Quản lý chất lượng là gì? Tìm hiểu quy trình quản lý chất lượng trong sản xuất

Quản lý chất lượng, Kiểm soát chất lượng là gì? Tìm hiểu chi tiết về quy trình quản lý, quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm trong sản xuất hiện nay là gì?… Cùng chúng tôi tham khảo chi tiết trong nội dung dưới đây để hiểu hơn về vấn đề này bạn nhé.

Hiểu về quản lý chất lượng là gì? Quản lý chất lượng sản phẩm là gì?  

Khái niệm quản lý chất lượng là gì?

Quản lý chất lượng là thuật ngữ được áp dụng rộng rãi và phổ biến trong cuộc sống. Đặc biệt là được áp dụng trong mọi ngành công nghiệp, cũng như trong hoạt động sản xuất và nhiều lĩnh vực của cuộc sống hàng ngày. Quản lý chất lượng là việc đảm bảo cho công ty, doanh nghiệp sẽ làm đúng những việc phải làm. Và những việc quan trọng. Đặc biệt, vấn đề quản lý chất lượng ngày càng trở nên hiệu quả và cần thiết Khi các doanh nghiệp muốn cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Thì việc áp dụng việc quản lý chất lượng cần được thực hiện có hiệu quả.

 

Khái niệm quản lý chất lượng sản phẩm

Hiểu về khái niệm quản lý chất lượng sản phẩm là gì?

Chất lượng sản phẩm được hiểu là sự phù hợp với mục đích và yêu cầu của người sử dụng. Một sản phẩm được cho là đảm bảo chất lượng thì sẽ thỏa mãn được các tiêu chí, các thước đo, cũng như các quy cách đã được đặt ra từ trước đó.

Đương nhiên, chất lượng sản phẩm cũng không phải là điều tự nhiên mà có. Quản lý chất lượng sản phẩm có được là nhờ vào sự tác động của hàng loạt yếu tố có sự liên quan chặt chẽ với nhau. Và để muốn có được chất lượng sản phẩm tốt thì cần có sự quản lý tốt của các yếu tố này liên quan đến. Hoạt động quản lý đó được gọi là quản lý chất lượng sản phẩm.

Hay nói một cách dễ hiểu hơn, quản lý chất lượng sản phẩm là sự phối hợp các yếu tố. Các yếu tố này nhằm định hướng, và kiểm soát được tốt hơn chất lượng sản phẩm. Các yếu tố có thể kể đến như: chính sách chất lượng, hoạch định chất lượng, mục tiêu chất lượng, kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng cho sản phẩm.

Tìm hiểu về các phương pháp quản lý chất lượng hiện nay

Để hoạt động quản lý chất lượng, quản lý chất lượng sản phẩm có hiệu quả và đảm bảo được yêu cầu. Thfi việc tìm hiểu về các phương pháp quản lý chất lượng là điều vô cùng quan trọng và cần thiết. Một số phương pháp quản lý chất lượng hiện nay có thể kể đến bao gồm:

Phương pháp quản lý chất lượng 

Phương pháp 1: Kiểm tra chất lượng

Đây là một trong những phương pháp quản lý chất lượng sản phẩm được nhiều doanh nghiệp áp dụng. Việc kiểm tra chất lượng sẽ bao gồm việc kiểm tra chi tiết các sản phẩm, hay kiểm tra các hoạt động của các bộ phận có liên quan trong hệ thống quản lý. Phương pháp này cần đáp ứng được một số các điều kiện như sau:

+ Đảm bảo không có sự sai sót nào xảy ra. Đảm bảo minh bạch và trung thực trong quy trình kiểm tra chất lượng.

+ Chi phí kiểm tra chất lượng cần thấp hơn so với chi phí xử lý các sản phẩm lỗi.

+ Điều kiện là đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu. Từ đó, sẽ không làm ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến lợi ích của người tiêu dùng và khách hàng. 

+ Quá trình kiểm tra chất lượng phải tiến hành khắt khe nhưng không làm gián đoạn hay ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm.

Phương pháp 2: Kiểm soát chất lượng sản phẩm

Bạn có thể hiểu phương pháp này chính là việc kiểm soát các yếu tố ảnh hưởng như môi trường. Hay các yếu tố đầu vào hay đầu ra. Hay những phương pháp quản lý con người, nhân sự… liên quan trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Điều này nhằm mục đích theo dõi các yếu tố đó để ngăn chặn việc sản xuất ra các sản phẩm lỗi.

Phương pháp kiểm soát chất lượng sản phẩm

Phương pháp này để có thể thực hiện tốt thì cần phải có một cơ cấu tổ chức phù hợp. Từ đó nhằm phân công được trách nhiệm rõ ràng giữa các bộ phận nhằm không để xảy ra sai sót. Đây cũng là một trong các phương pháp quản lý chất lượng hiệu quả và được áp dụng phổ biến trong các doanh nghiệp hiện hành.

Phương pháp 3: Phương pháp đảm bảo chất lượng

Phương pháp này có nghĩa là giữ mọi thứ hoạt động trong khâu kiểm định chất lượng đều được hoạt động theo kế hoạch định sẵn và có thể được vận hành một cách có hệ thống. Từ đó, việc đảm bảo chất lượng sẽ thỏa mãn được các yêu cầu cần đáp ứng được ở một sản phẩm.

Phương pháp đảm bảo chất lượng

Phương pháp này được đánh giá cao trong các phương pháp quản lý chất lượng. NÓ giúp cho sản phẩm có thể đạt được các tiêu chuẩn chất lượng trước khi đến tay người tiêu dùng. Từ đó, nâng cao được năng lực cũng như hiệu quả sản xuất.

Phương pháp 4: Phương pháp kiểm soát chất lượng toàn diện

Đây là phương pháp cũng khá phổ biến trong việc kiểm soát và quản lý chất lượng. Khi đó, áp dụng phương pháp này, thì sản phẩm sẽ được kiểm soát toàn diện trên mọi khâu quản lý và sản xuất. Và cả trong khâu kiểm tra quản lý. Việc kiểm soát chất lượng toàn diện sẽ tạo tiền đề và yêu cầu diễn ra đồng bộ ở tất cả các khâu trong quy trình kiểm soát.

Đặc biệt, phương pháp này cũng hướng đến việc kiểm soát chất lượng ở tất cả các khâu bao gồm. Từ việc nghiên cứu, khảo sát, đến việc thiết kế, mua hàng và lưu kho hay đóng gói. Hay ngay cả đến việc phân phối bán hàng. Hay hoạt động chăm sóc khách hàng cũng cần được kiểm soát chất lượng toàn diện.

Phương pháp 5: Phương pháp quản lý chất lượng toàn diện

Đây cũng là một trong các phương pháp quản lý chất lượng phổ biến và được áp dụng rộng rãi. Việc tiến hành quản lý chất lượng sản phẩm là phương pháp quản lý tập trung vào sự tham gia của các thành viên.

Phương pháp này sẽ có khả năng kế thừa các thành tựu tiêu chuẩn hóa và trong quy trình hóa quản lý. Mục đích của phương pháp này chính là việc hướng đến một nền văn hóa chất lượng trong doanh nghiệp.

Trên đây là 5 phương pháp quản lý chất lượng sản phẩm được hầu hết các doanh nghiệp, công ty áp dụng và thực hiện. Tất cả đều nhằm mục đích quản lý hiệu quả. Và  có khả năng nâng cao được cho chất lượng sản phẩm hơn.

Tìm hiểu về quy trình quản lý chất lượng sản phẩm trong sản xuất

Quy trình quản lý chất lượng sản phẩm trong sản xuất được nhiều doanh nghiệp áp dụng và thực hiện. Cùng tìm hiểu chi tiết về quy trình quản lý chất lượng sản phẩm trong sản xuất dưới đây: Bao gồm 4 bước:

–          Bước 1: Hoạch định chất lượng (QP – Quality Planning)

–          Bước 2: Đảm bảo chất lượng (QA – Quality Assurance)

–          Bước 3: Kiểm soát chất lượng (QC – Quality Control)

–          Bước 4: Cải tiến chất lượng ( QI – Quality Improvement)

Bước 1: Hoạch định chất lượng

Hoạch định chất lượng (QP – Quality Planning) hay còn được gọi là lập kế hoạch chất lượng. Đây là một trong những bước đầu tiên của quy trình quản lý chất lượng sản phẩm trong sản xuất. Việc hoạch định chất lượng sản phẩm nhằm xác định được mục tiêu và các phương tiện, nguồn lực hay các biện pháp nhằm thực hiện được mục tiêu về chất lượng sản phẩm.

Một số nhiệm vụ của hoạch định chất lượng có thể kể đến bao gồm:

+ Hoạch định chất lượng có nhiệm vụ trong việc nghiên cứu thị trường để xác định được nhu cầu thực tế của khách hàng. Từ đó, xác định được các yêu cầu về chất lượng, thông số kỹ thuật, của sản phẩm dịch vụ. Cũng như thiết kế của sản phẩm hay dịch vụ đó.

+ Quản lý sản phẩm và xác định được chính sách, mục tiêu chất lượng.

+ Chuyển kết quả hoạch định cho các bộ phận tác nghiệp có liên quan.

Với những vai trò và mục tiêu trên. Việc hoạch định chất lượng được diễn ra nhanh chóng, đảm bảo được nhu cầu và mục đích sử dụng cho từng doanh nghiệp.

Bước 2: Đảm bảo chất lượng

Chúng tôi đã có rất nhiều nội dung chuyên sâu liên quan đến việc đảm bảo chất lượng. Việc thiết lập được bộ phận QA trong nhà máy cũng đem đến nhiều hiệu quả và lợi ích thiết thực đối với mọi doanh nghiệp. Một số nhiệm vụ của bộ phận QA trong nhà máy có thể được kể đến bao gồm:

–          Thiết lập được và xây dựng được một hệ thống. Đó là hệ thống tiêu chuẩn quản lý chất lượng.

–          Nhiệm vụ đánh giá hệ thống quản lý chất lượng của doanh nghiệp hàng năm.

–          Giúp cập nhật các tiêu chuẩn chất lượng mới. Đồng thời làm mới hệ thống quản lý chất lượng của doanh nghiệp theo yêu cầu của thị trường hiện nay.

–          Nhiệm vụ của QA là phối hợp với bộ phận QC. Trong việc triển khai và giám sát áp dụng các tiêu chuẩn liên quan đến quản lý chất lượng.

–          Có nhiệm vụ trong việc phối hợp với bộ phận sản xuất, bộ phận giới thiệu sản phẩm để đánh giá được chất lượng của doanh nghiệp.

–          CÓ thể tham gia đề xuất các giải pháp cải tiến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp hiện hành.

Bước 3: Kiểm soát chất lượng (QC)

Đây cũng là một trong các bước của quy trình quản lý chất lượng sản phẩm trong sản xuất đạt tiêu chuẩn. Hoạt động kiểm soát chất lượng được thực hiện dưới các cuộc kiểm tra và thử nghiệm nhằm kiểm tra sản phẩm. Quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm thường bao gồm 3 bước bao gồm:

–          Kiểm soát chất lượng đầu vào

–          Kiểm soát chất lượng trong quá trình sản xuất

–          Kiểm soát chất lượng đầu ra

Việc kiểm soát chất lượng là hoạt động vô cùng cần thiết và hiệu quả. Nó là yếu tố cần thiết nhằm đảm bảo được sản phẩm được duy trì hoặc được cải thiện tốt hơn.

Bước 4: Cải tiến chất lượng

Cải tiến chất lượng sản phẩm

Cải tiến chất lượng là những hoạt động được tiến hành trong toàn bộ tổ chức. Điều này nhằm nâng cao được hiệu quả của các hoạt động và quá trình để tạo thêm lợi ích cho toàn bộ tổ chức đó.

Có thể thấy, việc quản lý chất lượng cũng như nắm rõ quy trình quản lý chất lượng sản phẩm là yếu tố vô cùng quan trọng và hiệu quả. Điều này nhằm mang đến hoạt động quản lý chất lượng sản phẩm tốt nhất cho doanh nghiệp. Đem lại lợi ích và hiệu quả thiết thực nhất, phát triển nhất cho toàn bộ doanh nghiệp.

Mọi thông tin quý khách hàng có thể liên hệ với G-Global để được tư vấn và hỗ trợ thêm: 

☎️0985.422.225
✅Nhận chứng chỉ nhanh
⭐️Chi phí thấp

Share:

Bài viết liên quan

Tư vấn từ Gglobal
G

0985 422 225

chat zalo
Nhận báo giá chứng nhận ISO

Quý khách vui lòng để lại thông tin để nhận báo giá tốt nhất từ G-Global


    X