Tiêu chuẩn ISO/IEC 17025 được xây dựng nhằm thúc đẩy sự tin cậy trong hoạt động của các phòng thí nghiệm.Việc sử dụng tiêu chuẩn này sẽ tạo thuận lợi cho sự hợp tác giữa các phòng thí nghiệm và cơ quan khác, hỗ trợ việc trao đổi thông tin và kinh nghiệm và trong việc hài hòa các tiêu chuẩn và thủ tục.
ISO 17025 là gì?
Khái niệm
ISO / IEC 17025 Yêu cầu chung đối với năng lực của các phòng thử nghiệm và hiệu chuẩn là tiêu chuẩn ISO được sử dụng nhiều nhất bởi các phòng thử nghiệm và hiệu chuẩn hiện nay. Ở hầu hết các quốc gia, ISO/IEC 17025 là tiêu chuẩn mà gần như các phòng thí nghiệm phải tổ chức kiểm định để được coi là có thẩm quyền về mặt kỹ thuật. Trong nhiều trường hợp, các nhà cung cấp và cơ quan quản lý sẽ không chấp nhận kết quả kiểm tra hoặc hiệu chuẩn từ phòng thí nghiệm không được công nhận.
Các phiên bản của chuẩn ISO 17025
Bộ tiêu chuẩn ISO/IEC 17025 được ra đời dựa trên nhu cầu cần có một bộ tiêu chuẩn thống nhất trên thế giới. Về kiểm định năng lực của các phòng thử nghiệm. Ban đầu chúng được gọi là ISO/IEC Guide 25, kế sau đó thì ISO/IEC 17025 là phiên bản được ban hành bởi Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế vào năm 1999.
Tiêu chuẩn này nhiều điểm tương đồng đối với ISO 9000, nhưng ISO/IEC 17025 cụ thể hơn về yêu cầu năng lực và áp dụng trực tiếp cho những tổ chức tạo ra kết quả thử nghiệm và hiệu chuẩn và dựa trên các nguyên tắc kỹ thuật hơn một chút. Các phòng thí nghiệm sử dụng ISO/IEC 17025 để thực hiện một hệ thống chất lượng nhằm cải thiện khả năng của họ để luôn tạo ra kết quả hợp lệ. Nó cũng là nền tảng cơ sở để các tổ chức được công nhận từ một tổ chức chứng nhận.
Đã có ba phiên bản được ban hành vào các năm 1999, 2005 và mới nhất là 2017. Những thay đổi đáng kể nhất giữa phiên bản 1999 và 2005 là sự nhấn mạnh hơn vào trách nhiệm của quản lý cấp cao, các yêu cầu rõ ràng để liên tục cải thiện hệ thống quản lý và giao tiếp với khách hàng. Nó cũng phù hợp và chặt chẽ hơn với phiên bản 2000 của ISO 9001.
Phiên bản mới nhất hiện nay của ISO/IEC 17025 được ban hành năm 2017. Theo quy định của ISO, phiên bản ISO/IEC 17025:2005 sẽ hết hiệu lực vào năm 2020. Nhiều tổ chức công nhận quốc tế và Việt Nam cũng đã thông báo và đề ra các kế hoạch đánh giá chuyển đổi phiên bản tiêu chuẩn. Theo đó, tại Việt Nam các phòng thí nghiệm có thể tiếp cận dịch vụ đánh giá mới từ tháng 7/2018 và trong năm 2019 việc đánh giá chuyển đổi cũng bắt đầu và hoàn thành.
Ý nghĩa của tiêu chuẩn ISO 17025
Khi một phòng thử nghiệm được Quốc tế công nhận về năng lực sẽ có được nhiều lợi thế và cơ hội hơn các phòng thử nghiệm khác. Khi mà nền kinh tế đang dần bước vào quá trình toàn cầu hóa ngày càng mạnh mẽ thì việc có được chứng nhận ISO 17025 sẽ là một xu hướng tất yếu không chỉ ở nước ngoài mà còn ngay tại Việt Nam.
Căn cứ để một phòng thí nghiệm được Quốc tế công nhận về năng lực. Đó là phòng thí nghiệm đó phải được một tổ chức công nhận (như là VILAS) công nhận phòng thí nghiệm đó phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025:2005.
Bên cạnh đó việc áp dụng được tiêu chuẩn ISO/IEC 17025 còn giúp tập trung nguồn lực để năng cao năng lực và tạo dựng uy tín với những phép thử, kết quả của mình. Điều quan trọng hơn là kết quả các phép đo lường/thử nghiệm của các PTN được công nhận đã được Nhà nước thừa nhận về tính pháp lí. Điều này được khẳng định tại Điều 16 Chương III trong Nghị định 179/2004/NĐ-CP.
Theo như nghị định có nêu rõ “Kết quả thử nghiệm, giám định, chứng nhận chất lượng của sản phẩm, hàng hoá và hệ thống quản lí chất lượng của các tổ chức thử nghiệm, giám định và chứng nhận tương ứng được ưu tiên sử dụng như những văn bản có tính pháp lý trong hoạt động quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hoá trong nước và quan hệ thương mại với nước ngoài”.
Các điều khoản trong tiêu chuẩn ISO 17025
Tiêu chuẩn này được xây dựng theo cấu trúc 8 điều khoản. Nó giúp cho doanh nghiệp hoạch địch và thực hiện các hành động nhằm giải quyết rủi ro và cơ hội tạo cơ sở cho việc nâng cao hiệu lực của hệ thống quản lý. Đồng thời đạt được các kết quả tốt hơn và ngăn ngừa những ảnh hưởng tiêu cực. Các điều khoản trong tiêu chuẩn này áp dụng cho tất cả các tổ chức thực hiện hoạt động thí nghiệm, không phân biệt về số lượng nhân viên.
1. Phạm vi áp dụng
2. Tài liệu viện dẫn
3. Thuật ngữ và định nghĩa
4. Yêu cầu chung
4.1 Tính khách quan
4.2 Bảo mật
5. Yêu cầu về cơ cấu
6. Yêu cầu về nguồn lực
6.1 Yêu cầu chung
6.2 Nhân sự
6.3 Cơ sở vật chất và điều kiện môi trường
6.4 Thiết bị
6.5 Liên kết chuẩn đo lường
6.6 Sản phẩm và dịch vụ do bên ngoài cung cấp
7. Yêu cầu về quá trình
7.1 Xem xét yêu cầu, đề nghị thầu và hợp đồng
7.2 Lựa chọn, kiểm tra xác nhận và xác nhận giá trị sử dụng của phương pháp
7.3 Lấy mẫu
7.4 Xử lý đối tượng thử nghiệm hoặc hiệu chuẩn
7.5 Hồ sơ kỹ thuật
7.6 Đánh giá độ không đảm bảo đo
7.7 Đảm bảo giá trị sử dụng của kết quả
7.8 Báo cáo kết quả
7.9 Khiếu nại
7.10 Công việc không phù hợp
7.11 Kiểm soát dữ liệu – Quản lý thông tin
Yêu cầu hệ thống quản lý
8.1 Các lựa chọn
8.2 Tài liệu hệ thống quản lý (Lựa chọn A)
8.3 Kiểm soát tài liệu hệ thống quản lý (Lựa chọn A)
8.4 Kiểm soát hồ sơ (Lựa chọn A)
8.5 Hành động để giải quyết rủi ro và cơ hội (Lựa chọn A)
8.6 Cải tiến (Lựa chọn A)
8.7 Hành động khắc phục (Lựa chọn A)
8.8 Đánh giá nội bộ (Lựa chọn A)
8.9 Xem xét của lãnh đạo (Lựa chọn A)
Quy trình chứng nhận tiêu chuẩn ISO 17025
Quy trình tư vấn chứng nhận tiêu chuẩn ISO 17025 được GOODVN thực hiện theo các bước như sau:
- Đánh giá khảo sát điều kiện ban đầu của phòng thử nghiệm/ hiệu chuẩn.
- Đào tạo về tiêu chuẩn ISO/IEC 17025 cho nhân sự
- Đào tạo cách xây dựng văn bản của hệ thống tiêu chuẩn ISO/IEC 17025
- Hướng dẫn: xây đựng, áp dụng tài liệu tiêu chuẩn ISO/IEC 17025
- Hướng dẫn thực hiện các yêu cầu kỹ thuật của tiêu chuẩn ISO/IEC 17025
- Đào tạo đánh giá viên nội bộ
- Đánh giá xem xét hệ thống
- Hướng dẫn lập thủ tục đăng ký đánh giá chứng nhận
- Theo dõi đánh giá. hướng dẫn cải tiến, khắc phục
Lựa chọn tổ chức chứng nhận ISO 17025
Để nhận được chứng chỉ hay giấy chứng nhận hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO 17025. Các doanh nghiệp cần lựa chọn những tổ chức cấp chứng nhận đã được công nhận, uy tín.
Khi doanh nghiệp chọn Tổ chức chứng nhận để chứng nhận hệ thống quản lý liên quan đến hệ thống như ISO 17025 các Doanh nghiệp cần quan tâm đến các vấn đề sau:
- Tổ chức chứng nhận có được công nhận hay không. Hoạt động công nhận sẽ đảm bảo năng lực hoạt động của Tổ chức chứng nhận (UKAS – Anh, JAB – Nhật, RVA – Hà Lan, JAS-ANZ – Úc, New Zealand, ANAB- Mỹ, DAK- Đức, BOA – Việt Nam, …)
- Giấy đăng ký hoạt động chứng nhận với Tổng cục đo lường chất lượng Việt Nam. Theo Thông tư số 08/2009/TT-BKHCN ngày 08/4/2009 của Bộ Khoa học và Công nghệ (hiện trạng tại Việt Nam có nhiều tổ chức chứng nhận của nước ngoài hoạt động với tư cách làm đại lý và chưa đăng ký hoạt động tại Việt Nam – điều này là trái pháp luật. Giấy chứng nhận được làm với giá rẻ nhưng để lại rủi ro cho những doanh nghiệp được cấp những chứng chỉ này.
- Thị trường xuất khẩu cần hướng đến, mỗi tổ chức chứng nhận sẽ có thế mạnh về lĩnh vực hoạt động vì vậy theo kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp để chọn một tổ chức chứng nhận phù hợp nhất.
- Doanh nghiệp lựa chọn Tổ chức chứng nhận với mong muốn mang lại hiệu quả áp dụng hay chỉ dừng lại ở việc có được giấy chứng nhận.
- Hoạt động chứng nhận với nhiều thông tin khác biệt, hãy nhờ đơn vị tư vấn đáng tín cậy để tư vấn cho Doanh nghiệp chọn Tổ chức chứng nhận đúng mục đích nhất với chi phí phù hợp nhất.
Chungnhanquocte.com – G-GLOBAL: Chúng tôi là tổ chức chứng nhận được Bộ Khoa học Công nghệ chỉ định. Chúng tôi cùng với các tổ chức chứng nhận khác cam kết:
Cam kết mang đến cho khách hàng dịch vụ chứng nhận vượt trội.
CAM KẾT: CHI PHÍ TỐT NHẤT – THỜI GIAN NHANH NHẤT – DỊCH VỤ TỐT NHẤT