Để xác định được tính an toàn của thực phẩm, thì doanh nghiệp thường sử dụng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (FSMS). Hệ thống này ban đầu được xây dựng và thực hiện ở Anh. Tuy nhiên, nhờ những ưu việt và khả năng áp dụng rộng rãi của nó mà được sử dụng và áp dụng rộng rãi trên nhiều quốc gia hiện nay. Trong nội dung dưới đây, Chúng tôi sẽ cùng bạn thảo luận những nội dung có liên quan đến FSMS? Đồng thời cũng thấu hiểu tại sao nó lại có ý nghĩa quan trọng đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực thực phẩm.
Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm được hiểu là gì?
Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (Trong tiếng anh gọi là Food Safety Management System- FSMS). Được hiểu là một cách tiếp cận có hệ thống để kiểm soát được các mối nguy hại về thực phẩm của một cơ sở sản xuất, kinh doanh.
FSMS là gì?
Giải thích một cách dễ hiểu, thì FSMS chính là một hệ thống hiểu, và đồng thời phát hiện được các nguy cơ tiềm ẩn rủi ro. Từ đó, đưa ra các biện pháp ngăn ngừa chúng để giảm thiểu được rủi ro liên quan đến thực phẩm thông qua các biện pháp, cơ chế phòng ngừa.
Nội dung chính của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm là gì?
Nội dung, hay còn được gọi là yếu tố chính của FSMS cũng đã được đề cập đến theo tiêu chuẩn ISO 22000. Theo đó, một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm cần được bao gồm những nội dung chính như sau:
Một là: Sự giao tiếp và tương tác
Đây là một trong 4 yếu tố quan trọng của FSMS. Đặc biệt là trong lĩnh vực thực phẩm, thì sự giao tiếp và tương tác được hiểu là quá trình mà công ty xây dựng niềm tin với các bên liên quan. Như khách hàng, đối tác, nhà cung ứng dịch vụ, người tiêu dùng… Trên thực tế, việc giữ mối quan hệ hòa hữu, thiện chí với các bên có liên quan giúp cho doanh nghiệp dễ dàng hơn trong hoạt động kinh doanh, sản xuất của mình. Đặc biệt là đối với người nhận thực phẩm ( Khách hàng) và nhà cung cấp.
Theo đó, doanh nghiệp hãy đảm bảo tương tác, giao tiếp tích cực giữa các bên. Đặc biệt là trong quá trình xây dựng, áp dụng và triển khai thực hiện FSMS. Điều này tạo nên niềm tin, cũng như những cam kết về mặt chất lượng cho thực phẩm tốt nhất.
Hai là: Phương pháp quản lý hệ thống
Phương pháp quản lý hệ thống được đề xuất trong Iso. Doanh nghiệp có thể áp dụng phương pháp này khi xây dựng FSMS bao gồm:
- Hãy tập trung vào khách hàng của mình: Khách hàng quá khứ, khách hàng hiện tại, và nhóm khách hàng trong tương lai.
- Xây dựng và phát triển kế hoạch lãnh đạo phù hợp với tình hình thực tế doanh nghiệp.
- Cần khuyến khích, có cơ chế để động viên sự tham gia của đội ngũ nhân sự.
- Cần tiến hành và tập trung vào mọi quy trình.
- Đừng quên việc liên tục cần cải tiến.
- Đưa ra các quyết định cần dựa trên dữ liệu và bằng chứng.
- Xây dựng và quản lý được mối quan hệ với các bên liên quan.
Ba là: Chương trình tiên quyết
Chương trình tiên quyết (PRP) là một trong những yếu tố quan trọng của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Đây là những điều kiện, và những hoạt động cơ bản trong chuỗi cung ứng thực phẩm của tổ chức. Nhằm đảm bảo mục đích cao nhất là an toàn và chất lượng cho sản phẩm. Đây cũng là các biện pháp phòng ngừa,kiểm soát các điều kiện nhằm đảm bảo quy trình, hoạt động cùng các yếu tố liên quan đến môi trường hiện nay.
Bốn là: Đáp ứng HACCP
HACCP – Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát quan trọng. Đây là hệ thống được sử dụng trong các doanh nghiệp thực phẩm. Nhằm đảm bảo được sự an toàn cho thực phẩm, đồng thời kịp thời phát hiện ra các mối nguy trong quá trình sản xuất, cung ứng thực phẩm. Từ đó, giảm thiểu được các mối nguy này trong hoạt động của doanh nghiệp. Mỗi điểm kiểm soát sẽ bao gồm:
- Thủ tục giám sát
- Các biện pháp khắc phục.
- Thủ tục xác minh tính chính xác
- Lưu trữ tài liệu liên quan
Những hệ thống quản lý an toàn thực phẩm phổ biến hiện nay
Một số hệ thống quản lý an toàn thực phẩm phổ biến hiện nay được áp dụng cho các doanh nghiệp. Những hệ thống này khá phổ biến và được từng doanh nghiệp áp dụng theo điều kiện và yêu cầu thực tế của mình. Bao gồm:
- ISO 22000
- FSSC 22000
- HACCP
- BRCA
Áp dụng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp?
Triển khai và áp dụng FSMS trong doanh nghiệp lĩnh vực thực phẩm mang lại rất nhiều lợi ích. Vì thế mà các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực luôn nỗ lực để tìm cách thực hiện và có được các chứng nhận liên quan. Một vài lợi ích tiêu biểu có thể kể đến bao gồm:
- Giúp đảm bảo được sự an toàn thực phẩm, an toàn cho người tiêu dùng.
- Kiểm soát được chất lượng sản phẩm tốt hơn.
- Đồng thời, mang lại nhiều giá trị về kinh tế, niềm tin, sự an tâm cho khách hàng.
Trên đây là những nội dung cần biết về FSMS. Quý khách hàng, doanh nghiệp quan tâm có thể liên hệ trực tiếp với G-Global để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.
>>> Xem thêm: Điểm danh các tiêu chuẩn iso trong thực phẩm mà doanh nghiệp cần biết