Các phương pháp và quy trình nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro

Trong hoạt động sản xuất, hay trong những công việc, lao động đều tiềm ẩn nhiều rủi ro. Bởi thế, mỗi doanh nghiệp cần phải thực hiện nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro tại môi trường làm việc của mình. Từ đó, có thể đảm bảo được cho người lao động một môi trường làm việc tốt nhất. Trong nội dung dưới đây, G-Global sẽ cùng bạn tìm hiểu về các phương pháp, cũng như quy trình nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro theo tiêu chuẩn ISO.

Hiểu về nhận dạng mối nguy là gì? Đánh giá rủi ro là gì?

Nhận dạng mối nguy được hiểu là gì?


Nhận dạng mối nguy và đánh giá rủi ro là gì?

Nhận dạng mối nguy là khái niệm được xuất hiện trong tiêu chuẩn ISO 45001. Khi đó, có thể hiểu, nhận dạng mối nguy ( hay nhận diện mối nguy) đòi hỏi việc bạn phải xem xét từng quy trình của mình. Và có thể xác định các mối đe dọa hiện có. Các mối đe dọa này liệu có khả năng gây thương tích, hay ảnh hưởng đến tình hình sức khỏe của người lao động hay không? Các mối nguy có thể xảy ra bao gồm các hoạt động thường ngày mà bạn thực hiện, hay cả trong các trường hợp khẩn cấp. Trong các kế hoạch, các hoạt động … có thể gây nguy hiểm trong quá trình này… Nhờ đó, bạn có thể đánh giá được tất cả các mối nguy, từ đó có thể tiếp tục thực hiện các bước đánh giá rủi ro.

Hiểu về đánh giá rủi ro là gì?

Rủi ro được hiểu là sự kết hợp khả năng xảy ra những mối nguy và mức độ nghiêm trọng của các tổn thương cơ thể, hay bệnh tật có thể gây ra do mối nguy này. Khi đó, đánh giá rủi ro được hiểu là quá trình tìm hiểu những rủi ro có khả năng xảy ra trong toàn bộ quá trình làm việc. Nhờ việc đánh giá rủi ro mà doanh nghiệp, tổ chức có thể định hướng và tìm ra được những biện pháp hợp lý. Hay những biện pháp kịp thời nhằm khắc phục được những rủi ro đó. Nhờ đó mà hoạt động lao động, vận hành của tổ chức được diễn ra thuận lợi và an toàn hơn.

Tham khảo các phương pháp nhận diện mối nguy tại nơi làm việc là gì?

Việc nhận diện mối nguy tại nơi làm việc đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa những thương tích, hay bệnh tật có thể xảy ra trong quá trình lao động và làm việc. Bạn có thể tham khảo một số các phương pháp nhận diện mối nguy tại nơi làm việc thường được các tổ chức áp dụng như sau:

Phương pháp nhận diện mối nguy tại nơi làm việc?

–          Phương pháp dựa vào báo cáo

–          Phương pháp phân tích tai nạn và sự cố ( AIA)

–          Phương pháp phân tích cây sự cố ( ETA)

–          Phương pháp tuần tra quan sát (PO)

–          Phương pháp phân tích công việc chủ yếu (CTA)

–          Phương pháp nhận dạng mối nguy (HAZID)

–          Phương pháp phân tích cây sai hỏng (FTA)

Tùy thuộc vào từng hoàn cảnh hay điều kiện áp dụng thực tế. Mà doanh nghiệp có thể áp dụng một hay kết hợp nhiều phương pháp kể trên để đem đến hiệu quả nhận diện mối nguy hiệu quả nhất.

Tìm hiểu về quy trình nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro

Quy trình nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro được nhiều doanh nghiệp, tổ chức quan tâm. Hiểu về quy trình này sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra được các biện pháp thích hợp và hiệu quả cho quá trình hoạt động của mình. Tham khảo quy trình 5 bước nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro bao gồm các bước như sau:

Quy trình nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro

Bước 1: Cần nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro

Các mối nguy hạn cần được nhận diện và đánh giá. Mối nguy có thể được hiểu là bất cứ những gì có khả năng gây ảnh hưởng đến sức khỏe hay thương tích cho con người. Hay những mối nguy có khả năng làm ảnh hưởng đến máy móc, trang thiết bị, hay có khả năng hủy hoại môi trường…. Đây đều là những mối nguy cần được nhận diện. Có thể đánh giá, phân loại dựa trên một vài tiêu chí như sau;

–          Mối nguy liên quan đến vật chất

–          Mối nguy liên quan đến yếu tố đạo đức.

–          Mối nguy liên quan đến yếu tố tinh thần.

Khi đó, việc đánh giá rủi ro chính là sự kết hợp giữa các mức độ nguy hiểm với tần suất có thể xảy ra các mối nguy đó.

Bước 2: Nhận diện đối tượng bị tổn thương và Mức độ bị tổn thương?

Đây cũng là một trong những bước quan trọng của quy trình nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro cần thiết. Việc nhận diện đối tượng bị tổn thương sẽ giúp bạn đưa ra được các biện pháp kiểm soát phù hợp. Bạn có thể phân loại nhóm đối tượng bị tổn thương theo các mức độ từ nhẹ đến nặng, từ thấp đến cao. Có thể ví dụ việc nhận diện đối tượng bị tổn thương trong một khu công nghiệp sẽ bao gồm các nhóm như:

–          Lao động mới tuyển và trẻ tuổi (Chưa có gia đình)

–          Lao động có thâm niên và đã có gia đình

–          Nhóm lao động đang mang thai hay mới sinh con

–          Nhóm quản lý

–          Nhóm nhà thầu, nhóm công nhân phụ trách bảo trì.

–          ….

Nhờ vào việc phân loại, nhận diện đối tượng bị tổn thương. Đồng thời đánh giá mức độ bị tổn thương sẽ giúp cho bạn đưa ra được các phương pháp xử lý hiệu quả.

Bước 3: Tiến hành đánh giá rủi ro và đưa ra biện pháp phòng ngừa

Đánh giá rủi ro có thể được phân loại thành 3 mức độ cơ bản:

–          Mức độ rủi ro thấp ( Khả năng xảy ra ít)

–          Mức độ rủi ro trung bình ( Khả năng xảy ra nhiều)

–          Mức độ rủi ro cao ( Khả năng xảy ra là rất lớn)

Khi đó, cần đưa ra các biện pháp tương thích với tình hình thực tiễn. Có thể là: Tạm dừng toàn bộ công việc. Tiến hành kiểm tra, rà soát. Sau đó khắc phục rủi ro, sự cố. Từ đó, sẽ giảm thiểu được tối đa những mối nguy tại nơi làm việc cho người lao động.

Bước 4: Tiến hành ghi chép những phát hiện, và đưa ra biện pháp khắc phục lâu dài

Quá trình sản xuất, lao động sẽ khó tránh được các mối nguy. Do đó, khi nhận diện được mối nguy, cần tiến hành ghi chép đầy đủ. Từ đó có những phát hiện mới và đưa ra được biện pháp khắc phục lâu dài và ổn định. Đây là bước quan trọng trong toàn bộ quá trình nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro. Nó sẽ giúp doanh nghiệp quản lý được dễ dàng. Đồng thời có được khả năng xử lý tốt nhất trong nhiều trường hợp tương tự.

Bước 5: Cập nhật thường xuyên, đưa ra các giải pháp an toàn mới và hiệu quả

Quy trình nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro

Rủi ro có khả năng thay đổi. Thay đổi theo thời gian, môi trường làm việc, hay con người… Do đó, ý nghĩa của bước này chính là cần luôn cập nhật thường xuyên các khả năng có thể xảy ra rủi ro. Đánh giá mức độ các rủi ro mới gặp phải để đảm bảo luôn có biện pháp ứng phó tốt nhất với rủi ro mới.

Lời kết

Hầu hết, mọi doanh nghiệp, công ty, mọi môi trường lao động, việc làm đều có tiềm ẩn những rủi ro và mối nguy hại. Doanh nghiệp cần có một môi trường làm việc an toàn và bền vững thì cách thực hiện đánh giá nguy cơ rủi ro. Đồng thời nhận diện các mối nguy tại nơi làm việc đó một cách nhanh chóng và thường xuyên.

Hy vọng rằng, những thông tin trên đây về các phương pháp, hay quy trình nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro mà G-Global cung cấp. Điều này sẽ phù hợp và mang lại những thông tin hữu ích, cần thiết đối với quý doanh nghiệp và khách hàng.

Mọi thắc mắc, yêu cầu tư vấn, quý khách có thể liên hệ với G-Global để được hỗ trợ tốt nhất. 

 

Liên hệ ngay để được hỗ trợ tốt nhất:

✅ VĂN PHÒNG TƯ VẤN CHỨNG NHẬN QUỐC TẾ  G-GLOBAL ✅

💒 Văn phòng Hà Nội:           Tầng 7 Tòa nhà HLT Số 23 Ngõ 37/2 Dịch Vọng Cầu Giấy Hà Nội

💒 Văn phòng Đà Nẵng:        73 Lý Thái Tông, Phường Thanh Khê Tây, Quận Thanh Khê, Đà Nẵng

💒 Văn phòng HCM:              Tòa nhà PLS, 282 Chu Văn An, Phường 26, Bình Thạnh, TP.HCM


☎️ Hotline:                                 0985.422.225

📩  Email:                                    info@ggobal.vn

🌐 Website:                                https://chungnhanquocte.com/ – https://gglobal.vn/

☎️0985.422.225
✅Nhận chứng chỉ nhanh
⭐️Chi phí thấp

Share:

Bài viết liên quan

Tư vấn từ Gglobal
G

0985 422 225

chat zalo
Nhận báo giá chứng nhận ISO

Quý khách vui lòng để lại thông tin để nhận báo giá tốt nhất từ chúng tôi [recaptcha size:compact]


    X
    Liên hệ nhận báo giá