Các công ty sản xuất sản phẩm, dịch vụ đều cần quan tâm đến chi phí chất lượng. Vì thế, tầm quan trọng của chi phí chất lượng là gì? Hay cách phân loại chi phí chất lượng bao gồm loại nào cũng rất được nhiều khách hàng quan tâm. Tất cả những nội dung đó sẽ được G-Global chia sẻ trong bài viết dưới đây:
Thông tin về chi phí chất lượng
Chi phí chất lượng (Quality cost) là gì?
– Chi phí chất lượng ( Trong tiếng anh là Quality Cost) được hiểu là một phương pháp tính toán chi phí. Chi phí này công ty phải chịu để đảm bảo rằng việc sản xuất ra sản phẩm phải đạt được các tiêu chuẩn chất lượng. Và bao gồm cả chi phí sản xuất hàng hóa không đạt đủ các tiêu chuẩn chất lượng hiện hành.
– Cost Of Poor Quality – COPQ (Chi phí kém chất lượng) là gì? Hay còn được hiểu là chi phí không chất lượng là gì? Thuật ngữ này được định nghĩa là chi phí có liên quan đến việc cung cấp các sản phẩm hay cung cấp các dịch vụ có chất lượng kém đến khách hàng.
Việc hiểu rõ về khái niệm chi phí chất lượng (Quality cost) là gì sẽ giúp doanh nghiệp có thể tính toán chi phí hợp lý, chính xác và hiệu quả nhất.
Tìm hiểu chi phí chất lượng bao gồm loại nào?
Tìm hiểu về chi phí chất lượng bao gồm loại nào? Bạn có thể phân chia thành 4 loại bao gồm:
– Chi phí phòng ngừa
– Chi phí thẩm định
– Chi phí hư hỏng bên trong
– Chi phí hư hỏng bên ngoài
Những đặc trưng cơ bản của các loại chi phí chất lượng này sẽ bao gồm:
Chi phí chất lượng bao gồm loại nào?
1: Về chi phí phòng ngừa
Chi phí này tổ chức, doanh nghiệp cần chi trả để ngăn cản các vấn đề liên quan đến chất lượng kém. Chi phí phòng ngừa được thực hiện trong khuôn khổ của quy trình quản lý chất lượng cho các doanh nghiệp. Chi phí này càng lớn thì sẽ càng giảm thiểu được các chi phí chất lượng khác phát sinh. Chi phí phòng ngừa có thể được kể đến như:
– Chi phí thiết kế
– Chi phí thực hiện và duy trì hệ thống quản lý chất lượng
– Các hoạt động ngăn ngừa sản phẩm hay dịch vụ có chất lượng kém.
2: Về chi phí thẩm định
Chi phí chất lượng cũng sẽ bao gồm cả chi phí thẩm định. Chi phí thẩm định có thể có để giữ cho vấn đề chất lượng kém không xảy ra. Chi phí thẩm định phát sinh khi thực hiện các hoạt động như: Đo lường, giám sát các vấn đề liên quan đến chất lượng, hay chi phí đánh giá nhà cung cấp, đánh giá chất lượng.
3: Về chi phí hư hỏng bên trong
Chi phí này phát sinh khi phát hiện lỗi sản phẩm trước khi đưa đến khách hàng. Chi phí này có thể bao gồm:
– Lãng phí: Thực hiện các hạng mục công việc gây lãng phí, không cần thiết. Hay lãng phí do tổ chức kém hay giao tiếp kém.
– Phế liệu: Chi phí này phải chi trả khi sản phẩm lỗi, không thể sửa chữa mà buộc phải tiêu hủy
– Chi phí làm lại hoặc phải sửa chữa: Cần thực hiện chỉnh sửa lại lỗi, sửa chữa lại sản phẩm khi có sai sót.
– Phân tích lỗi: Cần phân tích lỗi để phát hiện được những hư hỏng bên trong. Từ đó xác định được chi phí hư hỏng bên trong.
Chi phí hư hỏng bên trong thường dễ dàng phát hiện, kiểm soát và tính toán.
4: Về chi phí hư hỏng bên ngoài
Chi phí này phát sinh khi sản phẩm được khách hàng sử dụng và phát hiện ra lỗi. Chi phí này thường nghiêm trọng và tốn kém hơn rất nhiều so với chi phí hư hỏng bên trong. Đặc biệt có thể xảy ra đối với vấn đề truyền thông và thái độ, ý kiến khách hàng đối với sản phẩm.
Với cách phân chia chi phí chất lượng bao gồm những loại nào trên đây. Quý khách hàng, doanh nghiệp có thể dễ dàng tính toán và kiểm soát chi phí chất lượng hiệu quả nhất.
Chi phí chất lượng có vai trò và tầm quan trọng như thế nào?
Chi phí chất lượng không chỉ là yếu tố để đánh giá hoạt động quản trị chất lượng của một doanh nghiệp. Mà chi phí chất lượng còn là yếu tố nhằm thể hiện được lợi nhuận, hay việc thỏa mãn những nhu cầu mà khách hàng có thể đạt được. Tầm quan trọng của chi phí chất lượng cũng cần được đánh giá và nhìn nhận khách quan. Bao gồm:
Chi phí chất lượng có vai trò như thế nào?
+ Chi phí chất lượng là phương pháp đánh giá được hiệu suất, hiệu quả của quá trình quản lý chất lượng đối với mỗi doanh nghiệp.
+ Chi phí chất lượng cũng có vai trò trong việc phát hiện được các vị trí, quy trình hay khu vực xảy ra hư hỏng ( trục trặc) . Bởi có vấn đề thì mới phát sinh chi phí.
+ Từ đó, chi phí chất lượng giúp xác định được các chỉ tiêu hành động một cách tốt nhất.
+ Chi phí chất lượng giúp nâng cao được nhận thức của toàn bộ doanh nghiệp. Đồng thời, tạo được văn hóa chất lượng trong các doanh nghiệp đó.
+ Nhờ việc xác định được chi phí chất lượng tốt và chi phí chất lượng kém. Mà doanh nghiệp, tổ chức có khả năng phân bổ nguồn lực hợp lý. Từ đó nhằm cải thiện được sản phẩm. Và nâng cao chất lượng sản phẩm tốt hơn.
Quý khách hàng có thể đón đọc thêm nhiều thông tin thú vị khác cùng G-Global tại đây:
Liên hệ ngay để được hỗ trợ tốt nhất:
VĂN PHÒNG TƯ VẤN CHỨNG NHẬN QUỐC TẾ G-GLOBAL
Văn phòng Hà Nội: Tầng 7 Tòa nhà HLT Số 23 Ngõ 37/2 Dịch Vọng Cầu Giấy Hà Nội
Văn phòng Đà Nẵng: 73 Lý Thái Tông, Phường Thanh Khê Tây, Quận Thanh Khê, Đà Nẵng
Văn phòng HCM: Tòa nhà PLS, 282 Chu Văn An, Phường 26, Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 0985.422.225
Email: info@ggobal.vn
Website: https://chungnhanquocte.com/ – https://gglobal.vn/