sản xuất thực phẩm, dịch vụ ăn uống cần nắm được và chấp hành việc kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan này.

Quy trình kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm có cần thiết hay không?

Được biết, quy trình kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm là thủ tục cần thiết và bắt buộc nhằm đảm bảo được việc sử dụng thực phẩm sạch và an toàn đến tay người tiêu dùng. Việc thực hiện quy trình kiểm tra vệ sinh an toàn là cần thiết bởi những lý do như sau:

+ Là cách làm hiệu quả để bảo vệ được người tiêu dùng tránh gặp những sản phẩm thực phẩm bẩn, giả, kém chất lượng.

+ Hạn chế được tối đa những nguy hại về mặt an toàn được diễn ra trong quá trình sản xuất thực phẩm.

+ Là cơ sở để người tiêu dùng tin tưởng vào chất lượng an toàn thực phẩm của cơ sở đó.

+ Đồng thời, giúp doanh nghiệp, cơ sở có đầy đủ điều kiện an toàn để hoạt động, cũng như phát triển mạnh mẽ ra thị trường quốc tế.

Tham khảo chi tiết quy trình kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay

Quy trình này sẽ được các đơn vị có chức năng, thẩm quyền thực hiện theo 3 bước. Chi tiết các bước bao gồm:

Bước 1: Tiến hành kiểm nghiệm mẫu thành phẩm của thực phẩm

Tiến hành kiểm nghiệm mẫu thành phẩm của thực phẩm

Việc lấy mẫu thành phẩm thực phẩm sẽ được cơ quan chức năng thực hiện tại cơ sở kinh doanh đó. Mẫu thành phẩm này sẽ được lấy đi phân tích thành phần, kiểm nghiệm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, hàm lượng các chất theo quy chuẩn của pháp luật ban hành. theo quy chuẩn của pháp luật ban hành. Điều này giúp cho việc đánh giá sự phù hợp của thực phẩm đối với các chỉ  số an toàn hay chưa. Các chỉ số đánh giá, chỉ tiêu đánh giá của mỗi loại sản phẩm sẽ có những chi tiêu được xây dựng khác nhau sao cho đảm bảo được tốt nhất sự an toàn cho người dùng.

Bước 2: Tiến hành soạn thảo hồ sơ công bố chất lượng thực phẩm và gửi các cơ quan chức năng

Quy trình kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm không thể thiếu được bước chuẩn bị soạn thảo hồ sơ công bố chất lượng thực phẩm. Hồ sơ sẽ bao gồm các loại giấy tờ cần thiết như sau:

+ Công bố hợp quy, công bố hợp chuẩn quy định vệ sinh an toàn thực phẩm

+ Bản thông tin giới thiệu chi tiết về sản phẩm thực phẩm đó

+ Bản kết quả kiểm nghiệm thực phẩm trong thời gian hiệu lực 12 tháng

+ Giấy đăng ký kinh doanh có ngành nghề, hay chứng nhận pháp nhân đối với tổ chức, đơn vị, cơ sở kinh doanh đó.

+ Bản kế hoạch kiểm soát chất lượng và bản kế hoạch giám sát định kỳ thực phẩm

+ Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

+ Mẫu nhãn dán của sản phẩm, bao bì sản phẩm

+ Nội dung nhãn phụ sản phẩm

+ Cung cấp mẫu sản phẩm hoàn chỉnh.

Với việc chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, thủ tục giấy tờ nêu trên. Thì việc kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm cũng sẽ được diễn ra nhanh chóng và đúng quy định nhất.

Bước 3: Tiến hành thẩm định hồ sơ công bố chất lượng, Xử phạt đơn vị vi phạm quy định

Quy trình kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm

Hồ sơ vệ sinh an toàn thực phẩm sau khi nộp đến các cơ quan có chức năng sẽ được xét duyệt và thẩm định. Nếu như hồ sơ có sai sót thì cần nhanh chóng sửa chữa và bổ sung. Nếu chưa đảm bảo sẽ không được cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngược lại, nếu như thành phẩm đạt yêu cầu sẽ được tiếp tục sản xuất và kinh doanh. Những thực phẩm không đạt tiêu chuẩn sẽ bị xử phạt, thu hồi , hoặc tiêu hủy.

Quy trình kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm hàng nhập khẩu diễn ra như thế nào?

Đối với các sản phẩm ở trong nước, thì quy trình thanh tra, kiểm tra sẽ được diễn ra theo quy trình trên đây. Tuy nhiên, đối với các loại thực phẩm là hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài thì quy trình kiểm tra sẽ được thực hiện theo 3 phương thức như sau:

Phương thức 1: Kiểm tra giảm

Đây là hình thức kiểm tra tối đa 5% trên tổng số lô hàng hóa nhập khẩu trong vòng 1 năm. Được thực hiện do cơ quan hải quan lựa chọn ngẫu nhiên. Phương thức này được thực hiện áp dụng với:

–          Đối với trường hợp hàng hóa đã xác nhận đạt yêu cầu về vệ sinh ATTP.

–          Đối với hàng hóa có kết quả kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu đối với loại hàng hóa, thực phẩm đó.

–          Đối với hàng hóa, thực phẩm đã có 3 lần liên tiếp trong vòng thời gian là 12 tháng đạt được yêu cầu nhập khẩu theo phương thức kiểm tra thông thường.

–          Đối với sản phẩm hàng hóa ,thực phẩm được sản xuất trong các cơ sở đạt được 1 trong những chứng nhận như: GMP, HACCP, ISO 22000, FSSC 22000, IFS, BRC.

Phương thức 2: Kiểm tra thông thường

Phương thức kiểm tra thông thường sẽ được áp dụng đối với tất cả các loại hàng hóa, thực phẩm của lô hàng nhập khẩu. Trước khi hàng hóa về tới cửa khẩu, chủ hàng cần tiến hành nộp hồ sơ đăng ký kiểm tra. Sau đó, đơn vị hải quan sẽ tiến hành kiểm tra và làm thủ tục thông quan cho hàng hóa.

Phương thức 3: Kiểm tra chặt

Đây là phương thức kiểm tra hồ sơ kết hợp với lấy mẫu kiểm nghiệm. Phương thức này sẽ được thực hiện áp dụng đối với những loại hàng hóa thực phẩm không đạt yêu cầu nhập khẩu tại lần kiểm tra trước đó. Hoặc đối với những thực phẩm không đạt yêu cầu trong những lần thanh, kiểm tra.

Quy trình kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm

Trên đây là tổng quan về toàn bộ quy trình, thủ tục kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm mà bạn có thể tìm hiểu và tham khảo. Hy vọng, những thông tin này sẽ thực sự hữu ích và cần thiết đối với hoạt động kinh doanh, sản xuất thực phẩm của bạn.

Quý khách hàng có thể liên hệ với G-Global để được tư vấn và hỗ trợ thêm. Đón đọc những thông tin hữu ích cùng chúng tôi tại đây: 

Liên hệ ngay để được hỗ trợ tốt nhất:

✅ VĂN PHÒNG TƯ VẤN CHỨNG NHẬN QUỐC TẾ  G-GLOBAL ✅

💒 Văn phòng Hà Nội:           Tầng 7 Tòa nhà HLT Số 23 Ngõ 37/2 Dịch Vọng Cầu Giấy Hà Nội

💒 Văn phòng Đà Nẵng:        73 Lý Thái Tông, Phường Thanh Khê Tây, Quận Thanh Khê, Đà Nẵng

💒 Văn phòng HCM:              Tòa nhà PLS, 282 Chu Văn An, Phường 26, Bình Thạnh, TP.HCM


☎️ Hotline:                                 0985.422.225

📩  Email:                                    info@ggobal.vn

🌐 Website:                                https://chungnhanquocte.com/ – https://gglobal.vn/

☎️0985.422.225
✅Nhận chứng chỉ nhanh
⭐️Chi phí thấp

Share:

Bài viết liên quan

Tư vấn từ Gglobal
G

0985 422 225

chat zalo
Nhận báo giá chứng nhận ISO

Quý khách vui lòng để lại thông tin để nhận báo giá tốt nhất từ G-Global


    X