Việc đăng ký thương hiệu độc quyền dường như đã trở thành nhu cầu rất thiết yếu cho các doanh nghiệp muốn bảo vệ giá trị cho chính doanh nghiệp mình, tạo được chỗ đứng trên thị trường. Tuy nhiên có không ít doanh nghiệp vẫn chần chừ không biết nên đăng ký hay không vì không biết chi phí thực hiện có quá đắt? Đó là lẽ đương nhiên mà mọi chủ thể có nhu cầu đăng ký đều quan tâm.
Vậy chi phí đăng ký hết bao nhiêu? Làm thế nào để tiết kiệm chi phí?…. Tất cả mọi nỗi lo của quá khách sẽ được G-GLOBAL giải quyết chi tiết trong bài tư vấn này. Chúng tôi sẽ giúp quý khách tối thiểu hóa chi phí, tối đa hóa lợi ích khi đăng ký thương hiệu độc quyền.
» Xem thêm: Đăng ký sở hữu trí tuệ ở đâu
Chi phí đăng ký thương hiệu độc quyền là gì?
Trước tiên chúng ta cần hiểu về khái niệm chi phí nói chung. Vậy chi phí là gì? Chi phí chính là những hao phí về nguồn lực để doanh nghiệp đạt được một hoặc những mục tiêu cụ thể. Nói cách khác thì chi phí là số tiền phải trả để thực hiện các hoạt động kinh tế như sản xuất, giao dịch… nhằm mua được các loại hàng hóa, dịch vụ cần thiết cho quá trình sản xuất, kinh doanh.
Đăng ký thương hiệu độc quyền là việc xác lập quyền đối với thương hiệu của mình bằng cách nộp đơn đến cơ quan có thẩm quyền là Cục Sở hữu trí tuệ.
Từ những khái nệm trên chúng ta có thể hiểu chi phí đăng ký thương hiệu độc quyền là số tiền mà chủ thể có nhu cầu đăng ký thương hiệu độc quyền cho các sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ của mình phải bỏ ra để thực hiện được các thủ tục đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền để được xác lập quyền với các sản phẩm đó. Từ đó được pháp luật bảo hộ thương hiệu của mình. Chi phí này sẽ tùy thuộc vào số lượng hàng hóa, dịch vụ có nhu cầu đăng ký và cách thức thực hiện….
Các chi phí đăng ký thương hiệu độc quyền gồm những gì?
Xuất phát từ trình tự, thủ tục đăng ký thương hiệu độc quyền thì sẽ phát sinh các loại chi phí khác nhau để đảm bảo cho quá trình thực hiện diễn ra thuận lợi, đúng quy định. Theo thông tư 263/2016/TT-BTC ban hành ngày 14 tháng 11 năm 2016 Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp thì sẽ có các chi phí cụ thể sau:
- Lệ phí nộp đơn đăng ký thương hiệu độc quyền: 150.000 đồng
- Chi phí thẩm định nội dung đơn: 300.000 đồng
- Lệ phí cấp văn bằng bảo hộ: 120.000 đồng
- Phí công bố thông tin đăng ký thương hiệu độc quyền: 120.000 đồng
- Phí đăng bạ thông tin sau khi đăng ký thương hiệu độc quyền: 120.000 đồng
- Phí tra cứu thông tin nhằm phục vụ cho việc thẩm định: 180.000 đồng
Trên đây là chi phí cơ bản đăng ký thương hiệu độc quyền trong trường hợp một nhóm sản phẩm có tối đa 6 hàng hóa/ dịch vụ. Trường hợp nhóm sản phẩm nhiều hơn thì chi phí được tính thêm dựa trên số lượng tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ theo quy định tại thông tư này.
Quy định về tổ chức thu chi phí, kê khai nộp, quản lý và sử dụng chi phí đã thu
Tổ chức thu: Cục Sở hữu trí tuệ
Loại tiền: đồng Việt Nam trừ trường hợp thu phí qua Văn phòng quốc tế của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới.
Chủ thể đăng ký nộp phí, lệ phí bằng tiền mặt hoặc qua dịch vụ bưu chính cho Cục Sở hữu trí tuệ hoặc chuyển khoản vào tài khoản cảu tổ chức thu. Với phí thu qua Văn phòng quốc tế của tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới thì được chuyển khoản vào tài khoản của tổ chức thu phí mở tại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng Việt Nam.
Chậm nhất thứ 2 hàng tuần thì tổ chức thu phí phải gửi số tiền đã thu của tuần trước vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách mở tại Kho bạc Nhà nước.
Tổ chức thu phí được để lại 85% số tiền phí thu được trước khi nộp ngân sách nhà nước để trang trải các chi phí cho việc thực hiện công việc, dịch vụ. Còn 15% trên tổng số tiền phí thu được nộp vào ngân sách nhà nước theo mục lục ngân sách nhà nước hiện hành.
Làm sao để tiết kiệm chi phí khi đăng ký thương hiệu độc quyền?
Làm thế nào để đăng ký được thương hiệu độc quyền mà lại tiết kiệm được chi phí là mối bận tâm của tất cả các chủ thể có nhu cầu đăng ký. Vì vậy chúng tôi – G-GLOBAL sẽ chỉ cho quý khách một số lưu ý để giảm thiểu chi phí mà vẫn đảm bảo đăng ký được thuận lợi, nhanh chóng.
- Khi kê khai các hàng hóa, dịch vụ trong tờ đơn để nộp cho cơ quan có thẩm quyền thì phải chú ý kê khai rõ ràng, cụ thể từ sản phẩm nào mang thương hiệu nào, đảm bảo sự phân nhóm hợp lý, tốt nhất theo quy ước về bảng phân loại hàng hóa, dịch vụ quốc tế.
- Khi nộp hồ sơ cần chú ý kiểm tra, rà soát kỹ về mặt hình thức và nội dung để đảm bảo hồ sơ được nộp phải thật chuẩn, trình tự thực hiện cũng đúng quy định để tránh tình trạng hồ sơ bị trả lại hay bị đối thủ cạnh tranh khác đã đăng ký. Như vậy dẫn đến tốn thêm chi phí để thực hiện thủ tục lại từ đầu.
- Phải đảm bảo có được chứng từ nộp phí, lệ phí hợp pháp. Vì vậy ngay cả khi đã thực hiện xong việc nộp các khoản phí và lệ phí thì quý khách cũng đừng nên chủ quan về chứng từ được cấp, cần chắc chắn răng chứng từ hợp pháp, hợp lệ theo quy định pháp luật.
- Trong trường hợp thương hiệu độc quyền là sở hữu của tập thể thì cá nhân đứng ra đăng ký buộc phải có giấy ủy quyền cảu các chủ sở hữu còn lại. Giấy ủy quyền phải đảm bảo các nội dung về tên, địa chỉ của các bên; nội dung ủy quyền; phạm vi ủy quyền; thời hạn ủy quyền;…
- Nếu thương hiệu độc quyền do thừa kế, thụ hưởng quyền nộp đơn của người khác; thương hiệu đã thông qua trưng bày triển lãm; có giải thưởng hay huy chương thì người đăng ký phải có giấy chứng nhận về việc thực hiện các hoạt động đó.
Để được tư vấn cụ thể hơn về chi phí đăng ký thương hiệu độc quyền, quý khách hàng có thể liên hệ Văn phòng chứng nhận quốc tế G-GLOBAL theo các địa chỉ sau:
Liên hệ ngay để được hỗ trợ tốt nhất:
VĂN PHÒNG TƯ VẤN CHỨNG NHẬN QUỐC TẾ G-GLOBAL
Văn phòng Hà Nội: Tầng 7 Tòa nhà HLT Số 23 Ngõ 37/2 Dịch Vọng Cầu Giấy Hà Nội
Văn phòng Đà Nẵng: 73 Lý Thái Tông, Phường Thanh Khê Tây, Quận Thanh Khê, Đà Nẵng
Văn phòng HCM: Tòa nhà PLS, 282 Chu Văn An, Phường 26, Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 0985.422.225
Email: info@ggobal.vn
Website: https://chungnhanquocte.com/ – https://gglobal.vn/