SPC được biết đến là một công cụ cốt lõi được sử dụng trong IATF 16949. Đặc biệt, SPC ngày nay càng được áp dụng trong nhiều ngành công nghiệp, hay các ngành sản xuất hàng hóa, sản phẩm… Vậy thì, thực chất, SPC là gì? Hay kiểm soát quy trình thống kê là gì?… Những nội dung cơ bản về SPC sẽ được G-Global chia sẻ và làm rõ trong nội dung bài viết dưới đây:
Thuật ngữ SPC là gì?
SPC – là viết tắt tiếng anh của từ Statistical Process Control. Nó mang nghĩa là kiểm soát quá trình bằng thống kê.
Nói cách khác, đây là phương pháp bằng việc thu thập, phân tích, cũng như trình bày các dữ liệu có liên quan đến mọi hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. SPC được hiểu là việc mà doanh nghiệp áp dụng các kỹ thuật thống kê. Từ đó nhằm mục đích thu thập thông tin, phân tích và xử lý dữ liệu thông tin một cách tốt nhất. Đặc biệt, các dữ liệu trong quá trình sử dụng sẽ được nghiên cứu, tổng hợp và đưa ra những phản ánh về chất lượng hoạt động của chính doanh nghiệp, bộ máy hay tổ chức đó.
SPC là gì?
Dữ liệu mà doanh nghiệp thu thập được từ SPC cũng giúp cho những người lãnh đạo, hay người đứng đầu của tổ chức hiểu biết và thiết lập được ra những chiến lược mới, hướng đi mới phù hợp với quá trình vận hành và phát triển sản phẩm được tốt hơn trong thời gian sắp tới. Đây cũng là phương pháp được ứng dụng phổ biến trong các phương pháp kiểm soát chất lượng hiện nay. Đem lại nhiều giá trị và lợi ích to lớn đối với doanh nghiệp.
Lợi ích doanh nghiệp nhận được khi áp dụng SPC là gì?
Việc kiểm soát chất lượng chưa bao giờ bị xem nhẹ trong các doanh nghiệp, công ty. Các doanh nghiệp muốn phát triển và tồn tại đều cần quan tâm đến từng khía cạnh của chất lượng. Chính vì thế, mà SPC – kiểm soát quy trình bằng thống kê cũng được quan tâm bởi những lợi ích mà nó đem đến cho doanh nghiệp là rất lớn:
+ SPC giúp cho việc hỗ trợ nhà sản xuất kiểm tra, kiểm soát được những vấn đề vẫn còn tồn đọng và các vấn đề thường xuyên xảy ra ở trong quá trình làm việc. Nhờ đó, mà SPC giúp cho người quản lý và điều hành doanh nghiệp thu thập được rất nhiều các dữ liệu cần thiết chỉ trong một thời gian ngắn.
+ SPC cũng thống kê và đưa ra các dữ liệu cần thiết giúp cho các doanh nghiệp có thể dự đoán và dự phòng được trước các nguyên nhân có thể gây nên được các rắc rối hay rủi ro trong quá trình sản xuất. Từ đó nhanh chóng đưa ra các giải pháp kịp thời và hiệu quả.
+ SPC cũng giúp cho nhà sản xuất có thể xác định và phòng tránh được các lỗi sai, cũng như thiếu sót trong quá trình vận hành và sản xuất. Nhờ đó mà nâng cao được quy trình và chất lượng sản phẩm
+ Kiểm soát quy trình thống kê liên tục cung cấp dữ liệu để hỗ trợ cho việc đưa ra quyết định
+ Nhờ vào SPC, mà độ tin cậy của sản phẩm cũng được tăng lên, do chất lượng sản phẩm được cải thiện.
+ Đồng thời, SPC cũng mở ra cơ hội cho công ty cải thiện, cải tiến mọi hoạt động sản xuất để trở nên tốt hơn.
Tham khảo quy trình thực hiện kiểm soát quá trình thống kê (SPC)
Việc tìm hiểu về quy trình này sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ và áp dụng được các bước trong SPC thuận tiện và dễ dàng hơn. Các bước trong kiểm soát quy trình thống kê có thể kể đến bao gồm:
Quy trình SPC
Bước 1: Xác định quy trình là gì?
Có thể nói, đây là bước đầu tiên và cũng là bước quan trọng trong SPC. Nó có ảnh hưởng trực tiếp đến đầu ra của sản phẩm. Việc xác định quy trình cũng mang yếu tố quan trọng và hiệu quả đối với các khách hàng của doanh nghiệp.
Bước 2: Cần xác định được các thuộc tính đo lường được của quá trình là gì?
Các thuộc tính đo lường được của quá trình cần được xác định và đo lường trong cả quá trình sản xuất.
Bước 3: Xác định phương pháp đo và thực hiện Gage R&R
Bước 4: Tiến hành chiến lược phân nhóm và các kế hoạch lấy mẫu
Bước 5: Cần thu thập dữ liệu và vẽ biểu đồ SPC
Bước 6: Tiến hành việc mô tả sự biến đổi tự nhiên của các thuộc tính của quá trình
Bước 7: Tiến hành theo dõi sự thay đổi của quá trình
Công cụ SPC mang lại những ưu và nhược điểm như thế nào?
Việc sử dụng và áp dụng công cụ SPC đối với các doanh nghiệp thường mang lại những ưu và nhược điểm. Nhìn nhận và đánh giá những ưu, nhược điểm của SPC sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể áp dụng và phát huy được các lợi thế, đồng thời hạn chế được những nhược điểm của công cụ này. Những ưu nhược điểm của kiểm soát quy trình bằng thống kê có thể kể đến bao gồm:
Về ưu điểm của công cụ SPC
+ SPC có khả năng phát hiện được lỗi trong thời gian thực: Ưu điểm này được thể hiện qua biểu đồ kiểm soát. Do đó, người vận hành có thể kịp thời phát hiện và kịp thời đưa ra được những giải pháp khắc phục trước khi để chúng gây ra được những vấn đề lớn hơn. Khả năng can thiệp kịp thời và phát hiện lỗi nhanh chóng của SPC sẽ giảm được chi phí làm lại sản phẩm. Nhờ đó, mà chi phí sản xuất và khắc phục lỗi được tiết kiệm đáng kể.
Ưu điểm của SPC là gì?
+ SPC có ưu điểm là nhận định rõ về tính ổn định của quy trình hiện tại.
Nhờ vào SPC, mà người vận hành, quản lý có thể phát hiện được ra vấn đề của các quy trình là nằm ở đâu. Có cần đưa ra các biện pháp để can thiệp vào quy trình cũ hay không. Hay chỉ cần để quy trình vận hành như cũ là được?
+ SPC có ưu điểm là cung cấp nguồn dữ liệu đồng bộ và chính xác: Các dữ liệu này sẽ được cung cấp cho các bên liên quan đến việc tạo ra sản phẩm.
+ SPC cũng có ưu điểm là tăng tính đồng nhất về việc kiểm soát chất lượng sản phẩm. Doanh nghiệp có thể đưa ra các sản phẩm có tính đồng nhất với yêu cầu của khách hàng. Do đó, nâng cao được sự hài lòng và trải nghiệm của khách hàng nhiều hơn.
Về những nhược điểm của công cụ SPC
Một số nhược điểm của SPC có thể kể đến bao gồm:
+ SPC khá tốn thời gian để áp dụng. SPC cần được áp dụng vào môi trường sản xuất, hay các yêu cầu về việc quan sát. Do đó, cần thời gian để hoàn thiện được các yêu cầu và hạng mục công việc này.
+ SPC có chi phí thực hiện tốn kém. Sự tốn kém của SPC khi thực hiện được thể hiện bằng việc doanh nghiệp không am hiểu về SPC. Như chi phí cho việc đào tạo nhân sự, quản lý, hay các tài liệu cần thiết.
+ SPC cũng có nhược điểm là khiến doanh nghiệp phải đối mặt với sự bất hợp tác.
Vì thế, để phát huy được các ưu điểm, và hạn chế được các nhược điểm khi sử dụng SPC. Doanh nghiệp cần lưu ý đến một vài yếu tố.
Những điều cần lưu ý khi sử dụng SPC là gì?
Lưu ý khi sử dụng SPC
+ Doanh nghiệp cần phải hiểu rõ được cơ sở của phương pháp kiểm soát quy trình thống kê. Nhờ đó mà nắm chắc được cách thức sử dụng công cụ SPC.
+ Cần có khả năng nhạy bén với các thông tin, dữ liệu và con số để ứng phó kịp với các tình huống bất ngờ xảy đến.
+ Doanh nghiệp cần tìm hiểu về SPC, có kiến thức, chuyên môn và kinh nghiệm để áp dụng được công cụ này trong thực tế hoạt động và sản xuất.
Trên đây là tổng thể nội dung về SPC là gì mà bạn cần biết. Quý khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn thêm về SPC.
Liên hệ để được hỗ trợ:
Liên hệ ngay để được hỗ trợ tốt nhất:
VĂN PHÒNG TƯ VẤN CHỨNG NHẬN QUỐC TẾ G-GLOBAL
Văn phòng Hà Nội: Tầng 7 Tòa nhà HLT Số 23 Ngõ 37/2 Dịch Vọng Cầu Giấy Hà Nội
Văn phòng Đà Nẵng: 73 Lý Thái Tông, Phường Thanh Khê Tây, Quận Thanh Khê, Đà Nẵng
Văn phòng HCM: Tòa nhà PLS, 282 Chu Văn An, Phường 26, Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 0985.422.225
Email: info@ggobal.vn
Website: https://chungnhanquocte.com/ – https://gglobal.vn/