Chứng thư giám định đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động giám định thương mại trong nước và quốc tế. Do đó, những hiểu biết liên quan đến quy định về chứng thư giám định, cùng giá trị pháp lý của chứng thư giám định là vô cùng quan trọng và cần thiết. G-Global sẽ cùng bạn tìm hiểu rõ về những vấn đề có liên quan đến chứng thư giám định tại nội dung sau:
Khái niệm về chứng thư giám định?
Chứng thư giám định tiếng anh là gì? Trong tiếng anh, chứng thư giám định là Certificate Inspection. Thuật ngữ này được hiểu là một loại văn bản có tính pháp lý. Nhằm xác định tình trạng của hàng hóa (Đặc biệt là đối với các loại hàng hóa dễ hư hỏng). Hoặc xác định tình trạng của dịch vụ theo các nội dung giám định. Các nội dung này sẽ được khách hàng yêu cầu giám định ở thời điểm phân tích, hay kiểm tra, hay trước khi vận chuyển. Hay hiểu một cách đơn giản và dễ dàng hơn, thì chứng thư giám định được hiểu là văn bản, giấy tờ nhằm thể hiện được kết quả của quá trình giám định.
Chứng thư giám định là gì?
Giám định hàng hóa, hay giám định thương mại thường được thực hiện ở trong trường hợp hàng hóa đó được thực hiện vận chuyển đến các quốc gia khác nhau. Chứng thư hàng hóa thường được yêu cầu xuất trình tại các cảng. Và dự kiến sẽ được chứa các thông tin như: danh tính người đại diện có thẩm quyền của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định hàng hóa, chữ ký và họ tên của giám định viên, đóng dấu nghiệp vụ. Chứng thư giám định cũng cần được đăng ký tại các cơ quan chuyên môn và có thẩm quyền.
Chứng thư giám định hàng hóa do ai cấp?
Như đã trình bày sơ bộ ở trên. Chứng thư giám định hàng hóa được coi là hợp lệ khi đã có chữ ký và được các cơ quan có thẩm quyền đóng dấu xác nhận. Vì thế, việc tìm hiểu chứng thư giám định hàng hóa do ai cấp cũng là điều vô cùng quan trọng và cần thiết.
Theo đó, các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thương mại một cách độc lập và có đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật. Đồng thời, những đối tượng này được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ giám định thương mại thì mới được phép thực hiện dịch vụ giám định và được cấp chứng thư giám định.
Như vậy, trong đa số các trường hợp, thì chứng thư giám định sẽ được cấp, được ký bởi các cơ quan hữu quan. Chứng thư giám định sẽ được cấp ngay sau khi hoàn thành được đầy đủ các quy trình giám định.
Chứng thư giám định sẽ bao gồm những nội dung gì?
Là một văn bản có giá trị thương mại và pháp lý – Chứng thư giám định sẽ bao gồm đầy đủ các thông tin và nội dung như sau:
Nội dung của chứng thư giám định
– Thông tin về thời gian: Ngày cấp, ngày và địa điểm kiểm tra
– Thông tin về người nộp đơn
– Thông tin về nơi xuất xứ
– Mô tả hàng hóa chi tiết.
– Số và ngày của tờ hóa đơn chiếu lệ
– Số hợp đồng bảo hiểm
– Thông tin về số lượng gói
– Thông tin về số và ngày của vận đơn
– Tổng trọng lượng của hàng hóa
– Thông tin về cảng dỡ hàng
– Thông tin chi tiết về liên hệ của nhà cung cấp
– Mã số của biểu thuế quan
– Thông tin về loại đóng gói
– Các thông tin về địa điểm phát hành sản phẩm.
– Chữ ký và họ tên của người được ủy quyền.
Những chứng thư giám định không có đầy đủ các thông tin nêu trên thì sẽ không đạt được yêu cầu sử dụng. Vì thế, việc làm chứng thư giám định cần được thực hiện cẩn thận và bởi những người, những đơn vị có chuyên môn để đảm bảo được tính chính xác và đáp ứng được các yêu cầu về mặt pháp lý.
Giá trị pháp lý của chứng thư giám định?
Giá trị pháp lý của chứng thư giám định được thể hiện đối với các chủ thể có liên quan. Như đối với bên yêu cầu giám định, hay đối với các bên có trong hợp đồng ký kết. Những giá trị pháp lý của chứng thư giám định có thể được kể đến bao gồm:
1: Giá trị pháp lý của chứng thư giám định đối với bên yêu cầu giám định
Chứng thư giám định đáp ứng được đầy đủ giá trị pháp lý đối với bên yêu cầu giám định. Trong trường hợp, nếu như bên yêu cầu giám định không chứng minh được kết quả giám định là không khách quan, hay kết quả giám định sai, kết quả giám định không trung thực,.. và có thể sai đối với bên nghiệp vụ giám định.
2: Giá trị pháp lý đối với những bên có trong hợp đồng
+ Trường hợp 1:
Nếu các bên trong hợp đồng thỏa thuận việc sử dụng chứng thư giám định của một tổ chức, hay cá nhân kinh doanh dịch vụ giám định. Thì khi đó, chứng thư giám định sẽ có giá trị pháp lý đối với tất cả các bên.
+ Trường hợp 2:
Trong trường hợp nếu các bên trong hợp đồng không thỏa thuận việc sử dụng chứng thư giám định của một tổ chức hay cá nhân kinh doanh dịch vụ giám định. Thì chứng thư giám định trong trường hợp này chỉ có giá trị pháp lý đối với các bên yêu cầu giám định được tính theo quy định tại điều 261 của luật thương mại năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2017.
- Trong trường hợp khi các bên có thoả thuận về việc sử dụng chứng thư giám định của một tổ chức kinh doanh dịch vụ giám định thì chứng thư giám định đó sẽ có giá trị pháp lý đối với tất cả các bên.
- Nếu trong trường hợp các bên không có thoả thuận về việc sử dụng chứng thư giám định của tổ chức kinh doanh dịch vụ giám định nào đó. Thì lúc này, chứng thư giám định chỉ có giá trị pháp lý đối với bên yêu cầu giám định. Điều này được thực hiện quy định tại Điều 261 của Luật Thương Mại. Bên còn lại ở trong hợp đồng sẽ có quyền yêu cầu thực hiện giám định lại.
+ Trường hợp 3:
Nếu chứng thư giám định có kết quả khác với chứng thư giám định ban đầu. Khi đó, sẽ xử lý như sau:
– Nếu trong trường hợp tổ chức cung cấp dịch vụ giám định cấp chứng thư giám định ban đầu “THỪA NHẬN” kết quả của chứng thư giám định lại. Thì khi đó, kết quả của chứng thư giám định lại sẽ có giá trị pháp lý đối với tất cả các bên.
– Nếu tổ chức cung cấp dịch vụ giám định cấp chứng thư giám định ban đầu “KHÔNG THỪA NHẬN” kết quả của chứng thư giám định lại. Khi đó, các bên thỏa thuận lựa chọn một thương nhân dịch vụ giám định khác nhằm giám định lại lần 2. Khi đó, kết quả giám định lần thứ 2 sẽ có giá trị pháp lý đối với tất cả các bên.
Một số quy định về chứng thư giám định
Quy định về chứng thư giám định được nêu rõ trong văn bản pháp luật ( Điều 260, Chứng thư giám định luật Thương Mại năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2017). Các quy định này bao gồm:
Quy định về chứng thư giám định
+ Thương nhân khi kinh doanh dịch vụ giám định cần phải chịu trách nhiệm về các kết quả trong chứng thư giám định.
+ Quy định về chứng thư giám định được coi là văn bản xác định được tình trạng thực tế của loại hàng hóa, hay dịch vụ đó. Bao gồm các nội dung giám định được khách hàng yêu cầu thực tế thực hiện.
+ Văn bản này cần có chữ ký của người đại diện có thẩm quyền của tổ chức kinh doanh dịch vụ giám định. Giám định viên cần có chữ ký, họ tên, được đóng dấu nghiệp vụ và được đăng ký bởi cơ quan có thẩm quyền.
+ Chứng thư giám định sẽ chỉ có giá trị đối với các nội dung được giám định nêu trong văn bản này.
Với những thông tin về giá trị pháp lý, cũng như các quy định về chứng thư giám định nêu trên. Hy vọng rằng sẽ giúp quý khách hàng có thêm những thông tin hữu ích về loại văn bản này. Đồng thời, hiểu được giá trị và tầm quan trọng của chứng thư giám định trong các giao dịch thương mại quốc tế.
Liên hệ với G-Global để được tư vấn thêm:
Liên hệ ngay để được hỗ trợ tốt nhất:
VĂN PHÒNG TƯ VẤN CHỨNG NHẬN QUỐC TẾ G-GLOBAL
Văn phòng Hà Nội: Tầng 7 Tòa nhà HLT Số 23 Ngõ 37/2 Dịch Vọng Cầu Giấy Hà Nội
Văn phòng Đà Nẵng: 73 Lý Thái Tông, Phường Thanh Khê Tây, Quận Thanh Khê, Đà Nẵng
Văn phòng HCM: Tòa nhà PLS, 282 Chu Văn An, Phường 26, Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 0985.422.225
Email: info@ggobal.vn
Website: https://chungnhanquocte.com/ – https://gglobal.vn/