Tìm hiểu về luật HSE – Luật an toàn lao động chi tiết nhất

Luật HSE quy định các quy phạm pháp luật liên quan đến an toàn lao động, và sức khỏe tại nơi làm việc. Trong nội dung dưới đây, G-Global sẽ cùng bạn tìm hiểu về những thông tin tổng hợp luật HSE. cũng như về luật an toàn lao động chi tiết nhất.

Thông tin tổng hợp luật HSE

Luật HSE là gì? 

HSE (Health, Safety and Environment) được mang nghĩa là sức khỏe, an toàn và môi trường. Đây là bộ luật được đưa ra liên quan đến các vấn đề này của doanh nghiệp. Bộ luật ra đời nhằm hoạt động vì mục đích bảo vệ sự an toàn và sức khỏe của người lao động, sự bảo toàn của máy móc, thiết bị cũng như tài sản đối với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp với môi trường sống. Với quan điểm chính là mọi tai nạn, rủi ro hay các tác động liên quan đến môi trường đều có khả năng kiểm soát được.

Thông tin tổng hợp luật HSE

HSE không chỉ dừng lại là một quy phạm pháp luật. Mà hiện nay, các doanh nghiệp, công ty cũng đã triển khai các bộ phận, công việc liên quan đến luật HSE nhằm bảo vệ quyền lợi và an toàn của người lao động tốt nhất.

Luật HSE bao gồm tổng hợp các loại văn bản pháp luật nào?

Tổng hợp một số danh mục văn bản luật HSE bao gồm: 

1: Danh mục văn bản pháp luật về lao động – môi trường – an toàn vệ sinh lao động – Phòng cháy chữa cháy.

Danh mục này có tổng cộng 1450 văn bản đã ban hành. Trong đó có 1175 văn bản còn hiệu lực, 11 văn bản chưa có hiệu lực. Có 98 văn bản sửa đổi bổ sung và 166 văn bản đã hết hiệu lực. 

Theo đó, các văn bản này được ban hành bởi rất nhiều cơ quan ban ngành như: Chính phủ, Bộ lao động thương binh và xã hội, Bộ y tế, Bộ công an, Bộ công thương, Bộ tài nguyên môi trường, Tiêu chuẩn Việt Nam…

2: Danh mục văn bản pháp luật về luật – bộ luật

Một số văn bản pháp luật về luật – bộ luật tiêu biểu có thể kể đến bao gồm: bộ luật lao động 2019, Luật tố cáo 2018, Bộ luật hình sự 2015, Bộ luật dân sự 2015, luật phòng cháy chữa cháy 2011…

Ngoài ra, danh mục này còn bao gồm các thông tư, quyết định hướng dẫn thi hành luật và bộ luật: Ví dụ như: 

+ Thông tư 07/2014/TT-BLĐTBXH Về việc ban hành 27 quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn đối với máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc trách nhiệm quản lý của BLĐTBXH

+ Thông tư 42/2013/TT-BLĐTBXH về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia an toàn lao động đối với thang máy thủy lực do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành. Ký hiệu: QCVN 18:2013/BLĐTBXH.

Và rất nhiều các thông tư, các quyết định, luật, bộ luật… trong luật HSE bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn về vấn đề này. 

Công việc về luật HSE?

Vị trí công việc liên quan đến luật HSE được nhiều người quan tâm. Cán bộ HSE là vị trí công việc chịu trách nhiệm nhiều hoạt động của công ty, doanh nghiệp,… liên quan trực tiếp đến các hạng mục công việc như sau: 

  • Cán bộ luật HSE sẽ chịu trách nhiệm về việc quản lý các giấy phép và báo cáo. Ví dụ như báo cáo ĐTM đánh giá tác động môi trường, giấy phép xả thải, báo cáo tai nạn lao động… 
  • Công việc luật HSE cũng chịu trách nhiệm về đánh giá tác động môi trường theo ISO 14001. Từ đó sẽ đưa ra các biện pháp theo dõi, kiểm soát liên quan đến các khía cạnh về môi trường. Như yếu tố đất, nước, xả thải, không khí…
  • Xác định các mối nguy hiểm và tiến hành đánh giá rủi ro 
  • Theo dõi sức khỏe, bệnh nghề nghiệp của người lao động
  • Lập kế hoạch và báo cáo các vấn đề liên quan đến an toàn lao động. 

Các vị trí công việc liên quan đến luật HSE trong doanh nghiệp luôn được nhiều người yêu thích pháp luật săn đón và mong muốn tìm hiểu, trải nghiệm. 

Những nội dung chính về luật an toàn lao động

Bạn cần quan tâm về luật an toàn lao động. Cũng như tìm hiểu về luật an toàn và sức khỏe tại nơi làm việc. Đây sẽ là nội dung cơ bản để bạn hiểu về vấn đề này. Một số nội dung chính sẽ bao gồm các điểm đáng chú ý như sau:

Một là: Hiểu về an toàn, vệ sinh lao động là gì?

Trong luật ATVSLĐ 2020, cũng có giải thích khái niệm về an toàn và vệ sinh lao động. Theo đó:

–          An toàn lao động được hiểu là giải pháp phòng và chống tác động của các yếu tố nguy hiểm. Điều này nhằm đảm bảo được việc không xảy ra bất cứ thương tật nào, hay tử vong nào đối với con người trong suốt quá trình lao động.

–          Vệ sinh lao động: Đây là giải pháp phòng và chống các tác động của các yếu tố gây bệnh tật. Hay trách những điều làm suy giảm sức khỏe cho con người trong suốt quá trình lao động.

Như vậy có thể hiểu là. An toàn và vệ sinh lao động được coi là tổng hợp các quy phạm pháp luật quy định về các giải pháp nhằm đảm bảo được sự an toàn và vệ sinh lao động. Điều này nhằm đảm bảo được tính mạng và sức khỏe cho người lao động cùng những người xung quanh.

Hai là: Quy định về mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động. và bệnh nghề nghiệp là 0.5%

Luật ATVSLĐ có hiệu lực cũng quy định về mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp là 0.5%.

Quy định về luật ATVSLĐ

Ba là: Bị tai nạn giao thông cũng có thể coi là bị tai nạn lao động

Bốn là: người lao động bị tai nạn có thể được bồi thường tối thiểu 1.5 tháng lương

Năm là: Quy định về việc rời nơi làm việc không an toàn có được trả lương hay không?

Sáu là: Cấm trả tiền thay cho việc bồi thường bằng hiện vật

Bảy là: Quy định mỗi tổ sản xuất cần phải có ít nhất 1 an toàn hoặc vệ sinh viên

Tám là: Quy định về việc vi phạm vệ sinh an toàn lao động có thể bị phạt từ lên đến 12 năm

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến luật an toàn và sức khỏe tại nơi làm việc. Giúp cho người lao động được bảo vệ và yên tâm hơn trong hoạt động của mình.

Quy định về điều 38 luật an toàn, vệ sinh lao động năm 2015

Tại điều 38 luật an toàn vệ sinh lao động 2015 quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động. Đối với người lao động bị tai nạn và bệnh nghề nghiệp. Những trách nhiệm được quy định như sau:

  1. Kịp thời sơ cứu và kịp thời cấp cứu cho người lao động khi bị tai nạn lao động. Đồng thời, cũng cần phải tiến hành việc tạm ứng chi phí sơ cứu và chi phí cấp cứu. Đặc biệt, cũng như khả năng điều trị cho người lao động bị tai nạn lao động. Hay điều trị bệnh nghề nghiệp có liên quan.
  2. Quy định chặt chẽ về việc thanh toán chi phí y tế từ khi tiến hành sơ cứu, cấp cứu. Cho đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao động. Hoặc liên quan đến bệnh nghề nghiệp như sau:

– Quy định về việc thanh toán phần chi phí đồng chi trả. Đồng thời, cần tiến hành thanh toán các chi phí không nằm ở trong danh mục sẽ do yếu tố bảo hiểm y tế chi trả đối với những người lao động có tham gia của bảo hiểm y tế.

– Quy định trả phí giám định mức suy giảm đối với khả năng lao động. Còn đối với các trường hợp kết luận mà có suy giảm đến khả năng lao động ở dưới mức 5%. Do người sử dụng lao động giới thiệu cho người lao động đi khám giảm định mức do suy giảm khả năng lao động tại hội đồng giám định y khoa chuyên môn.

– Quy định về việc thanh toán chi phí toàn bộ cho y tế đối với những người lao động không tham gia bảo hiểm y tế.

  1. Điều 38 luật an toàn, vệ sinh lao động cũng quy định việc trả đủ tiền lương lao động cho người lao động bị tai nạn. Hay bị bệnh nghề nghiệp phải nghỉ ngơi trong thời gian điều trị và phục hồi được chức năng lao động.
  2. QUy định về việc bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động. Mà cũng không phải là hoàn toàn do lỗi của chính người lao động gây ra. Và cũng cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp.
  3. Điều 38 luật an toàn, vệ sinh cũng quy định về việc trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động mà do lỗi của chính họ gây ra một khoản tiền tương ứng với chi phí ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 4 Điều này. Đối với mức suy giảm tới khả năng lao động tương ứng;
  4. Giới thiệu để người lao động nếu bị tai nạn lao động,. Hay người lao động bị bệnh nghề nghiệp được giám định y khoa. Cần xác định mức độ suy giảm khả năng lao động là bao nhiêu. Cần được điều trị, cần điều dưỡng, và được phục hồi chức năng lao động theo quy định pháp luật;
  5. Thực hiện kế hoạch bồi thường, và tiến hành trợ cấp đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời hạn 05 ngày. Thời gian tính từ ngày có kết luận của Hội đồng giám định y khoa.
  6. Cần tiến hành sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe của người lao động theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa đối với những người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau khi điều trị, tiến hành phục hồi chức năng nếu còn tiếp tục làm việc;
  7. Tiến hành việc lập hồ sơ để hưởng chế độ về tai nạn lao động. Hưởng chế độ về bệnh nghề nghiệp từ Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp . Điều này được quy định theo quy định tại Mục 3 Chương này.

Quy định về điều 38 luật an toàn, vệ sinh lao động năm 2015

  1. Tiền lương cũng để làm cơ sở thực hiện các chế độ bồi thường, trợ cấp, tiền lương trả cho người lao động nghỉ việc do tai nạn lao động, hay do bệnh nghề nghiệp. Cũng được quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều này là tiền lương bao gồm mức lương, phụ cấp lương và cùng các khoản bổ sung khác thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động.
  2. Bộ trưởng của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đưa quy định chi tiết các khoản 3, 4 và 5 Điều này.

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến luật HSE. Hay luật an toàn và sức khỏe tại nơi làm việc. Đây đều là những thông tin quan trọng và cần thiết, hữu ích đối với nhiều khách hàng và doanh nghiệp. Quý khách hàng có thể tham khảo và liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ thêm về các vấn đề liên quan đến:

–          Tổng hợp luật HSE

–          Luật an toàn và sức khỏe tại nơi làm việc

–          Luật an toàn lao động

–          Luật ATVSLĐ 2020

–          Nghị định 84 2015 QH13

Liên hệ ngay để được hỗ trợ tốt nhất:

✅ VĂN PHÒNG TƯ VẤN CHỨNG NHẬN QUỐC TẾ  G-GLOBAL ✅

💒 Văn phòng Hà Nội:           Tầng 7 Tòa nhà HLT Số 23 Ngõ 37/2 Dịch Vọng Cầu Giấy Hà Nội

💒 Văn phòng Đà Nẵng:        73 Lý Thái Tông, Phường Thanh Khê Tây, Quận Thanh Khê, Đà Nẵng

💒 Văn phòng HCM:              Tòa nhà PLS, 282 Chu Văn An, Phường 26, Bình Thạnh, TP.HCM


☎️ Hotline:                                 0985.422.225

📩  Email:                                    info@ggobal.vn

🌐 Website:                                https://chungnhanquocte.com/ – https://gglobal.vn/

☎️0985.422.225
✅Nhận chứng chỉ nhanh
⭐️Chi phí thấp

Share:

Bài viết liên quan

Tư vấn từ Gglobal
G

0985 422 225

chat zalo
Nhận báo giá chứng nhận ISO

Quý khách vui lòng để lại thông tin để nhận báo giá tốt nhất từ chúng tôi [recaptcha size:compact]


    X
    Liên hệ nhận báo giá