Sản xuất thực phẩm là lĩnh vực cần thiết và có nhu cầu cao trong xã hội. Có rất nhiều cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức,… đã và đang mong muốn thực hiện và hoạt động trong lĩnh vực này. Vì thế, những điều kiện, thủ tục, giấy tờ để sản xuất thực phẩm luôn là điều được nhiều người quan tâm. Trong nội dung dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn những thông tin chi tiết về điều kiện sản xuất thực phẩm, giấy phép sản xuất thực phẩm, hay các thủ tục thành lập cơ sở sản xuất thực phẩm cần thiết nhé.
Thông tin chung về sản xuất thực phẩm là gì?
Thông tin chung về sản xuất thực phẩm là gì?
Sản xuất thực phẩm được hiểu là việc thực hiện một hay một số, hoặc tất cả các hoạt động liên quan đến trồng trọt, chăn nuôi hay hoạt động thu hái, đánh bắt, khai thác, chế biến, đóng gói, bảo quản để nhằm mục đích là tạo ra thực phẩm.
Cơ sở sản xuất thực phẩm là địa điểm, vị trí, cùng với hệ thống nhà xưởng, trang thiết bị để phục vụ hoạt động sản xuất thực phẩm.
Tìm hiểu những điều kiện cơ sở sản xuất thực phẩm cần phải đáp ứng
Điều kiện cơ sở sản xuất thực phẩm được quy định bởi pháp luật. Là một trong những lĩnh vực quản lý chuyên ngành của Bộ Y Tế. Những thông tin, quy định về điều kiện cơ sở sản xuất thực phẩm cần đáp ứng được bao gồm:
– Điều kiện chung đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
– Điều kiện đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng và thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng.
– Điều kiện đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh phụ gia thực phẩm, các chất hỗ trợ chế biến thực phẩm.
– Điều kiện đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh nước khoáng thiên nhiên, nước uống đóng chai, nước đá dùng liền.
Theo đó, một số điều kiện cơ sở sản xuất thực phẩm cần thỏa mãn có thể kể đến như:
+ Cơ sở sản xuất thực phẩm cần có đủ diện tích cho việc bố trí khu vực sản xuất thực phẩm. Và cần đầy đủ diện tích cho các khu vực phụ trợ, đồng thời cần có sự thuận tiện cho hoạt động sản xuất, hoạt động vận chuyển hay hoạt động bảo quản thực phẩm.
Điều kiện cơ sở sản xuất thực phẩm cần đáp ứng
+ Đảm bảo cơ sở sản xuất thực phẩm không bị ảnh hưởng bởi các nguồn ô nhiễm: Như các khu vực ô nhiễm bụi, ô nhiễm nước, ô nhiễm hóa chất độc hại… cần phải đặt cơ sở sản xuất tránh xa các nguồn ô nhiễm đó.
+ Cơ sở sản xuất thực phẩm cũng cần phải có đủ dụng cụ thu gom các chất thải rắn. Và có nắp đậy để đảm bảo được vệ sinh an toàn thực phẩm. Đồng thời, các dụng cụ chứa chất thải rắn nguy hiểm cũng cần có ký hiệu để phân biệt theo đúng các quy định của pháp luật để bảo vệ môi trường. Nếu không có, cần có hợp đồng kinh tế thu gom chất thải rắn đối với các tổ chức hay cá nhân được phép xử lý chất thải rắn tại khu vực đặt cơ sở sản xuất thực phẩm.
+ Điều kiện về nguyên liệu thực phẩm, bao bì thực phẩm cần đáp ứng được các yêu cầu về nguồn gốc xuất xứ, đảm bảo được yêu cầu về an toàn thực phẩm, không gây ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm bên trong.
+ Điều kiện đối với các thiết bị, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm cần phải được thiết kế chế tạo phù hợp với các yêu cầu về công nghệ sản xuất, không gây ô nhiễm thực phẩm, dễ dàng làm sạch và khử trùng, bảo dưỡng,…
+ Thiết bị và dụng cụ sản xuất thực phẩm cần được chế tạo bằng chất liệu không gây độc hại, ít bị mài mòn, đồng thời cũng không bị han gỉ…
+ Ngoài ra, các cơ sở sản xuất thực phẩm cũng cần phải có thiết bị, dụng cụ giám sát chất lượng an toàn và vệ sinh thực phẩm. Đồng thời có khả năng đánh giá cơ bản đến chất lượng sản phẩm sau khi sản xuất ra.
Với những điều kiện đó, các cở sản xuất thực phẩm cần đáp ứng được đầy đủ. Sau đó sẽ chuẩn bị các thủ tục thành lập cơ sở sản xuất thực phẩm, cũng như chuẩn bị giấy phép kinh doanh chế biến thực phẩm cho mình.
Tìm hiểu một số thủ tục thành lập cơ sở sản xuất thực phẩm
Hồ sơ cần chuẩn bị để thực hiện thủ tục thành lập cơ sở sản xuất thực phẩm bao gồm những gì?
Các cá nhân, tổ chức nếu có nhu cầu thành lập cơ sở sản xuất thực phẩm thì cần tìm hiểu kỹ một số thủ tục cơ bản như sau:
+ Đơn đề nghị xin giấy phép thành lập cơ sở sản xuất (Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp).
+ Điều lệ của công ty.
+ Danh sách thành viên công ty.
+ Bản sao công chứng hợp lệ các loại giấy tờ sau:
– Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của chủ sở hữu doanh nghiệp, công ty (nếu trong trường hợp chủ sở hữu công ty là cá nhân).
– Quyết định thành lập công ty, hay giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hay các loại giấy tờ tương đương khác.
– Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ( Trong trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi các nhà đầu tư nước ngoài).
Quy trình tiến hành thủ tục thành lập cơ sở sản xuất thực phẩm
Quy trình tiến hành thủ tục thành lập cơ sở sản xuất thực phẩm
+ Đơn vị có thẩm quyền: Phòng đăng ký kinh doanh, sở kế hoạch và đầu tư tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.
+ Thời gian nhận kết quả: Từ 3 – 5 ngày
+ Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp hoặc chuyển phát
+ Trình tự thực hiện:
– Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
– Bước 2: Nộp hồ sơ
– Bước 3: Nhận kết quả
– Bước 4: Khắc con dấu tròn của doanh nghiệp
– Bước 5: Thông báo mẫu con dấu với các cơ quan chức năng.
Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, và điều kiện kinh doanh thực phẩm
Đây cũng là một trong những thủ tục cơ bản và cần thiết để doanh nghiệp đảm bảo được điều kiện hoạt động đúng theo quy định của pháp luật. Sản xuất thực phẩm là ngành nghề có điều kiện, do đó, sau khi thực hiện thủ tục thành lập cơ sở sản xuất thực phẩm, thì công ty cũng cần xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh thực phẩm, đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Tùy thuộc từng trường hợp, cơ sở sản xuất thực phẩm cần cung cấp 1 trong 2 giấy tờ sau đây:
1: Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
2: Bản cam kết an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất thực phẩm.
Tại sao doanh nghiệp cần phải thực hiện thủ tục xin giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm?
Doanh nghiệp cần phải thực hiện thủ tục xin giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm là bởi những lý do sau đây:
+ Điều này là quy định bắt buộc của pháp luật. Cũng được quy định tại điều 11, Nghị định 15/2018/NĐ – CP.
+ Nếu như doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất thực phẩm không cung cấp đủ giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm thì sẽ bị phạt theo quy định của pháp luật. Ngoài phạt tiền với mức phạt cao nhất lên đến 60.000.000đ, thì doanh nghiệp còn phải bị buộc áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm của mình. Hoặc buộc thay đổi mục đích sử dụng, tiêu hủy hoặc tái chế thực phẩm.
Với những thông tin trên về cơ sở sản xuất thực phẩm uy tín, hy vọng rằng, bạn sẽ có được những hiểu biết về điều kiện kinh doanh cơ sở sản xuất thực phẩm. Từ đó, có được đầy đủ các giấy tờ, thủ tục cần thiết cho việc thành lập, hoạt động và vận hành.
Quý khách hàng có thể liên hệ thêm với G-Global để được tư vấn. Đồng thời, đón đọc thêm những thông tin thú vị của chúng tôi tại đây nhé.
Liên hệ ngay để được hỗ trợ tốt nhất:
VĂN PHÒNG TƯ VẤN CHỨNG NHẬN QUỐC TẾ G-GLOBAL
Văn phòng Hà Nội: Tầng 7 Tòa nhà HLT Số 23 Ngõ 37/2 Dịch Vọng Cầu Giấy Hà Nội
Văn phòng Đà Nẵng: 73 Lý Thái Tông, Phường Thanh Khê Tây, Quận Thanh Khê, Đà Nẵng
Văn phòng HCM: Tòa nhà PLS, 282 Chu Văn An, Phường 26, Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 0985.422.225
Email: info@ggobal.vn
Website: https://chungnhanquocte.com/ – https://gglobal.vn/