Các loại hình giám định và quy trình giám định hàng hóa cơ bản

Nhằm giải quyết được các tranh chấp, rủi ro, tổn thất… giữa các bên liên quan trong hoạt động sản xuất hàng hóa. Người ta thường dựa vào các điều khoản thương mại quốc tế, hay các quy định, các văn bản có tính pháp lý liên quan đến trực tiếp loại hàng hóa đó. Trong đó, có kết quả của hoạt động giám định. Ở nội dung bài viết sau, G-Global sẽ cùng bạn tìm hiểu về giám định là gì? Các loại hình giám định, cũng như quy trình giám định hàng hóa cơ bản.

Giám định là gì? Ví dụ về giám định trên thực tế

Hiểu về giám định là gì?

  

Giám định là gì?

Theo luật thương mại ( ban hành ngày 14/6/2005), khái niệm “Giám định Thương mại” được hiểu như sau: “Giám định là hoạt động thương mại, thực hiện việc xác định tình trạng thực tế hàng hóa, kết quả cung ứng dịch vụ và những nội dung khác theo yêu cầu của khách hàng”. 

Như vậy, có thể hiểu một cách đơn giản hơn về giám định. Được hiểu là việc kiểm tra một sản phẩm , quá trình hay dịch vụ, hay việc lắp đặt, thiết kế, của chúng. Xác định sự phù hợp của những yếu tố nêu trên đối với các yêu cầu cụ thể hoặc với các yêu cầu chung trên cơ sở của những đánh giá chuyên nghiệp. Trên thực tế, hoạt động giám định thường xảy ra ở nhiều lĩnh vực, nhiều ngành nghề khác nhau. Nhưng phổ biến nhất vẫn là trong hoạt động tư pháp và thương mại.

Ví dụ về giám định trên thực tế

Trong doanh nghiệp sản xuất may mặc, người giám định sẽ có nhiệm vụ kiểm tra sản phẩm may mặc có đúng với thiết kế ban đầu đưa ra hay không. Xác định xem sản phẩm đó có phù hợp với những yêu cầu về đơn hàng, về chất lượng đơn hàng cần đảm bảo hay không. Việc giám định sản phẩm may mặc sẽ dựa trên những đánh giá chuyên nghiệp liên quan đến yếu tố kỹ thuật may, thẩm mỹ…. hay những yếu tố chuyên môn khác.

Thông tin về các loại hình giám định phổ biến hiện nay

Các loại hình giám định 

Như đã trình bày sơ bộ ở khái niệm giám định là gì phía trên. Giám định là hoạt động xảy ra ở trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Và thường phổ biến ở 2 lĩnh vực là tư pháp và thương mại. Do đó, khi phân loại các loại hình giám định phổ biến. Có thể được chia thành 2 loại bao gồm: Giám định tư pháp và Giám định thương mại. Đặc trưng của các loại hình giám định này có thể được kể đến như sau:

1: Các loại hình giám định – Giám định tư pháp

Hiểu về giám định tư pháp là gì? Đây là hoạt động giám định mà kết quả của hoạt động này sẽ phục vụ cho quá trình xét xử, tố tụng theo các yêu cầu và quy định của pháp luật. Đồng thời, đây cũng là hoạt động được điều chỉnh bởi rất nhiều quy phạm pháp luật chuyên nghiệp hiện nay. Trong hệ thống giám định tư pháp của việt nam hiện nay, được chia thành 2 nhóm tổ chức chính bao gồm:

–          Tổ chức giám định công lập: Tổ chức giám định công lập sẽ thuộc thẩm quyền quản lý cấp bộ: Của bộ công an, Bộ y Tế, và bộ quốc phòng. Đồng thời, các hoạt động của tổ chức này là giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần và giám định kỹ thuật hình sự.

–          Tổ chức giám định theo vụ việc. Các tổ chức này sẽ thuộc thẩm quyền quản lý của các bộ và cơ quan ngang bộ. Các hoạt động giám định được thực hiện trên nhiều lĩnh vực như giám định tài chính, giám định văn hóa, ngân hàng, nông nghiệp….

2: Các loại hình giám định – Giám định thương mại

Giám định thương mại cũng là một trong các loại hình giám định phổ biến. Đây là hoạt động giám định được thực hiện trong lĩnh vực hàng hóa và thương mại. Giám định thương mại không bị điều chỉnh bởi hệ thống quy phạm pháp luật chặt chẽ. Tuy nhiên, đây lại là hoạt động mang tính chất dịch vụ và được các doanh nghiệp đầu tư chi phí lớn.

Mục đích của hoạt động giám định thương mại là đảm bảo được tính an toàn của hàng hóa. Đồng thời xác định được được các hư hại khi trong trường hợp xảy ra những rủi ro và tranh chấp.

Tìm hiểu về quy trình giám định hàng hóa cơ bản

Quy trình giám định hàng hóa

Quy trình giám định hàng hóa được biết đến như một hoạt động có tính thương mại. Theo đó, việc thực hiện những việc làm cần thiết để xác minh được tình trạng thực tế của hàng hóa, hay các kết quả cung ứng dịch vụ. Hoặc giám định theo những yêu cầu khác. Việc tìm hiểu về quy trình giám định hàng hóa cơ bản sẽ giúp quý doanh nghiệp, khách hàng có thể hiểu rõ hơn về việc giám định. Từ đó, có được những tính toán và lựa chọn hợp lý cho mình.

Tại sao phải kiểm tra giám định hàng hóa?

Tại sao phải kiểm tra, giám định hàng hóa? Việc giám định hàng hóa thương mại đem đến rất nhiều lợi ích cho cả bên mua và bên bán. Cụ thể như sau:

+ Giúp người bán minh chứng, chứng minh được kết quả thực hiện hợp đồng của họ là chính xác. Đồng thời, việc kiểm tra giám định hàng hóa cũng giúp bên bán giảm được tổn thất liên quan đến các yếu tố như: chi phí, thời gian,…

+ Nhờ vào kết quả giám định tốt, mà khách hàng và người tiêu dùng có thể yên tâm về sản phẩm, thương hiệu và doanh nghiệp. Từ đó, cũng giúp doanh nghiệp ( người bán) thể hiện được ý thức trách nhiệm với hàng hóa mà mình cung cấp.

+ Thông qua kết quả giám định, người mua có cơ sở để tin tưởng và yên tâm khi nhận được sản phẩm đảm bảo được chất lượng, số lượng theo hợp đồng ký kết. Bên mua cũng không phải mất thời gian giám định, nếu có sai hỏng diễn ra thì kết quả giám định sẽ là cơ sở để bên mua nhận bồi thường theo thỏa thuận đã kí kết.

Ngoài ra, thì việc kiểm tra giám định hàng hóa còn mang lại nhiều lợi ích đối với nhiều bên liên quan. Như đối tác vận chuyển, đối tác cung ứng nguồn lực, cung ứng vật tư, các đơn vị bảo hiểm, hay các tổ chức tài chính, ngân hàng…. Do đó, việc thực hiện giám định hàng hóa. Cũng như hiểu biết về quy trình giám định hàng hóa là điều vô cùng quan trọng và cần thiết để doanh nghiệp phục vụ được tốt nhất những lợi ích của mình và các bên liên quan.

Trình bày quy trình giám định hàng hóa bao gồm những gì?

Tham khảo quy trình giám định hàng hóa

Thủ tục và quy trình giám định hàng hóa cơ bản sẽ bao gồm như sau:

Một là: Nghiên cứu các yêu cầu pháp lý

Các giấy tờ và yêu cầu pháp lý cần được giám định viên nghiên cứu trước khi thực hiện các bước trong quy trình giám định hàng hóa. Các giấy tờ này khi nghiên cứu sẽ giúp cho người giám định nắm bắt được rõ các yêu cầu liên quan đến;

–          Giấy tờ yêu cầu: Thông tin, nội dung yêu cầu giám định của khách hàng

–          Nắm được số lượng, khối lượng hàng hóa bị tổn thất.

–          Các tính chất hàng hóa có liên quan đến nguyên nhân gây tổn thất

–          Văn bản, giấy tờ mô tả về tình trạng bao bì và tình trạng của hàng hóa (nếu có)

–          Thời gian dự định giám định, địa điểm giám định

–          Các giấy tờ kèm theo đúng và đủ theo yêu cầu giám định hàng hóa.

Bước 2: Tiến hành khảo sát và kiểm tra thực tế hàng hóa

Ở bước này, nhân viên giám định ( giám định viên) sẽ thực hiện các đầu mục công việc như sau:

+ Đến địa điểm giám định và lấy mẫu

+ Lấy mẫu vào dụng cụ đựng mẫu

+ Kiểm tra, đo đạc và chụp ảnh tư liệu nhằm lưu giữ hồ sơ giám định.

+ Kiểm tra, so sánh chi tiết thông tin của hàng hóa trên hồ sơ và trên thực tế.

+ Xác định các tổn thất, số lượng, mẫu mã tổn thất… Chụp ảnh, ghi hình lại những sản phẩm chất lượng thấp.

Bước 3: Phân tích

Phân tích cũng là một trong các bước quan trọng của quy trình giám định hàng hóa. Dựa trên cơ sở của việc thực hiện bước 1 + Bước 2 theo quy trình trên. Thì việc phân tích kết quả giám định sẽ được thực hiện theo các phương pháp và thiết bị chuyên ngành. Theo đó, giám định viên sẽ lập báo cáo đánh giá, báo cáo giám định theo các nội dung cơ bản như sau:

+ Đặc điểm pháp lý, đặc điểm kỹ thuật của sản phẩm, hàng hóa.

+ Điều kiện bảo quản hàng hóa.

+ Tình trạng thực tế của bao bì sản phẩm, nhãn mác sản phẩm.

+ Điều kiện vận hành và chạy thử sản phẩm

+ Các đặc điểm kỹ thuật ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm của hàng hóa cần giám định.

Và còn bao gồm nhiều nội dung khác phụ thuộc vào đặc trưng, lĩnh vực của từng loại hàng hóa giám định.

Bước 4: Công bố, ban hành kết quả giám định

Ở bước này, cần lập chứng thư giám định. Và gửi báo cáo kết quả giám định cho các bên liên quan và cần thiết.

Quy trình giám định hàng hóa bao gồm những gì?

Bước 5: Nghiệm thu, lưu hồ sơ giám định

Hồ sơ giám định cần được lưu giữ. Đồng thời sẽ bao gồm đầy đủ các giấy tờ thủ tục đã thực hiện trong toàn bộ quy trình giám định hàng hóa nêu trên. Một số giấy tờ cơ bản trong hồ sơ giám định sẽ bao gồm:

+ Vận tải đơn và phiếu đóng gói hàng hóa, sản phẩm

+ Các biên bản: Biên bản hàng hóa hư hỏng và nguyên nhân, biên bản kết toán nhận hàng, hợp đồng mua bán…

+ Tài liệu hướng dẫn sử dụng sản phẩm, các sơ đồ và đặc tính của vật liệu tạo thành sản phẩm.

+ Các hóa đơn thương mại, giấy tờ bảo hiểm

+ Giấy chứng nhận giám định

+ Chứng thư giám định số lượng và tình trạng hàng hóa, chứng thư giám định khối lượng hàng hóa…

+ Hồ sơ gồm các biên bản: Như biên bản + Đảm bảo tính khách quan và trung thực.lấy mẫu hàng hóa.

+ Mẫu giấy kết quả dỡ hàng khỏi container

Quy trình giám định hàng hóa trên đây sẽ phù hợp với các loại hàng hóa hiện hành. Đặc biệt, phù hợp với quy định giám định hàng hóa xuất nhập khẩu.

Sử dụng dịch vụ giám định chuyên nghiệp mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp?

Dịch vụ giám định là hoạt động thương mại. Theo đó, thương nhân thực hiện những công việc có liên quan và cần thiết nhằm xác định được tình hình thực tế của hàng hóa, hoặc của kết quả của cung ứng dịch vụ cùng những nội dung khác có liên quan theo yêu cầu của khách hàng.

Dịch vụ giám định thương mại được thực hiện bởi các đơn vị cung cấp chuyên nghiệp, uy tín hiện nay trên thị trường. Các đơn vị có chuyên môn và năng lực để thực hiện. Nhờ đó, mà khách hàng sẽ nhận được rất nhiều lợi ích như:

+ Đảm bảo được tính khách quan và tính trung thực.

+ Kết quả giám định phục vụ cho nhu cầu của bên mua và cả bên bán.

+ Nhanh chóng, tiện lợi, chi phí hợp lý.

Hy vọng rằng, với những chia sẻ trên đây về các loại hình giám định. Hay chi tiết quy trình giám định hàng hóa sẽ giúp cho bạn có thêm những thông tin hữu ích và chính xác nhất.

Liên hệ ngay để được hỗ trợ tốt nhất:

✅ VĂN PHÒNG TƯ VẤN CHỨNG NHẬN QUỐC TẾ  G-GLOBAL ✅

💒 Văn phòng Hà Nội:           Tầng 7 Tòa nhà HLT Số 23 Ngõ 37/2 Dịch Vọng Cầu Giấy Hà Nội

💒 Văn phòng Đà Nẵng:        73 Lý Thái Tông, Phường Thanh Khê Tây, Quận Thanh Khê, Đà Nẵng

💒 Văn phòng HCM:              Tòa nhà PLS, 282 Chu Văn An, Phường 26, Bình Thạnh, TP.HCM


☎️ Hotline:                                 0985.422.225

📩  Email:                                    info@ggobal.vn

🌐 Website:                                https://chungnhanquocte.com/ – https://gglobal.vn/

☎️0985.422.225
✅Nhận chứng chỉ nhanh
⭐️Chi phí thấp

Share:

Bài viết liên quan

Tư vấn từ Gglobal
G

0985 422 225

chat zalo
Nhận báo giá chứng nhận ISO

Quý khách vui lòng để lại thông tin để nhận báo giá tốt nhất từ G-Global


    X