Quản trị rủi ro là một trong những vấn đề quan trọng của quản trị doanh nghiệp. Trong nội dung dưới đây, G-Global sẽ cùng bạn tìm hiểu về quản trị rủi ro là gì? Quy trình của quản trị rủi ro ra sao? Và những ví dụ về quy trình quản trị rủi ro thực tế bạn có thể tham khảo và tìm hiểu:
Thông tin cơ bản về quản trị rủi ro là gì?
Quản trị rủi ro là gì?
Quản trị rủi ro trong doanh nghiệp được hiểu là một hệ thống. Khi đó, bị ảnh hưởng bởi hội đồng quản trị của tổ chức, hay ban điều hành và các nhân sự khác. Quản trị rủi ro được vận dụng trong thiết lập chiến lược và trong toàn bộ hoạt động của tổ chức đó. Được thiết kế để nhận diện các sự kiện, sự việc có khả năng xảy ra sẽ gây ảnh hưởng đến tổ chức và quản lý rủi ro bên trong khẩu vị. Đưa ra sự đảm bảo hợp lý liên quan đến việc sẽ đạt được các mục tiêu của tổ chức.
Tìm hiểu quy trình quản trị rủi ro cơ bản bạn cần biết
Quy trình quản trị rủi ro cho doanh nghiệp cần được thực hiện theo các bước, hay các giai đoạn. Tìm hiểu chi tiết về quy trình 6 bước quản trị rủi ro mà doanh nghiệp cần biết như sau:
Bước 1: Quản trị rủi ro cần xác định được bối cảnh
Đây là bước quan trọng nhất trong quy trình quản trị rủi ro cơ bản. Tổ chức, doanh nghiệp cần phải hiểu được bối cảnh mà rủi ro có thể diễn ra. Ngoài ra, tổ chức hay doanh nghiệp cũng nên thiết lập các tiêu chí sẽ được sử dụng nhằm đánh giá rủi ro tiềm ẩn.
Quy trình quản trị rủi ro
Bước 2: Doanh nghiệp tiến hành nhận dạng rủi ro
Có nhiều dạng rủi ro có thể gặp phải. Như rủi ro liên quan đến sản phẩm, rủi ro liên quan đến tiêu dùng sản phẩm, rủi ro liên quan đến truyền thông… Các loại rủi ro này cần được tiến hành nhận dạng. Đồng thời đánh giá mức độ ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực như thế nào đối với doanh nghiệp.
Bước 3: Tiến hành phân tích rủi ro
Sau khi được nhận dạng rủi ro, thì tổ chức hay doanh nghiệp cần tiến hành xem xét tỷ lệ rủi ro tiềm ẩn. Sau đó có thể đánh giá được mức độ nghiêm trọng. Hay hậu quả của rủi ro mang lại ra sao. MỤc tiêu của việc phân tích rủi ro chính là hiểu rõ hơn về từng trường hợp rủi ro cụ thể. Sau đó đánh giá mức độ ảnh hưởng đến dự án hay doanh nghiệp đó như thế nào.
Bước 4: Đánh giá rủi ro
Sau khi phân tích, thì cần tiến hành đánh giá rủi ro. Đây cũng là một trong những bước quan trọng của quy trình quản trị rủi ro cơ bản. Việc đánh giá sẽ cho phép doanh nghiệp có khả năng chấp nhận được rủi ro đó hay không.
Bước 5: Xử lý và ứng phó với rủi ro
Đây cũng là bước không thể thay thế của quy trình quản trị rủi ro trong doanh nghiệp. Trong bước này, công ty sẽ tiến hành xem xét các rủi ro theo thứ tự được xếp hạng từ cao xuống thấp. Sau đó, sẽ phát triển một kế hoạch nhằm giảm thiểu được những rủi ro này bằng cách áp dụng các biện pháp kiểm soát rủi ro cụ thể. Kế hoạch xử lý và ứng phó rủi ro có thể bao gồm được các việc như:
– Quy trình giảm thiểu được rủi ro
– Các chiến thuật phòng ngừa cho rủi ro
– Kế hoạch dự phòng để xử lý rủi ro
Bước 6: Tiến hành giám sát rủi ro
Quản trị rủi ro được coi là một quá trình liên tục và không kết thúc. Các chính sách, kế hoạch quản trị rủi ro cần được xem xét và đánh giá theo năm, theo tháng hay quý để đảm bảo được rủi ro sẽ xảy ra ở trong mức độ kiểm soát của doanh nghiệp.
Trên đây là chi tiết quy trình quản trị rủi ro doanh nghiệp. Hay quy trình quản trị rủi ro dự án mà bạn và nhiều doanh nghiệp, khách hàng quan tâm. Đây sẽ là thông tin cực kỳ hữu ích và quan trọng trong quá trình vận hành dự án cũng như vận hành của doanh nghiệp hiện hành.
Những ví dụ về quy trình quản trị rủi ro thực tế trong doanh nghiệp
Mỗi doanh nghiệp khi hoạt động và vận hành trong các lĩnh vực khác nhau cần xác lập các bối cảnh. Cũng như đưa ra những rủi ro có thể gặp phải trong quá trình hoạt động để có thể tìm kiếm được biện pháp ứng phó rủi ro hợp lý và kịp thời. Một số ví dụ về quy trình quản trị rủi ro cần thiết có trong doanh nghiệp có thể kể đến bao gồm:
Ví dụ 1: Quy trình quản trị rủi ro của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tư vấn thiết kế nhà ở.
Bước 1: Doanh nghiệp xây dựng bối cảnh rủi ro.
+ Rủi ro xảy ra khi bản thân doanh nghiệp, người thiết kế làm sai thiết kế dẫn đến thi công sai và gây thiệt hại cho chủ đầu tư.
+ Rủi ro xảy ra khi giữa doanh nghiệp và khách hàng không tìm được tiếng nói chung trong quá trình làm việc.
+ Rủi ro xảy ra khi có đối thủ tung tin giả, bôi nhọ, chơi xấu
Bước 2: Nhận dạng rủi ro đối với doanh nghiệp tư vấn thiết kế kiến trúc có thể gặp phải.
Bước 3: Các rủi ro trên không chỉ ảnh hưởng đến 1 hay 1 vài dự án đang thực hiện của doanh nghiệp tư vấn thiết kế nhà ở. Mà còn ảnh hưởng đến danh tiếng và mức độ ảnh hưởng của doanh nghiệp đó.
Bước 4: Đánh giá rủi ro
Công ty có chấp nhận được các rủi ro nêu trên hay không?
Bước 5: Xử lý và ứng phó các rủi ro.
Đưa ra các biện pháp xử lý và ứng phó các rủi ro được xếp hạng cao nhất. Sau đó đưa ra kế hoạch để xử lý và ứng phó các rủi ro như:
– Tiến hành khắc phục hay sửa chữa lỗi sai do thiết kế
– Chịu mọi trách nhiệm về pháp lý, tiền bạc, trên thực tế nếu lỗi sai là do đơn vị thiết kế bất cẩn gây lên.
– Lên tiếng xin lỗi những người và đơn vị có liên quan. Công khai xin lỗi trên các đơn vị truyền thông đại chúng.
– Cam kết không phạm phải sai lầm
Bước 6: Giám sát rủi ro.
Cần giảm sát rủi ro trong suốt quá trình tư vấn thiết kế nhà ở để đảm bảo được quy trình thực hiện tốt nhất.
Ví dụ về quy trình quản trị rủi ro thực tế trong một doanh nghiệp trên sẽ giúp bạn phần nào hiểu được về vấn đề này.
Những lợi ích của nội dung quản trị rủi ro mang lại cho doanh nghiệp là gì?
Nội dung quản trị rủi ro mang đến cho doanh nghiệp rất nhiều lợi ích thiết thực. Một số lợi ích có thể kể đến bao gồm là:
Lợi ích của nội dung quản trị rủi ro mang lại cho doanh nghiệp là gì?
+ Giúp nâng cao được nhận thức về việc quản trị rủi ro trong toàn bộ công ty, tổ chức.
+ Giúp người lao động tin tưởng hơn vào các mục tiêu của tổ chức vì rủi ro sẽ được tính vào chiến lược phát triển.
+ Quản trị rủi ro cũng giúp cho việc ngăn chặn dòng tiền được sử dụng một cách phung phí.
+ Quản trị rủi ro giúp cải thiện được những hiệu quả hoạt động. Và thông qua việc áp dụng các quy trình và kiểm soát rủi ro được nhất quán và đồng bộ hơn.
+ Giúp cho việc cải thiện an toàn và an ninh tại nơi làm việc cho nhân viên và cho tổ chức được tốt hơn.
+ Giúp tạo nên sự cạnh tranh và cũng như tạo nên được sự khác biệt trên thị trường.
Trên đây là toàn bộ thông tin về nội dung quản trị rủi ro, quy trình quản trị rủi ro. Cũng như ví dụ về quy trình quản trị rủi ro trên thực tế mà nhiều doanh nghiệp áp dụng và thực hiện. Đây thực sự là lựa chọn tối ưu và hoàn hảo cho doanh nghiệp hiện nay.
Quý khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi để tìm hiểu chi tiết hơn về vấn đề quản trị rủi ro nhé.
Liên hệ ngay để được hỗ trợ tốt nhất:
VĂN PHÒNG TƯ VẤN CHỨNG NHẬN QUỐC TẾ G-GLOBAL
Văn phòng Hà Nội: Tầng 7 Tòa nhà HLT Số 23 Ngõ 37/2 Dịch Vọng Cầu Giấy Hà Nội
Văn phòng Đà Nẵng: 73 Lý Thái Tông, Phường Thanh Khê Tây, Quận Thanh Khê, Đà Nẵng
Văn phòng HCM: Tòa nhà PLS, 282 Chu Văn An, Phường 26, Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 0985.422.225
Email: info@ggobal.vn
Website: https://chungnhanquocte.com/ – https://gglobal.vn/