Là một trong 3 lĩnh vực chủ đạo trong cơ cấu kinh tế Việt Nam. Nhóm ngành dịch vụ giữ vai trò và vị trí vô cùng quan trọng. Trong nội dung dưới đây, G-Global sẽ cùng bạn tìm hiểu về các ngành dịch vụ ở Việt Nam hiện nay. Đồng thời, tìm hiểu về vai trò của ngành dịch vụ. Cũng như thực trạng phát triển hiện nay của ngành bạn nhé.
Tìm hiểu về các ngành dịch vụ tại Việt Nam
Các ngành dịch vụ là gì? Đặc điểm của ngành dịch vụ việt nam?
Hiểu về dịch vụ là gì?
Dịch vụ là khái niệm được tiếp cận với nhiều góc độ khác nhau. Được nhìn nhận và tiếp nhận dưới nhiều đánh giá và góc nhìn khác biệt. Tuy nhiên, bạn có thể hiểu một cách đơn giản. Dịch vụ là một loại hàng hóa có tính vô hình. Đồng thời, quá trình sản xuất và tiêu dùng không tách rời nhau. Quá trình này bao gồm các loại dịch vụ trong hệ thống của ngành sản phẩm Việt Nam. ĐƯợc chiếu theo quy định của pháp luật.
Những đặc điểm của ngành dịch vụ Việt Nam
Một số đặc trưng của ngành dịch vụ có thể kể đến bao gồm:
+ Tính vô hình: Đây là đặc trưng rõ ràng nhất của ngành dịch vụ. CHúng ta không thể nhìn, sờ, nghe, hay ngửi được. Ví dụ như các ngành nghề dịch vụ như du lịch, spa, tư vấn…
+ Tính không thể tách rời: Lĩnh vực dịch vụ không thể tự mình tác động lên khách hàng được. Mà cần có sự kết hợp với người cung ứng dịch vụ. Do đó, không thể tách rời ngành dịch vụ.
+ Tính không ổn định: Dịch vụ không ổn định về chất lượng, về chi phí… Điều này phụ thuộc vào nhà cung ứng dịch vụ. Cũng như phụ thuộc vào đánh giá và cảm nhận của khách hàng.
+ Tính không lưu trữ: Đây cũng là một trong những đặc điểm của ngành dịch vụ. Hầu hết, các ngành dịch vụ đều có tính không thể lưu trữ.
Các ngành dịch vụ ở việt nam hiện nay bao gồm những gì?
Hiện nay, nhằm thuận tiện cho việc quản lý và phân bố. Các ngành dịch vụ ở việt nam sẽ được phân chia thành 12 nhóm ngành cơ bản. Bao gồm:
Các ngành dịch vụ hiện nay bao gồm những gì?
+ Phí mua, phí bán quyền sử dụng giấy phép, thương hiệu, bản quyền
+ Các dịch vụ kinh doanh khác
+ Nhóm dịch vụ cá nhân, dịch vụ văn hóa và giải trí
+ Dịch vụ Chính phủ, chưa được phân loại ở nơi khác
+ Nhóm ngành dịch vụ Logistic
+ Dịch vụ vận tải
+ Dịch vụ du lịch
+ Dịch vụ bưu chính và viễn thông
+ Dịch vụ xây dựng
+ Nhóm dịch vụ bảo hiểm
+ Dịch vụ tài chính
+ Nhóm dịch vụ máy tính và thông tin
Đây là 12 nhóm các ngành dịch vụ ở việt nam hiện nay. Việc quản lý cũng dựa trên mã ngành. Việc phân chia nhóm ngành tạo nên được điều kiện thuận lợi cho việc quản lý và sử dụng.
Tìm hiểu thực trạng phát triển ngành dịch vụ ở việt Nam
Là một trong những lĩnh vực trọng điểm trong phát triển cơ cấu kinh tế hiện đại. Việc quan tâm đến phát triển các nhóm ngành dịch vụ luôn được cơ quan quản lý quan tâm và đồng hành. Việc tìm hiểu thực trạng phát triển ngành dịch vụ ở Việt Nam cũng được đặc biệt quan tâm. Trong đó, các ngành dịch vụ phát triển ở việt nam có thể kể đến bao gồm:
Sự phát triển của các ngành dịch vụ hiện nay
Một là: Ngành dịch vụ du lịch – lữ hành – khách sạn
Việt Nam luôn là một quốc gia được biết đến với những ưu thế về điều kiện tự nhiên, khí hậu. Đồng thời, sự đa dạng của thiên nhiên, tự nhiên. Tạo nên được điều kiện thuận lợi cho việc phát triển du lịch. Nước ta có rất nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng. Các địa danh du lịch nổi tiếng được thiên nhiên ưu ái. Đồng thời, cũng rất nhiều các di sản văn hóa, nét văn hóa độc đáo, ẩm thực đa dạng…. Đây đều là những điều kiện thuận lợi cho việc phát triển ngành dịch vụ – lữ hành – khách sạn. Đem đến lợi ích lớn và điều kiện phát triển mạnh mẽ cho lĩnh vực dịch vụ du lịch.
Hai là: Ngành công nghệ thông tin
Đây cũng là một trong các ngành dịch vụ phát triển ở việt nam hiện nay. Đặc biệt là trong thời đại công nghệ số. Của cuộc cách mạng 4.0, của phát triển thương mại điện tử. Thì các lĩnh vực liên quan đến ngành công nghệ thông tin cũng phát triển với mức độ cực nhanh và mạnh.
Sự ra đời của nhiều công ty công nghệ. Cũng như các dịch vụ bán hàng đi kèm liên quan đến nhóm ngành này mang đến sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực.
Ba là: Nhóm ngành logistics
Đây cũng là một trong các ngành dịch vụ phát triển ở việt nam nhất hiện nay. Logistics là thiết yếu đối với toàn bộ các ngành sản xuất vật chất. Hàng hóa hay các ngành tiêu thụ sản phẩm. Đặc biệt là đối với việc giao thoa thương mại lớn giữa các quốc gia hiện nay. Chính vì thế, sự phát triển của nhóm ngành logistics là rất lớn.
Bốn là: Dịch vụ tài chính
Dịch vụ tài chính cũng là một trong các ngành dịch vụ phát triển ở việt nam hiện nay. Dịch vụ tài chính phát triển với tăng trưởng tốt và đem đến nhiều giá trị cho kinh tế. Người tiêu dùng sẽ có nhiều cơ hội sở hữu được các dịch vụ khác nhau nhờ vào sự phát triển của dịch vụ tài chính. Từ đó, mang lại nhiều lợi thế phát triển cho ngành dịch vụ này trên cả nước.
Đánh giá thực trạng phát triển các ngành dịch vụ ở việt nam
Vai trò của các ngành dịch vụ là rất lớn, rất quan trọng trong tổng thể quá trình phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, khu vực. Để đánh giá thực trạng phát triển, chúng ta cần nhìn nhận vào những thuận lợi, cũng như những khó khăn mà ngành đang phải đối mặt. Từ đó đưa ra chiến lược phát triển sao cho phù hợp nhất. Một số thuận lợi và khó khăn mà ngành gặp phải bao gồm:
Những thuận lợi cho phát triển dịch vụ
Thực trạng phát triển dịch vụ hiện nay
+ Cơ sở hạ tầng ngày càng phát triển nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế các ngành dịch vụ.
+ Xác định các nhóm ngành dịch vụ trọng điểm và đưa ra được chiến lược phát triển phù hợp. Tập trung vào việc phát triển các ngành dịch vụ có tiềm năng, lợi thế và cạnh tranh. Ví dụ như: công nghệ thông tin, truyền thông, logistics, hàng không, du lịch, tài chính….
+ Các dịch vụ tài chính ngân hàng tiếp tục phát triển và đa dạng. Cũng như ngày càng hiện đại hóa.
+ Nhiều chính sách của nhà nước đã và đang tạo điều kiện cho sự phát triển của lĩnh vực dịch vụ ngày càng mạnh mẽ hơn.
Một số khó khăn phải đối diện của ngành dịch vụ
Tuy nhiên, cũng không thể không kể đến các khó khăn phải đối diện bao gồm:
+ Các ngành dịch vụ tri thức cao, giá trị cao còn phát triển chậm. Thiếu nhân lực, cũng như nhiều yếu tố để phát triển toàn diện.
+ Các dịch vụ cần có sự gắn kết và kết nối với các ngành kinh tế nhiều và đa dạng hơn. Từ đó, phát triển mạnh mẽ hơn thị trường hiện nay.
+ ĐỘi ngũ nhân lực về ngành còn chưa được quan tâm. Đầu tư đúng mực, nhân lực trong lĩnh vực dịch vụ vẫn còn yếu và thiếu, chất lượng chưa cao.
+ Đặc biệt, việc ứng dụng công nghệ thông tin, chính phủ điện tử còn tương đối chậm. So với nhiều quốc gia trong cùng lĩnh vực thì còn theo sau rất lâu.
Đây là những khó khăn, cũng như thuận lợi. Là một phần quan trọng trong thực trạng phát triển các ngành dịch vụ của nước ta hiện nay cần biết. Hy vọng rằng, với những thông tin chia sẻ trên, bạn sẽ hiểu hơn về ngành dịch vụ. Cũng như sự phát triển của các ngành dịch vụ tại nước ta. Từ đó, sẽ có lựa chọn và định hướng việc làm đúng đắn, phù hợp.
Liên hệ với G-Global để được tư vấn và hỗ trợ: