“ PDCA là gì? Tại sao cần phải áp dụng PDCA trong doanh nghiệp?”

– PDCA là gì?

  • PDCA là công cụ được áp dụng phổ biến trong doanh nghiệp về quản lý hiệu quả. Mô hình này được phát triển bởi Tiến sĩ Edward Deming vào năm 1950 dựa trên các ý tưởng của Walter Andrew Shewhart đề cập năm 1939.
  • Ngoài ra, P – D – C – A là tập hợp của 4 yếu tố:

4 yếu tố quyết định lên PDCA: PLAN - DO - CHECK - ACT

P – PLAN: Lên kế hoạch

D – DO: Thực hiện kế hoạch đã đề ra

C – CHECK: Kiểm tra những gì đã thực hiện

A ACTION: Hoạt động cải tiến

– Những lợi ích mà PDCA đem lại cho doanh nghiệp?

Để giải đáp tại sao cần phải áp dụng PDCA trong doanh nghiệp, mình sẽ cùng bạn tìm hiểu về những lợi ích mà nó đem lại.

  • Giúp doanh nghiệp quản lý hiệu quả hơn
  • Làm tiền đề cho các quy trình cải tiến liên tục giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu đề ra
  • Đáp ứng việc kiểm tra, rà soát một cách toàn diện
  • Tăng vị thế doanh nghiệp trên thị trường so với đối thủ
  • Giảm thiểu chi phí cho doanh nghiệp

– Quy trình áp dụng PDCA?

 

4 bước áp dụng quy trình P-D-C-A

 

PLAN: LẬP KẾ HOẠCH

Để triển khai một công việc, bất kì doanh nghiệp nào cũng cần phải lập ra kế hoạch cụ thể, chi tiết. Nó đảm bảo cho tổ chức vận hành một cách bài bản, đúng lộ trình. Tuy nhiên, ở giai đoạn đầu tiên của kế hoạch cần phải xác định quy mô của từng dự án, sao cho khi lên kế hoạch được phù hợp. Các công việc, nhiệm vụ được chia nhỏ, từng bộ phận cần được phân công rõ ràng để tổ chức có định hướng và hoạt động hiệu quả hơn.

DO: THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

Sau khi kế hoạch đã được thống nhất thì việc tiếp theo là thực hiện nó, tối ưu nó. Ở giai đoạn này chúng ta không thể lường trước được sẽ có những phát sinh nào xảy ra, chính vì thế khi thực hiện một kế hoạch mới cần triển khai nó ở mức quy mô nhỏ và vừa, có thể kiểm soát được. Ngoài ra, yếu tố con người như trình độ, ý thức, kinh nghiệm thực chiến,…cũng là những tác nhân lớn ảnh hưởng đến việc thực hiện triển khai kế hoạch có hiệu quả hay không.

CHECK: KIỂM TRA

Một điều tất yếu sau khi hoàn thành việc triển khai kế hoạch thì việc kiểm tra ở giai đoạn này là vô cùng quan trọng. Ở mỗi doanh nghiệp sẽ có những cách kiểm tra khác nhau ví dụ như:

  • Cách 1: Thực hiện quá trình kiểm tra xuyên suốt cùng với việc thực hiện kế hoạch.
  • Cách 2: Thực hiện kiểm tra sau khi hoàn thành kế hoạch.

Tuy nhiên, chúng tôi khuyên bạn nên thực hiện đồng thời cả hai cách. Điều này sẽ giúp bạn kiểm soát các lỗi được tốt nhất. Bởi đánh giá của bạn trong giai đoạn kiểm tra này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các quyết định của kế hoạch sau này.

ACTION: HÀNH ĐỘNG

Action - Hành động trong P-D-C-A

Khi mọi thứ đã sẵn sàng thì nhà quản lý sẽ thực hiện kế hoạch trên diện rộng dựa trên những gì đã tích lũy được ở các giai đoạn trước. Nếu quy trình đạt hiệu quả thì quy trình sẽ được áp dụng trên toàn hệ thống. Ngược lại, nếu không hiệu quả thì quy trình sẽ được quay trở lại giai đoạn lập kế hoạch để triển khai một kế hoạch mới, theo hướng đi mới để dẫn tới kết quả tốt hơn.

 

 

Tóm lại, chu trình PDCA đã và đang là một công cụ quản lý hiệu quả phổ biến nhất mà các doanh nghiệp cần áp dụng cho riêng mình. Tuy nhiên để dẫn tới thành công, cũng như hiệu quả khi áp dụng PDCA thì yếu tố con người đóng vai trò quan trọng nhất.

☎️0985.422.225
✅Nhận chứng chỉ nhanh
⭐️Chi phí thấp

Share:

Bài viết liên quan

Tư vấn từ Gglobal
G

0985 422 225

chat zalo
Nhận báo giá chứng nhận ISO

Quý khách vui lòng để lại thông tin để nhận báo giá tốt nhất từ chúng tôi [recaptcha size:compact]


    X
    Liên hệ nhận báo giá