Thực trạng áp dụng TQM tại Việt Nam và điều kiện áp dụng TQM

TQM được hiểu là quản lý chất lượng toàn diện. Đây được biết đến là phương pháp quản lý chất lượng vô cùng hiện đại và tiên tiến, được nhiều doanh nghiệp sử dụng và áp dụng. Phương pháp này dựa trên sự tham gia của tất cả các thành viên trong công ty nhằm mang lại thành công dài hạn cho khách hàng. Tuy nhiên, ở mỗi quốc gia, khu vực, hay thậm chí ở mỗi doanh nghiệp thì thực trạng áp dụng tqm lại có sự khác nhau. Trong nội dung dưới đây, chúng tôi sẽ cùng bạn tham khảo thực trạng áp dụng TQM tại Việt Nam. Cũng như tìm hiểu điều kiện áp dụng TQM là gì bạn nhé!

TQM là gì?

Áp dụng TQM mang lại những lợi ích gì cho doanh nghiệp?

Như đã biết về TQM. Việc áp dụng TQM mang lại nhiều lợi ích thiết thực và hiệu quả đối với các doanh nghiệp. Hiện nay, có thể kể đến những lợi ích mà doanh nghiệp nhận được khi áp dụng TQM bao gồm:

+ Áp dụng được TQM sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động quản lý vĩ mô. Cần thiết đối với các nhà quản lý, cũng như các cơ quan quản lý.

+ Áp dụng TQM giúp mở rộng được mối quan hệ quốc tế, liên doanh.

+ TQM giúp nâng cao được năng suất lao động. Điều này cũng giúp tăng được tính cạnh tranh trên thị trường. Cũng như uy tín cho doanh nghiệp.

+ Áp dụng quy trình này cũng giúp đem lại được thành công bền vững cho doanh nghiệp.

+ Nhờ TQM mà sẽ hình thành được thói quen cải tiến liên tục nhằm đạt được những mục tiêu và thành công mới cho doanh nghiệp.

+ TQM có được sự cam kết thực hiện từ các thành viên hay các nhân viên của bộ phận.

+ Giúp giảm được chi phí và lãng phí cho doanh nghiệp.

Nhờ những lợi ích nêu trên, mà việc áp dụng TQM ngày càng trở nên phổ biến và quan trọng hơn trong doanh nghiệp. Rất nhiều doanh nghiệp đã tìm hiểu về điều kiện áp dụng TQM.

Điều kiện áp dụng TQM là gì?

Một số điều kiện áp dụng TQM là gì? Đây sẽ là điều kiện áp dụng giúp bạn có được hiệu quả làm việc tốt nhất. Một số điều kiện bao gồm:

Điều kiện áp dụng TQM là gì?

+ Tìm hiểu về trách nhiệm về chất lượng phải thuộc về lãnh đạo cao nhất của doanh nghiệp hay tổ chức. Tại các tổ chức này, lãnh đạo cần phải đưa ra cam kết, cũng như tạo điều kiện để TQM phát triển trong hệ thống. Đồng thời, lãnh đạo cũng cần đồng hành trong mọi hoạt động triển khai thực hiện TQM.

+ Phải thực hiện kiên trì áp dụng, đồng thời không nóng vội để thực hiện TQM. Có kế hoạch triển khai toàn bộ và đồng bộ.

+ Cần phải mạnh dạn cải tiến. Đồng thời tiến hành thay đổi tổ chức theo chương trình TQM.

+ Tiến hành trao quyền và ủy quyền cho các cán bộ trung gian, hay các giám sát viên, lead, trưởng nhóm… để thực hành giám sát và quản lý có hiệu quả TQM.

+ Khai thác các công cụ thống kê để tìm ra được nguyên nhân, để có được các biện pháp khắc phục hiệu quả

+ Điều kiện áp dụng TQM cũng có thể được kể đến bao gồm việc đảm bảo hệ thống thông tin và vận hành liên tục.

+ Đồng thời, khai thác tốt hơn công cụ thống kê để tìm ra được các nguyên nhân. Từ đó, xác định được biện pháp khắc phục hiệu quả tốt nhất thực trạng của doanh nghiệp.

+ Cần có chiến lược đào tạo cụ thể và bài bản. Cần phải thực hiện các nguyên tắc làm đúng ngay từ đầu mới có thể áp dụng TQM hiệu quả trong doanh nghiệp.

+ Đặc biệt, điều kiện áp dụng TQM có thể kể đến đó là phải quan tâm đến chất lượng của mọi thành viên trong tổ chức. TQM cần được xây dựng dựa trên cơ sở thấu hiểu lẫn nhau giữa các bộ phận cũng như toàn thể.

Tìm hiểu thực trạng áp dụng TQM tại Việt Nam hiện nay.

TQM được biết đến là quản lý chất lượng toàn diện. Phương pháp này được nhiều doanh nghiệp áp dụng TQM tại nước ta và cho ra những hiệu quả quản lý chất lượng tốt. Tuy nhiên, quý khách hàng có thể tham khảo thực trạng áp dụng TQM tại Việt Nam hiện nay. Thực trạng phát triển này có thể được tóm lược qua 3 giai đoạn bao gồm:

Thực trạng áp dụng TQM

Giai đoạn 1: Giai đoạn triển khai

Quyết định triển khai và áp dụng TQM tại Việt Nam đã được ban hành cách đây 20 năm. Cùng với các nước thuộc thành viên của ASEAN. Nước ta đã thực hiện tuyên truyền và phổ biến, áp dụng TQM cho các nhà máy, doanh nghiệp dưới sự hỗ trợ và theo dõi của TQM Nhật Bản phối hợp với đơn vị quản lý là tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng thực hiện.

Trong giai đoạn đầu triển khai, chỉ có số lượng ít các doanh nghiệp Việt Nam tham gia và áp dụng. Trong đó, có thể kể đến đầu tiên đó là nhà máy Nhựa thiếu niên tiền phong Hải Phòng.

Giai đoạn 2: Thực trạng áp dụng TQM tại Việt Nam – Giai đoạn Áp Dụng

Đây là giai đoạn phát triển và áp dụng mạnh mẽ phương pháp TQM trong các doanh nghiệp, nhà máy tại nước ta. Đặc biệt là trong giai đoạn từ năm 2005 – 2015. Theo đó, TQM được phổ biến và áp dụng ở nhiều tỉnh thành phố. Trong đó, có thể kể đến đi đầu trong việc áp dụng đó là các doanh nghiệp, công ty thuộc thành phố Hà Nội.

Việc áp dụng rộng rãi phương pháp TQM trong giai đoạn này mang đến rất nhiều thành tựu to lớn. Bước đầu đã giúp doanh nghiệp giảm được rất nhiều chi phí đầu ra cho sản phẩm. Đồng thời, hạn chế được tối đa các sản phẩm lỗi. Cũng như giúp doanh nghiệp gia tăng được chất lượng sản phẩm thành phẩm.

Giai đoạn 3: Giai đoạn thúc đẩy

Giai đoạn này cũng là một trong những thực trạng áp dụng TQM tại Việt Nam mà người dùng có thể nhận thấy được dễ dàng và phổ biến nhất. Tính đến nay, đã có rất nhiều doanh nghiệp, công ty tại Việt Nam đã thực hành triển khai và áp dụng TQM. Đặc biệt, nhiều chương trình, hội nghị được tổ chức nằm phổ biến cũng như đưa ra những thông tin hữu ích về TQM. Cho đến nay đã có hàng trăm đơn vị, công ty, doanh nghiệp áp dụng và triển khai TQM đồng bộ trong toàn hệ thống quản lý chất lượng toàn diện.

Tuy nhiên, nhìn vào thực tế thực trạng áp dụng TQM tại Việt nam trên đây. Có thể thấy, khả năng áp dụng TQM còn nhiều khó khăn và hạn chế. Một số khó khăn khi áp dụng TQM bao gồm:

Những khó khăn trong khả năng áp dụng TQM tại Việt Nam

Một số khó khăn trong khả năng áp dụng TQM tại Việt Nam có thể kể đến bao gồm:

Một là: Hạn chế về ban lãnh đạo

Hiện nay, nhiều đơn vị quản lý, nhiều nhà quản lý. Còn thiếu và ít hiểu biết chính xác về TQM. Do đó, việc triển khai và áp dụng tại các doanh nghiệp áp dụng tqm tại Việt Nam còn rất nhiều khó khăn. Các nhà lãnh đạo không hiểu hết được nội dung cũng như hiệu quả của TQM khi áp dụng.

Khó khăn áp dụng TQM tại Việt Nam

Hai là: Khó khăn về thói quen lao động

Đây cũng là một khó khăn rất lớn trong khả năng áp dụng TQM tại

Việt Nam. Ở Việt Nam, khái niệm làm việc nhóm còn khá mới mẻ và độc lập. Trong khi đó, TQM cần huy động sự tham gia của tất cả mọi người, của toàn bộ người trong doanh nghiệp, công ty để tham gia. Do đó, việc xây dựng được thói quen lao động và làm việc nhóm tốt và chất lượng là điều cần thiết để giúp doanh nghiệp áp dụng TQM trong hoạt động của mình.

Ba là: Khó khăn về tài chính

Đây cũng là một khó khăn cản trở lớn đối với khả năng áp dụng TQM tại Việt Nam. Xây dựng được hệ thống TQM đòi hỏi doanh nghiệp cần phải đầu tư một khoản chi phí nhất định. Mà điều kiện về vốn và nguồn lực tài chính ở nước ta rất hạn hẹp. Do đó. Gây ra nhiều khó khăn và thiếu thốn trong toàn bộ quá trình áp dụng.

Trên đây là toàn bộ thông tin về tqm cũng như việc áp dụng tqm tại Việt Nam. Quý khách hàng, quý doanh nghiệp quan tâm đến vấn đề này có thể liên hệ trực tiếp với G-Global để được tư vấn và hỗ trợ. 

☎️0985.422.225
✅Nhận chứng chỉ nhanh
⭐️Chi phí thấp

Share:

Bài viết liên quan

Tư vấn từ Gglobal
G

0985 422 225

chat zalo
Nhận báo giá chứng nhận ISO

Quý khách vui lòng để lại thông tin để nhận báo giá tốt nhất từ chúng tôi [recaptcha size:compact]


    X
    Liên hệ nhận báo giá