Sử dụng các chất cấm trong thực phẩm, các phụ gia thực phẩm bị cấm… trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm kém chất lượng hiện nay là thực trạng rất phổ biến. Hoạt động này nhằm thu lại nguồn lợi bất chính, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người tiêu dùng. Do đó, việc tìm hiểu và biết được danh mục các chất cấm trong thực phẩm là điều vô cùng cần thiết. Cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ vấn đề trên trong nội dung bài viết dưới đây:
Các chất cấm trong thực phẩm
Các chất cấm trong thực phẩm gồm những gì?
Chất cấm được hiểu là các hoạt chất, hóa chất, chất kháng sinh,… có gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và tính mạng của con người. Những loại chất này bị cấm trong quá trình sản xuất và kinh doanh thực phẩm. Quy định về các chất cấm trong thực phẩm cũng được nêu rõ trong văn bản luật. Điều 3 Thông Tư 10/2021/TT/BHYT có quy định rõ việc không được sử dụng các chất cấm như sau:
- Các loại thuốc, nguyên liệu làm thuốc cấm nhập khẩu và cấm sản xuất: Ví dụ như Acetic anhydride, Acetone…
- Các chất ma túy cũng tuyệt đối không được sử dụng trong y học và trong đời sống: Ví dụ như: Alphacetylmethadol,….
- Các chất ma túy cũng được cần dùng hạn chế trong việc phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học hay việc điều tra tội phạm…Hoặc trong các lĩnh vực như y tế, thú y cần được sử dụng theo các quy định của pháp luật và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Các chất cấm trong thực phẩm cũng không thể không nhắc đến các tiền chất thiết yếu có tham gia vào cấu trúc của các loại ma túy. Như: Lysergic acid,….
- Các loại dược chất gây nghiện như: cây bã thuốc, dừa cạn, đại kích…
- Các loại thuốc độc và nguyên liệu làm thuốc độc: Abiraterone, Acid Valproic…
- Danh mục các loại dược liệu có chất độc có nguồn gốc từ động vật và từ thực phẩm: Bao gồm: cây cà độc dược, cam thảo dây, bọ hung, ngô cong..
- Các loại dược liệu có độc tính có nguồn gốc khoáng vật: Như bàng sa, duyên đơn, duyên phấn….
- Các chất khác: Như Colchicine…
Nguyên tắc xây dựng danh mục các chất cấm trong thực phẩm là gì?
Các chất cấm trong thực phẩm
Danh mục các chất cấm trong thực phẩm được xây dựng dựa trên nguyên tắc như sau:
+ Nguyên tắc phù hợp với các quy định của pháp luật cho phép. Đồng thời dựa trên cơ sở của khoa học, y học hiện đại.
+ Nguyên tắc phù hợp với các thông lệ quốc tế. Đồng thời cũng cần phù hợp với yếu tố thực tiễn của việc quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm ở Việt Nam.
+ Đồng thời, để xây dựng được danh mục các chất cấm trong thực phẩm thì cần phải có sự cập nhật kịp thời , sửa đổi và bổ sung những điều kiện trên thực tế. Để nhằm đảm bảo được yêu cầu bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng cũng như theo quy định của nhà nước.
+ Các chất đưa vào trong danh mục chất cấm phải là các chất có khả năng gây hại đến sức khỏe hay tính mạng của người tiêu dùng. Hoặc các chất không được sử dụng trong sản xuất và chế biến thực phẩm.
Tham khảo một số các phụ gia thực phẩm bị cấm sử dụng là gì?
Ngài các chất cấm trong thực phẩm nêu trên, thì một số loại phụ gia thực phẩm chúng ta cũng thường được nghe đến hàng ngày có thể cũng nằm trong danh mục các chất phụ gia thực phẩm bị cấm. Vì thế, để đảm bảo cho quy trình chế biến thực phẩm trở nên an toàn và hiệu quả, thì bạn cũng cần biết rõ được các chất phụ gia thực phẩm bị cấm sử dụng bao gồm :
Các phụ gia thực phẩm bị cấm sử dụng
1: Hàn the, chất tạo ngọt, màu thực phẩm và Formol: Nhóm chất này có nguy cơ gây hại nếu sử dụng thường xuyên. Các loại phụ gia thực phẩm này sử dụng ít sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, cần được quản lý để sử dụng đúng mục đích.
2: Clenbuterol, salbutamol, dexamethason: Đây là các loại phụ gia thực phẩm (hóa chất) được sử dụng trong thức ăn chăn nuôi của động vật. Clenbuterol, salbutamol thì có tác dụng làm giảm đi lượng mỡ dưới da của thịt động vật. Loại hóa chất này có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng. Còn dexamethason có tác dụng trữ nước, giúp gia súc gia cầm tăng trọng lượng trước khi xuất chuồng.
3: Chloramphenicol, nitrofuran, fluoroquinolon, malachite green: Tương tự như trên, thì Chloramphenicol, nitrofuran, fluoroquinolon, malachite green là những hóa chất bị cấm trong chế biến thủy và hải sản.
Việc kinh doanh, buôn bán các loại thực phẩm chứa chất cấm thường bị xử phạt hành chính. Đối với các hành vi nguy hại hơn có thể bị truy tố trách nhiệm hình sự. Chính vì thế, người sản xuất, cũng như đơn vị kinh doanh thực phẩm cũng cần nắm rõ các quy định về danh mục các chất cấm trong thực phẩm, các loại phụ gia thực phẩm bị cấm nêu trên để có thể có được hành vi kinh doanh chuẩn mực và đúng pháp luật.
Hy vọng rằng, những thông tin trên đây mà G-Global cung cấp sẽ giúp bạn hiểu rõ về vấn đề này. Quý khách hàng có thể đón đọc thêm những thông tin hữu ích mà chúng tôi thường xuyên cập nhật tại đây nhé!
Liên hệ ngay để được hỗ trợ tốt nhất:
VĂN PHÒNG TƯ VẤN CHỨNG NHẬN QUỐC TẾ G-GLOBAL
Văn phòng Hà Nội: Tầng 7 Tòa nhà HLT Số 23 Ngõ 37/2 Dịch Vọng Cầu Giấy Hà Nội
Văn phòng Đà Nẵng: 73 Lý Thái Tông, Phường Thanh Khê Tây, Quận Thanh Khê, Đà Nẵng
Văn phòng HCM: Tòa nhà PLS, 282 Chu Văn An, Phường 26, Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 0985.422.225
Email: info@ggobal.vn
Website: https://chungnhanquocte.com/ – https://gglobal.vn/