Các doanh nghiệp, cá nhân và tổ chức đang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh thực phẩm không còn xa lạ gì với luật an toàn thực phẩm hiện hành. Để xin được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thì cần có giấy xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm của cơ sở đó. Trong nội dung dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn về quy định về tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm như thế nào bạn nhé!
Tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm
Tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm áp dụng với đối tượng nào?
Đối tượng cần tập huấn kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm là: Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Người sản xuất, kinh doanh thực phẩm trong cơ sở đó.
Đối tượng áp dụng tập huấn được quy định theo yêu cầu của pháp luật. Căn cứ vào những văn bản luật như:
+ Điểm đ, Khoản 1, điều 3, luật An toàn thực phẩm 2010: Chủ cơ sở của doanh nghiệp, công ty cung cấp thực phẩm phải có giấy xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm. Nếu như cơ sở đó muốn xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Đây là quy định bắt buộc.
+ Điểm c, Khoản 2, Điều 6, thuộc khoản 3, Điều 2, Chương I của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP. Thì hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm sẽ bao gồm danh sách những người sản xuất thực phẩm, người kinh doanh dịch vụ ăn uống đã được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm.
Tài liệu tập huấn an toàn thực phẩm bao gồm những gì?
Tài liệu tập huấn an toàn thực phẩm
Tài liệu tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm là các văn bản liên quan đến các vấn đề như:
– Văn bản về an toàn thực phẩm còn hiệu lực.
– Các tài liệu đã được ban hành và phê duyệt
Đồng thời, chủ cơ sở sản xuất và kinh doanh thực phẩm cần là người chịu trách nhiệm chính về kết quả tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm do mình xác nhận. Đồng thời, các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm ở địa phương cũng không chịu trách nhiệm hay thực hiện việc xác nhận kiến thức cho các đơn vị, hay các cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống.
Tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm đem lại những lợi ích như thế nào?
Việc tập huấn, cũng như tìm hiểu về những quy định về tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm vô cùng quan trọng. Nó đem lại rất nhiều lợi ích thiết thực cho các doanh nghiệp hoạt động và kinh doanh trong lĩnh vực này. Cụ thể những lợi ích có thể kể đến như sau:
+ Tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm sẽ giúp cho chủ cơ sở và những người trực tiếp sản xuất thực phẩm tại cơ sở đó trang bị được những kiến thức cần thiết về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Đồng thời, xây dựng các biện pháp để bảo vệ an toàn vệ sinh thực phẩm một cách chủ động và tích cực nhất.
+ Nhờ đó, mà các tổ chức và cá nhân hiểu rõ được các quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm. Cũng như những điều kiện xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhờ đó mà thực hiện đúng các yêu cầu, cũng như quy định của pháp luật về vấn đề này. Tránh việc xảy ra những sai phạm trong quá trình hoạt động và vận hành.
+ Giúp đảm bảo được vệ sinh an toàn thực phẩm trong mọi khâu sản xuất. Đem đến thị trường những sản phẩm tốt nhất và chất lượng nhất.
+ Nhờ việc tập huấn, mà hành vi và nhận thức của người chủ cơ sở và các thành viên được thay đổi tích cực và hiệu quả hơn. Nhờ đó, mà giảm thiểu được những hậu quả của việc ngộ độc thực phẩm hay ô nhiễm môi trường.
+ Hơn nữa, giấy hay biên bản tập huấn an toàn thực phẩm cũng là một trong những thành phần hồ sơ bắt buộc cần phải có khi doanh nghiệp muốn làm hồ sơ xin xác nhận kiến thức ATTP, chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
+ Là giấy tờ cần thiết để cho các cơ quan chức năng trong việc kiểm tra, kiểm soát các cơ sở kinh doanh, cá nhân kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm.
Chi tiết hướng dẫn quy định về tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm
Doanh nghiệp khi thực hiện tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm có thể thực hiện theo các bước như sau:
Hướng dẫn quy định về tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm
Bước 1: Chuẩn bị: Doanh nghiệp cần chuẩn bị các tài liệu tập huấn kiến thức về vấn đề an toàn thực phẩm. Đồng thời, hướng dẫn trực tiếp hoặc tập huấn cho toàn bộ nhân viên của mình về các tài liệu này.
Bước 2: Lập quyết định cho việc tổ chức khi xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm. Các câu hỏi ở bước 1 cần được học tập và ôn luyện kỹ để tiến hành thi chính thức.
Bước 3: Tiến hành tổ chức thi xác nhận kiến thức liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm cho toàn bộ nhân sự tham gia quá trình sản xuất thực phẩm.
Bước 4: Hội đồng tổ chức chấm thi và tổng kết kết quả tập huấn
Bước 5: Những nhân sự có kết quả tập huấn đạt yêu cầu sẽ được xác nhận hoàn thành tập huấn.
Trên đây là toàn bộ những thông tin chi tiết quy định về tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm dành cho mọi doanh nghiệp, cá nhân tham khảo. Hy vọng rằng, đây sẽ là những thông tin, kiến thức hữu ích và cần thiết đối với bạn.
Liên hệ với G-Global để được hướng dẫn và tư vấn:
Liên hệ ngay để được hỗ trợ tốt nhất:
VĂN PHÒNG TƯ VẤN CHỨNG NHẬN QUỐC TẾ G-GLOBAL
Văn phòng Hà Nội: Tầng 7 Tòa nhà HLT Số 23 Ngõ 37/2 Dịch Vọng Cầu Giấy Hà Nội
Văn phòng Đà Nẵng: 73 Lý Thái Tông, Phường Thanh Khê Tây, Quận Thanh Khê, Đà Nẵng
Văn phòng HCM: Tòa nhà PLS, 282 Chu Văn An, Phường 26, Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 0985.422.225
Email: info@ggobal.vn
Website: https://chungnhanquocte.com/ – https://gglobal.vn/