3 điều cần biết về hệ thống quản lý sức khỏe nghề nghiệp

Khi tìm hiểu tiêu chuẩn ISO 45001: 2018, chắc hẳn bạn cũng đã nghe nói đến Hệ thống quản lý sức khỏe nghề nghiệp. Các doanh nghiệp, công ty, đơn vị hiện nay cũng ngày càng dành nhiều sự quan tâm đến sức khỏe của nhân viên, người lao động. Vì thế, mà hệ thống này, cũng như đảm bảo sự an toàn cho sức khỏe nghề nghiệp của người lao động là mục tiêu cốt lõi mà các doanh nghiệp luôn hướng đến. Ở bài viết dưới đây, G-Global sẽ cùng bạn tìm hiểu những thông tin, nội dung xoay quanh hệ thống quản lý sức khỏe nghề nghiệp. Điều này sẽ giúp bạn và doanh nghiệp của mình hiểu rõ và có phương pháp áp dụng phù hợp với điều kiện thực tế nhất:

1: Hiểu rõ khái niệm hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp (OH&S) là gì?

Hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp – Tiếng anh là: Occupational Health and Safety Management System (OH&S). Hệ thống này được xây dựng nhằm đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 45001.

 

OH&S là gì? 

OH&S mang đến cho doanh nghiệp 1 khuôn khổ nhất định. Giúp doanh nghiệp có thể dựa vào đó để xác định và kiểm soát một cách nhất quán các rủi ro về mặt an toàn, sức khỏe cho nghề nghiệp cho người lao động. Đồng thời, cũng giúp giảm thiểu được khả năng xảy ra sự cố. Nhờ đó đạt được các tiêu chuẩn về sức khỏe. Doanh nghiệp nhờ vào các khuôn khổ, nội dung của hệ thống này mà xây dựng được môi trường làm việc an toàn hơn nhằm bảo vệ được sức khỏe. Đồng thời loại bỏ đi những nguy cơ tiềm tàng có khả năng gây hại.

2: Mục tiêu khi áp dụng hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp

Mục tiêu lớn nhất khi doanh nghiệp áp dụng OH&S là cung cấp một khuôn khổ thuận tiện cho việc quản lý các rủi ro. Chi tiết cấc mục tiêu của OH&S có thể kể đến như:

Mục tiêu khi áp dụng OH&S

  • Giúp cho doanh nghiệp, tổ chức xây dựng được môi trường làm việc an toàn.
  • Hạn chế tối đa việc phát sinh các rủi ro không cần thiết.
  • Giảm đi thương tật, cũng như các chi phí phát sinh liên quan đến yếu tố thương tật, lao động.
  • Đảm bảo được việc tổ chức của bạn đang đáp ứng đủ các yêu cầu về mặt pháp lý.
  • Đảm bảo được lâu dài cho tổ chức về hoạt động nhân sự, kinh tế, lợi ích cho doanh nghiệp.
  • Giúp gia tăng trách nhiệm xã hội của tổ chức.

3: Các yếu tố của hệ thống an toàn sức khỏe nghề nghiệp là gì?

Để xây dựng và áp dụng hệ thống an toàn sức khỏe nghề nghiệp hiệu quả. Thì doanh nghiệp cần nắm rõ các yếu tố và đảm bảo được việc thực hiện tốt nhất các yếu tố sau:

Yếu tố 1: Sự lãnh đạo và cam kết

Yếu tố này luôn được đánh giá cao trong các hệ thống quản lý. Sự lãnh đạo, thấu hiểu, cùng chí hướng của người đứng đầu có ý nghĩa quan trọng trong việc quyết định thành công của toàn bộ hệ thống. Các coogn việc của lãnh đạo và cam kết cần thực hiện như:

  • Xây dựng chiến lược
  • Có tầm nhìn
  • Đặt mục tiêu
  • Cung cấp các nguồn lực lãnh đạo
  • Tạo điề kiện nhằm hỗ trợ thực hiện hiệu quả các nội dung và chương trình của OH&S

Yếu tố 2: Quy trình làm việc an toàn + Hướng dẫn bằng văn bản

Xây dựng quy trình làm việc an toàn từ cấp nhỏ nhất đến cấp cao nhất. Đồng thời có văn bản hướng dẫn thực hiện chi tiết, rõ ràng và minh bạch thông tin.

Yếu tố 3: Thường xuyên huấn luyện, hướng dẫn về sức khỏe an toàn

Không thể thiếu được các bước huấn luyện, hướng dẫn chi tiết về sức khỏe an toàn của doanh nghiệp với đội ngũ nhân sự. Việc huấn luyện, tập huấn, hướng dẫn về sức khỏe an toàn cần được thực hiện: Đúng, Đủ, Thường xuyên và lặp lại. Điều này giúp toàn bộ hệ thống hiểu và nắm rõ được công việc một cách an toàn và có hiệu quả.

Yếu tố 4: Xác định các mối nguy và quản lý rủi ro.

Xác định các mối nguy và quản lý rủi ro an toàn

Xác định các mối nguy và quản lý rủi ro sẽ bao gồm các công việc:

  • Đánh giá mối nguy hại
  • Xác định mối nguy hại có khả năng gây ra
  • Đưa ra các biện pháp nằm quản lý rủi ro an toàn sức khỏe nghề nghiệp.
  • Ngăn ngặn nguy cơ tổn hại sức khỏe người lao động.
  • Thường xuyên kiểm tra cơ sở, thiết bị, nơi làm việc

Yếu tố 5: Điều tra sự cố

Điều tra sự cố: Kịp thời, nhanh chóng, chính xác. Điều này sẽ giúp phát hiện được nguyên nhân. Từ đó đưa ra các biện pháp xử lý. Cũng như phòng ngừa có tính hiệu quả.

Yếu tố 6: Quản trị chương trình

Thường xuyên ghi chép, đánh giá. Từ đó đưa ra các biện pháp cải tiến để đảm bảo được mục tiêu an toàn sức khỏe nghề nghiệp cho tổ chức.

Yếu tố 7: Các chương trình an toàn về sức khỏe nghề nghiệp

Xây dựng các chương trình an toàn về sức khỏe nghề nghiệp được xem là một phần thiết yếu để hoàn thiện OH&S.

Quý doanh nghiệp, quý công ty muốn tham khảo và áp dụng hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp có thể liên hệ với G-Global để được tư vấn và hỗ trợ. Chúng tôi luôn cố gắng để đem đến cho quý khách hàng dịch vụ hoàn hảo và chất lượng nhất!

>>> Xem thêm: Tham khảo quy trình áp dụng hệ thống quản lý chất lượng iso 9001 hiện hành

☎️0985.422.225
✅Nhận chứng chỉ nhanh
⭐️Chi phí thấp

Share:

Bài viết liên quan

Tư vấn từ Gglobal
G

0985 422 225

chat zalo
Nhận báo giá chứng nhận ISO

Quý khách vui lòng để lại thông tin để nhận báo giá tốt nhất từ G-Global


    X