Như chúng ta đã biết, “phòng bệnh hơn chữa bệnh” và khi áp vào đời sống hiện nay câu tục ngữ càng chứng minh được vai trò quan trọng của việc phòng chống. Đối với yêu cầu của phòng cháy và chữa cháy cũng như vậy. Bao giờ việc xây dựng 1 công trình từ các vật liệu chống cháy cũng sẽ tốt hơn việc xây dựng từ các vật liệu thông thường. Và làm thế nào để biết đưa vật liệu đó ra thị rường 1 cách an toàn nhất thì chắc chắn là phải qua công đoạn kiểm định. Phạm vi bài này sẽ tập trung nghiên cứu về kiểm định sơn chống cháy.
Sơn chống cháy là gì?
Sơn chống cháy là một sản phẩm dùng để sơn lên các bề mặt cần được chống cháy như: sắt thép, gỗ, bê tông,…Sơn chống cháy có thể chống cháy trong thời gian 60 phút, 90 phút, 120 phút, 150 phút, 180 phút tùy theo nhu cầu chống cháy của từng công trình.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại sơn chống cháy sản xuất với công nghệ và nguyên liệu khác nhau, tuy nhiên đều có chung một quy trình hoạt động. Thành phần nguyên liệu làm sản phẩm có rất nhiều nhưng cùng chung quy chế hoạt động. Một số nguyên liệu phổ biến hiện nay như Acrylic, sơn phủ epoxy, vỏ trấu, Alkyd,… Mỗi loại đều có ưu điểm và nhược điểm riêng.
Tại sao phải sử dụng sơn chống cháy?
Ta thấy, hầu như các công trình xây dựng hiện nay: nhà xưởng, các toàn nhà cao tầng, khu chung cư, trường học, bệnh viện đều được ứng dụng khung nhà thép. Nguy cơ xảy ra hỏa hoạn lại không lường trước được. Nếu xảy ra cháy lớn, nhiệt độ nóng dần lên làm cho kết cấu thép bị mềm ra và sập xuống gây nguy hiểm đến tính mạng và tài sản. Mặt khác sơn chống cháy tạo một lớp bảo vệ giúp kết cấu thép tránh được những tác động không mong muốn từ lửa, chống chịu lâu hơn khi cháy, kịp thời cứu hỏa.
Kiểm định sơn chống cháy
- Cơ sở pháp lý:
- Luật Phòng cháy chữa cháy 2001 sửa đổi bổ sung 2013
- Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật PCCC
- Thông tư số 66/2014/TT-BCA ngày 16/12/2014 của Bộ Công An quy định chi tiết thi hành một số điều của nghị định số 79/2014/NĐ-CP.
Theo quy định tại khoản 8 Điều 3 Luật đo lường năm 2011 thì kiểm định được hiểu như sau:
Kiểm định là hoạt động đánh giá, xác nhận đặc tính kỹ thuật đo lường của phương tiện đo theo yêu cầu kỹ thuật đo lường.
» Xem thêm: Kiểm định chống cháy
Như vậy. kiểm định sơn chông cháy là hoạt động đánh giá và xác nhận sơn chống cháy đáp ứng theo yêu cầu kĩ thuật đo lường về phòng cháy chữa cháy.
Theo phụ lục V ban hành kèm theo tại Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy thì:
Sơn chống cháy là vật liệu chống cháy thuộc phụ lục V. Phương tiện phòng cháy và chữa cháy. Do vậy, việc kiểm định sơn chống cháy được thực hiện tương tự với việc kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy được quy định tại Thông tư 66/2014/TT-BCA quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy.
Nội dung và phương thức kiểm định sơn chống cháy
Nội dung kiểm định:
a) Kiểm định chủng loại, mẫu mã phương tiện phòng cháy và chữa cháy;
b) Kiểm định thông số kỹ thuật liên quan đến chất lượng phương tiện.
Phương thức kiểm định
a) Kiểm tra nguồn gốc xuất xứ, thời gian sản xuất, số sêri và các thông số kỹ thuật của phương tiện;
b) Kiểm tra chủng loại, mẫu mã phương tiện;
c) Kiểm tra, thử nghiệm, thực nghiệm theo phương pháp lấy mẫu xác suất; đối với mỗi lô hàng cùng chủng loại, mẫu mã tiến hành kiểm định không quá 5% số lượng phương tiện cần kiểm định, nhưng không ít hơn 10 mẫu; trường hợp kiểm định dưới 10 phương tiện thì kiểm định toàn bộ;
d) Đánh giá kết quả và lập biên bản kiểm định phương tiện (mẫu số PC18).
Lưu ý: Mỗi phương tiện phòng cháy và chữa cháy chỉ phải kiểm định một lần, nếu đạt kết quả sẽ được cấp giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy (mẫu số PC19) và dán tem kiểm định (mẫu số PC20).
Thủ tục kiểm định sơn chống cháy
a) Hồ sơ đề nghị kiểm định, gồm:
– Đơn đề nghị kiểm định phương tiện (mẫu số PC17);
– Các tài liệu kỹ thuật của phương tiện đề nghị kiểm định;
– Chứng nhận chất lượng của phương tiện (nếu có);
– Chứng nhận xuất xưởng của phương tiện.
Hồ sơ đề nghị kiểm định nếu bằng tiếng nước ngoài thì phải có bản dịch ra tiếng Việt và cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị kiểm định phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản dịch đó. Cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị kiểm định và cung cấp mẫu phương tiện cần kiểm định cho cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy.
b) Thời gian kiểm định
Chậm nhất không quá 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và mẫu phương tiện cần kiểm định, cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có thẩm quyền phải có kết quả và trả kết quả kiểm định. Đối với các phương tiện khi kiểm định phải phụ thuộc vào việc lắp đặt hệ thống đồng bộ phương tiện thì cơ quan tiến hành kiểm định cần thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị kiểm định biết và thống nhất thời gian trả kết quả kiểm định.
Chậm nhất không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được công văn kèm theo biên bản kiểm định của đơn vị kiểm định, phương tiện phòng cháy và chữa cháy quy định tại Điểm c Khoản 5 Điều này, cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có thẩm quyền phải xem xét, cấp giấy chứng nhận kiểm định phương tiện; trường hợp không cấp giấy chứng nhận phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.
Quy trình kiểm định sơn chống cháy G-GLOBAL tư vấn
Quy trình kiểm định sơn chống cháy được các Chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực chứng nhận tại G-GLOBAL thực hiện theo quy trình chật chẽ như sau:
Bước 1: Thu thập thông tin khách hàng
Khách hàng cần phải cung cấp những thông tin cần thiết để G-GLOBAL có thể tư vấn cho bạn một cách chính xác nhất về việc kiểm định sơn chống cháy.
Bước 2: Soạn hồ sơ kiểm định sơn chống cháy
Trong bước này, G-GLOBAL sẽ cùng khách hàng chuẩn bị hồ sơ và các tài liệu liên quan cho việc kiểm định diễn ra nhanh chóng.
Bước 3: Nộp hồ sơ
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, G-GLOBAL đại diện khách hàng nộp tại cơ quan cso thẩm quyền chứng nhận kiểm định, cụ thể là nộp tại Cục Cảnh sát PCCC và Cứu nạn, cứu hộ.
Đồng thời, G-GLOBAL sẽ tiến hành bổ sung các tài liệu khác khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.
Bước 4: Theo dõi thủ tục Kiểm định và thúc đẩy Hồ sơ tại cơ quan thẩm định
G-GLOBAL sẽ liên tục cập nhật tình trạng kiểm định tại cơ quan có thẩm quyền và tiến hành thúc đẩy việc kiểm định nhanh hơn.
Bước 5: Nhận Giấy chứng nhận
Ngay khi có kết quả chứng nhận kiểm định sơn chống cháy, địa diện G-GLOBAL sẽ liên lạc với khách hàng.
Văn phòng chứng nhận quốc tế G-GLOBAL
Tự hào là tổ chức chứng nhận quốc tế uy tín, đã tạo nên một tổ chức đáng tin cậy đối với khách hàng. G-GLOBAL luôn được đánh giá cao bởi sự cộng tác chặt chẽ với các đối tác, hướng vào sự phát triển hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc biệt các chuyên gia chứng nhận của Văn phòng chứng nhận quốc tế G-GLOBAL được đào tạo chuyên môn cao để thực hiện những cuộc đánh giá chứng nhận có ý nghĩa thực tiễn cho hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp. Với những ưu thế trên, chúng tôi tin rằng sẽ đem lại kết quả như bạn mong muốn, giúp bạn thực hiện việc chứng nhận kiểm định sơn chống cháy nhanh chóng và hiệu quả.
Liên hệ ngay để được hỗ trợ tốt nhất:
VĂN PHÒNG TƯ VẤN CHỨNG NHẬN QUỐC TẾ G-GLOBAL
Văn phòng Hà Nội: Tầng 7 Tòa nhà HLT Số 23 Ngõ 37/2 Dịch Vọng Cầu Giấy Hà Nội
Văn phòng Đà Nẵng: 73 Lý Thái Tông, Phường Thanh Khê Tây, Quận Thanh Khê, Đà Nẵng
Văn phòng HCM: Tòa nhà PLS, 282 Chu Văn An, Phường 26, Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 0985.422.225
Email: info@ggobal.vn
Website: https://chungnhanquocte.com/ – https://gglobal.vn/