Cách phân biệt chi phí cơ hội và chi phí chìm

Chi phí cơ hội và chi phí chìm là nội dung được rất nhiều doanh nghiệp, tổ chức quan tâm. Tại bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu hơn về khái niệm chi phí cơ hội (opportunity Cost) là gì? Chi phí chìm (sunk Cost) là gì? Cũng như các thức phân biệt chi phí cơ hội và chi phí chìm. Hy vọng, những nội dung này sẽ thực sự hữu ích và cần thiết đối với bạn.

Tìm hiểu về chi phí cơ hội là gì?

Để có thể phân biệt chi phí cơ hội và chi phí chìm như thế nào? Thì bạn cần hiểu về khái niệm của 2 loại chi phí này.

   

Chi phí cơ hội

Chi phí cơ hội (Opportunity Cost) là gì?

Chi phí cơ hội (Opportunity Cost) được biết đến là đại diện cho những lợi ích mà một cá nhân, hay một tổ chức, doanh nghiệp bỏ lỡ khi lựa chọn phương án này thay cho một phương án khác.

Hiểu một cách đơn giản hơn, chi phí cơ hội sẽ là khoản chi phí ( hay thu nhập) mà doanh nghiệp sẽ mất đi do việc sử dụng những nguồn lực của mình vào dự án. Vì thế, do đây không phải là khoản thực chi mà nó vẫn được tính đến khi doanh nghiệp đưa ra những quyết định về kinh tế. Thực tế, chi phí cơ hội không phải lúc nào cũng được tính toán bằng đơn vị tiền bạc. Chi phí này còn được đánh giá và tính toán phụ thuộc vào từng tình huống. Có thể là một điều gì đó có giá trị đối với doanh nghiệp tùy thuộc vào từng tình huống cụ thể.

Tình huống ví dụ về chi phí cơ hội:

Bạn có 10 triệu đồng. Giả sử, có 2 trường hợp xảy ra:

–          Bạn gửi 10 triệu đồng vào ngân hàng. Và mỗi năm bạn sẽ nhận được lãi là 700.000đ

–          Bạn dùng 10 triệu đó để mua vàng. Thì bạn sẽ lãi được 1 triệu đồng.

Trong trường hợp này, khi bạn quyết định dùng 10 triệu đồng đó để mua vàng, thì chi phí cơ hội của bạn là 700.000đ ( bạn đã bỏ qua cơ hội gửi vào ngân hàng). Và lãi bạn thực nhận là 300.000đ ( là chi phí thực trừ đi chi phí cơ hội). Chứ không phải là bạn nhận được hoàn toàn 1 triệu đồng tiền lãi.

Tìm hiểu về cách tính chi phí cơ hội

Việc tính toán chi phí cơ hội cũng được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Theo đó, công thức tính chi phí cơ hội có thể được tính theo công thức; OC = FO – CO

Trong công thức trên: OC: là chi phí cơ hội, FO: Là lợi nhuận của phương án hấp dẫn mang lại, CO là lợi nhuận thực tế của phương án đã lựa chọn.

Ý nghĩa của chi phí cơ hội (Opportunity Cost) là gì?

Ý nghĩa của chi phí cơ hội là gì?

Chi phí cơ hội có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với hoạt động kinh doanh và đầu tư. Bạn hãy thử tưởng tượng mà xem, nếu như bạn tiếp tục đổ rất nhiều nguồn lực hạn chế vào một dự án. Khi đó, chi phí cơ hội tăng lên. Do đó, doanh nghiệp cần đưa ra những lựa chọn phương án hợp lý để giảm tối đa chi phí cơ hội xuống thấp nhất có thể.

Tuy nhiên, chi phí cơ hội cũng là một yếu tố bất biến. Chi phí có thể tăng lên hoặc chậm, Tuy nhiên, chi phí cơ hội sẽ ngày càng tăng cao nếu như doanh nghiệp không biết áp dụng các nguồn lực sử dụng hợp lý và hiệu quả. Vì thế, chi phí cơ hội sẽ giúp cho doanh nghiệp sử dụng các nguồn lực có hiệu quả và đem lại lợi nhuận cao hơn cho doanh nghiệp.

Ngoài ra, một ý nghĩa nữa của chi phí cơ hội có thể kể đến đó là. Bằng cách tính toán chi phí cơ hội này. Mà doanh nghiệp có khả năng đưa ra được những lựa chọn và quyết định sáng suốt, đúng đắn. Từ đó, tối ưu hóa được những nguồn lực của mình và sử dụng chúng một cách hiệu quả.

Chi phí chìm (sunk Cost) là gì? Tìm hiểu cách vô hiệu hóa chi phí chìm

Hiểu về Chi phí chìm (Sunk Cost) là gì?

Chi phí chìm (Sunk Cost) là gì? Đây là khoản chi phí đã phát sinh trước khi có quyết định thực hiện một dự án. Và việc dụ trừ xem dự án đó có được thực hiện hay không. Thì chi phí này cũng đã có phát sinh.

Chi phí chìm (Sunk Cost) là gì

Ví dụ về chi phí chìm:

Khi bạn quyết định chọn mua một đôi giày ở trên mạng với giá 500.000đ. Tuy nhiên, khi bạn nhận được đôi giày đó trên thực tế lại không giống với những gì bạn mong muốn. Do đó, bạn sẽ có 2 sự lựa chọn:

–          Lựa chọn 1: Dù không thích nhưng bạn vẫn đi đôi giày đó. Vì bạn đã bỏ tiền ra mua

–          Lựa chọn 2: Bạn không bao giờ sử dụng đến đôi giày đó. Nó vẫn ở đấy hoặc bạn bỏ đi

Khi đó, có thể hiểu, số tiền 500.000 để mua đôi giày đó là chi phí chìm. Dù lựa chọn cách nào trong 2 lựa chọn trên, thì bạn đều không lấy được tiền, Và chúng đều không làm thỏa mãn mong muốn của bạn.

Cách vô hiệu hóa chi phí chìm là gì?

Đối với nhà quản trị, thì hoạt động kinh doanh cần đảm bảo được việc cắt giảm chi phí chìm, hay những cách vô hiệu hóa chi phí chìm cũng được nhiều nhà quản trị quan tâm. Một số biện pháp có thể kể đến bao gồm:

+ Trước khi tiến hành lựa chọn một phương án nào, thì cần xem xét và cân nhắc thật kĩ các kế hoạch.

+ Thường xuyên đánh giá các chi phí chìm thông qua các bảng và biểu mẫu. Nhờ đó mà đưa ra kế hoạch xử lý và giải quyết được tình huống liên quan đến chi phí chìm hiệu quả

+ Cần tiến hành thường xuyên việc giám sát các hoạt động của doanh nghiệp. Điều này để kịp thời ngăn chặn các chi phí chìm hiệu quả.

+ Giúp doanh nghiệp có được những nhận thức rõ ràng liên quan đến tác động của chi phí chìm đối với những quyết định có liên quan.

Hy vọng rằng, với những cách vô hiệu hóa chi phí chìm cơ bản nêu trên. Quý doanh nghiệp sẽ có được lựa chọn phù hợp quyết định của mình.

Hướng dẫn phân biệt chi phí cơ hội và chi phí chìm

Việc phân biệt chi phí cơ hội và chi phí chìm là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Đặc biệt là các doanh nghiệp, khi muốn tối ưu hóa chi phí cho sản phẩm. Một số tiêu chí quan trọng giúp bạn phân biệt chi phí cơ hội và chi phí chìm sẽ bao gồm:

Cách phân biệt chi phí cơ hội và chi phí chìm

–          Sự khác nhau về tính chất: Trong khi chi phí cơ hội không phải là một khoản thực chi. Mà chỉ là lợi ích khi bạn bỏ lỡ nếu như thực hiện phương án này thay vì một phương án khác. Thì chi phí chìm lại là chi phí thực tế đã chi ra. Và trên thực tế thì chi phí chìm đã chi ra và không thể lấy lại được ( Đây là một khoản thực chi).

–          Sự khác nhau về lựa chọn quyết định đầu tư: Đối với chi phí cơ hội, thì cá nhân và doanh nghiệp sẽ luôn tính đến chi phí cơ hội mỗi khi đưa ra các kế hoạch đầu tư sao cho hợp lý. Còn ở chi phí chìm thì việc lựa chọn quyết định đầu tư thì khoản chi phí này cần được loại ra khi xem xét các quyết định kinh doanh, quyết định kinh tế trong tương lai do tính chất không thể thu hồi lại được.

Với hướng dẫn phân biệt chi phí cơ hội và chi phí chìm kể trên, quý doanh nghiệp, bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về khái niệm này. Đồng thời, hiểu sâu và rõ ràng về chi phí cơ hội, chi phí chìm cùng những yếu tố có liên quan. Mọi thông tin, hay thắc mắc có liên quan. Quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với G-Global để được tư vấn và hỗ trợ thêm: 

Liên hệ ngay để được hỗ trợ tốt nhất:

✅ VĂN PHÒNG TƯ VẤN CHỨNG NHẬN QUỐC TẾ  G-GLOBAL ✅

💒 Văn phòng Hà Nội:           Tầng 7 Tòa nhà HLT Số 23 Ngõ 37/2 Dịch Vọng Cầu Giấy Hà Nội

💒 Văn phòng Đà Nẵng:        73 Lý Thái Tông, Phường Thanh Khê Tây, Quận Thanh Khê, Đà Nẵng

💒 Văn phòng HCM:              Tòa nhà PLS, 282 Chu Văn An, Phường 26, Bình Thạnh, TP.HCM


☎️ Hotline:                                 0985.422.225

📩  Email:                                    info@ggobal.vn

🌐 Website:                                https://chungnhanquocte.com/ – https://gglobal.vn/

☎️0985.422.225
✅Nhận chứng chỉ nhanh
⭐️Chi phí thấp

Share:

Bài viết liên quan

Tư vấn từ Gglobal
G

0985 422 225

chat zalo
Nhận báo giá chứng nhận ISO

Quý khách vui lòng để lại thông tin để nhận báo giá tốt nhất từ chúng tôi [recaptcha size:compact]


    X
    Liên hệ nhận báo giá