Chất bảo quản thực phẩm: Lợi ích, tác hại và những lưu ý khi sử dụng

Khi quan sát các loại bao bì đóng gói thực phẩm như các loại bánh kẹo, thực phẩm đông lạnh, các loại đồ hộp… Bạn sẽ nhìn thấy trong thành phần của sản phẩm có thêm chất bảo quản. Vậy thì, chất bảo quản thực phẩm là gì? Lợi ích của chất bảo quản mang lại ra sao? Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi làm rõ những vấn đề có liên quan, cũng như hướng dẫn cách sử dụng chất bảo quản thực phẩm đúng cách, đúng hàm lượng quy định bạn nhé!

Khái niệm chất bảo quản thực phẩm là gì?

Chất bảo quản thực phẩm là một loại hóa chất được sử dụng trong việc bảo quản thực phẩm. Loại chất này có khả năng bảo quản sản phẩm trong thời gian nhất định. Giúp ngăn ngừa và làm chậm lại quá trình hư hỏng, thối rữa của sản phẩm thực phẩm. Chất bảo quản giúp cho thực phẩm không bị biến đổi về thành phần hay các tính chất của thực phẩm ban đầu.

  

Chất bảo quản thực phẩm là gì?

Danh mục chất bảo quản thực phẩm bao gồm những loại nào?

Việc phân loại danh mục chất bảo quản thực phẩm sẽ là cơ sở cho việc quản lý hiệu quả hơn. Nhờ đó, mà việc sử dụng các thực phẩm cho người tiêu dùng trở nên an toàn và dễ dàng hơn. Danh mục chất bảo quản thực phẩm được phân chia thành 2 nhóm cơ bản bao gồm:

–          Nhóm chất bảo quản thực phẩm tự nhiên

–          Nhóm chất bảo quản thực phẩm nhân tạo.

Đặc trưng của 2 nhóm này như sau:

1: Nhóm chất bảo quản thực phẩm tự nhiên

Đây là nhóm chất bảo quản được sử dụng thường ngày trong chế biến và bảo quản thực phẩm. Nhóm chất này có đặc trưng là không ảnh hưởng đến các chất dinh dưỡng, đến màu, hay mùi vị của những trạng thái thực phẩm. Đồng thời còn giúp cho việc chế biến món ăn ngon miệng và đẹp mắt.

Một số nhóm chất bảo quản thực phẩm tự nhiên có trong các loại thực phẩm, gia vị thường ngày có thể kể đến như: Đường, muối, dầu ăn, rau kinh giới…

2: Nhóm chất bảo quản thực phẩm nhân tạo

Trong công nghệ chế biến và sản xuất thực phẩm cần sử dụng một lượng lớn chất bảo quản. Do đó, việc ứng dụng nhóm chất bảo bảo thực phẩm tự nhiên là không thực tế. Các loại hóa chất bảo quản thực phẩm được con người nghiên cứu và tạo thành cho thêm vào thực phẩm. Giúp cho thực phẩm không bị biến đổi về màu sắc, tính chất hay mùi vị.

Danh sách một số các chất bảo quản thực phẩm nhân tạo thường được sử dụng bao gồm: HT, Kali nitrat, Acid Benzoic (E210), BHA, Sodium nitrat, Sodium Benzoat, …

Lợi ích và tác hại của chất bảo quản là gì?

1: Về mặt lợi ích

Lợi ích của chất bảo quản là gì?

Tên gọi của chất này cũng đã thể hiện được công dụng và lợi ích lớn nhất của nó là: Bảo quản thực phẩm. Sử dụng chất bảo quản thực phẩm có trong rất nhiều loại thực phẩm hiện nay.

Đồng thời, nhờ việc sử dụng chất bảo quản thực phẩm, mà các công nghiệp sản xuất thực phẩm phát triển. Giảm thiểu được các hư hại của sản phẩm thực phẩm một cách nhanh chóng. Nhờ đó, mà chi phí sản xuất giảm thiểu và gia tăng được lợi nhuận cho các ngành công nghiệp này.

2: Về mặt tác hại

Sử dụng chất bảo quản thực phẩm có hại không cũng là thắc mắc của nhiều người. Trên thực tế, việc lạm dụng sử dụng, cũng như hàm lượng chất bảo quản cho phép vượt quá ngưỡng yêu cầu sẽ dẫn đến nhiều nguy cơ gây hại cho người tiêu dùng. Những tác hại của việc sử dụng chất bảo quản thực phẩm có thể kể đến bao gồm:

+ Sử dụng lâu dài và thường xuyên các chất bảo  quản sẽ làm suy yếu các mô tim, hoặc gây ra các bệnh về hen suyễn, viêm phế quản, có khả năng gây ung thư và ảnh hưởng đến các cơ quan hô hấp.

+ Sử dụng thường xuyên với hàm lượng cao các chất bảo quản còn đem đến nhiều nguy cơ các bệnh lý nguy hiểm khác như bệnh thần kinh, tiêu chảy, đau bụng, co mạch, tăng huyết áp…

Hướng dẫn cách sử dụng chất bảo quản thực phẩm đúng cách

Bởi những tác hại và nguy cơ tiềm tàng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe nêu trên, việc sử dụng chất bảo quản thực phẩm đúng cách rất được nhiều người quan tâm. Nhà sản xuất cần lưu ý đến các vấn đề sau khi sử dụng chất bảo quản:

–          Sử dụng các chất bảo quản có trong danh mục được phép sử dụng. Đồng thời, cần có hàm lượng trong khoảng được cho phép của bộ y tế.

–          Đặc biệt, khi sử dụng kết hợp đồng thời với các chất bảo quản thực phẩm khác. Thì nhà sản xuất cần thận trọng trong việc nghiên cứu, tìm hiểu vì có khả năng xảy ra các phản ứng hóa học tạo ra các chất có hại cho sức khỏe con người.

Hàm lượng chất bảo quản cho phép được sử dụng là bao nhiêu?

Để thực hiện được các yêu cầu về cách sử dụng chất bảo quản nêu trên. Thì việc quan tâm đến hàm lượng chất bảo quản cho phép được pháp luật quy định cũng là yêu cầu được nhiều khách hàng và doanh nghiệp quan tâm. Quy định về hàm lượng chất bảo quản cho phép được sử dụng bao gồm:

–          Nhóm chất: Sorbates: Trong đó, có các loại phụ gia như: Acid sorbic; Natri sorbat Kali sorbat; Calci sorbat. Được phép sử dụng 200 – 3000mg/kg thực phẩm.

–          Nhóm benzoates: Trong đó, có các phụ gia như: Acid benzoic; Natri benzoate Kali benzoate; Calci benzoat. Cũng được phép sử dụng 200 – 3000mg/kg thực phẩm

–          Nhóm Nitrate: Gồm phụ gia là Natri Nitrat: Quy định về hàm lượng sử dụng là 200mg/kg

–          Nhóm Nitrites: Gồm các loại phụ gia như: Kali nitrit; Natri nitrit: Quy định về hàm lượng sử dụng là 80mg/kg.

–          Nhóm sulfit: Bao gồm các chất bảo quản như Sulfua dioxyd, natri sulfit, natri hydro sulfit, natri metabisulfit, kali metabisulfit, kali sulfit, natri thiosulfat với quy định về hàm lượng sử dụng là từ 15 – 1000mg/kg thực phẩm.

Lưu ý: Các mức giới hạn khác nhau sẽ có quy định riêng tùy thuộc vào từng loại sản phẩm thực phẩm là gì.

Tham khảo các chất bảo quản thực phẩm tự nhiên, an toàn hiện nay

Việc sử dụng các chất bảo quản thực phẩm tự nhiên đảm bảo được nguyên tắc an toàn là điều vô cùng quan trọng và cần thiết. Tham khảo và sử dụng các chất bảo quản thực phẩm tự nhiên dưới đây để ứng dụng trong thực tiễn sử dụng hàng ngày bạn nhé. Các chất bảo quản thực phẩm tự nhiên, an toàn có thể tham khảo bao gồm:

1: Nisin (E234): Đây là chất có tác dụng trong việc ức chế mạnh mẽ sự phát triển của các vi sinh vật , các loại vi khuẩn có khả năng gây phân hủy thực phẩm.

2: Catechin: Đây là chất oxy hóa cũng được sử dụng trong nhiều loại trà xanh. Đồng thời, có các tác dụng rất lớn trong việc bảo quản thực phẩm rất tốt nhờ có hoạt tính của vitamin P trong chất này. Giúp cho việc trung hòa gốc tự do một cách tốt hơn và hiệu quả hơn.

3: Muối: Muối cũng nằm trong danh sách các chất bảo quản tự nhiên an toàn được sử dụng trong cuộc sống thường ngày. Muối tạo ra môi trường khắc nghiệt gây sốc thẩm thấu cho vi sinh vật. Nhờ đó, mà việc bảo quản đồ ăn trở nên lâu dài hơn.

Chất bảo quản thực phẩm tự nhiên

4: Các loại đường: Đường có tác dụng trong việc ức chế sự tăng trưởng của các vi khuẩn. Nhờ đó, tạo được điều kiện thuận lợi cho các lợi khuẩn lactic hoạt động. Nhờ đó mà hỗ trợ làm chậm quá trình oxy hóa chất béo. Nhờ đó mà các thực phẩm phòng tránh được ôi thiu. Trên thực tế, sử dụng đường trong nhiều món ăn, đồ ăn, như hoa quả ướp đường, các đồ ăn có tính ngọt cũng sẽ bảo quản được lâu dài hơn.

5: Chanh và nước cốt chanh, vitamin C

6: Mật ong: Nhờ có độ ẩm và độ PH thấp mà mật ong có khả năng chống lại sự phát triển của vi khuẩn.

7: Dầu ăn: Dầu ăn cũng có khả năng trong việc làm chậm quá trình oxy hóa và ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn vào thực phẩm.

Các chất bảo quản thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên có thể được sử dụng bằng cách ướp thực phẩm. Hoặc ngâm thực phẩm ở trong các chất kể trên.

Như vậy, Lợi ích của chất bảo quản và hướng dẫn cách sử dụng đúng cách trên đây đã được làm rõ. Quý khách hàng có thể tham khảo và lựa chọn các loại chất bảo quản tự nhiên và an toàn được sử dụng. Liên hệ với G-Global để được tư vấn và hỗ trợ:

Liên hệ ngay để được hỗ trợ tốt nhất:

✅ VĂN PHÒNG TƯ VẤN CHỨNG NHẬN QUỐC TẾ  G-GLOBAL ✅

💒 Văn phòng Hà Nội:           Tầng 7 Tòa nhà HLT Số 23 Ngõ 37/2 Dịch Vọng Cầu Giấy Hà Nội

💒 Văn phòng Đà Nẵng:        73 Lý Thái Tông, Phường Thanh Khê Tây, Quận Thanh Khê, Đà Nẵng

💒 Văn phòng HCM:              Tòa nhà PLS, 282 Chu Văn An, Phường 26, Bình Thạnh, TP.HCM


☎️ Hotline:                                 0985.422.225

📩  Email:                                    info@ggobal.vn

🌐 Website:                                https://chungnhanquocte.com/ – https://gglobal.vn/

☎️0985.422.225
✅Nhận chứng chỉ nhanh
⭐️Chi phí thấp

Share:

Bài viết liên quan

Tư vấn từ Gglobal
G

0985 422 225

chat zalo
Nhận báo giá chứng nhận ISO

Quý khách vui lòng để lại thông tin để nhận báo giá tốt nhất từ chúng tôi [recaptcha size:compact]


    X
    Liên hệ nhận báo giá