FMEA là gì? Tham khảo hướng dẫn thực hiện FMEA

FMEA là gì? Công cụ này ngày càng được ứng dụng và thực hiện phổ biến trong nhiều công ty, doanh nghiệp. Nhờ vào khả năng nhận diện và phòng ngừa được rủi ro hiệu quả. Vì thế, trong nội dung dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp các thông tin liên quan đến FMEA, các loại FMEA, hay các hướng dẫn thực hiện FMEA hiệu quả mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần biết.

Hiểu về FMEA là gì?

FMEA là viết tắt của từ gì trong tiếng anh? FMEA trong tiếng anh là viết tắt của từ Failure Mode and Effects Analysis. Có nghĩa là phân tích dạng lỗi và các ảnh hưởng đến thành phẩm hay đầu ra của một quy trình. Nó mang nghĩa cụ thể như sau:

Hiểu về FMEA là gì?

+ F (Failure)- Sự sai hỏng: Đây là những lỗi tiềm ẩn có thể xảy ra trong tương lai. Failure không phải là những lỗi đã xảy ra trong quá khứ.

+ M (Mode)- Cách thức: Đây được hiểu là phương thức, hay được hiểu là nguyên nhân gây sai hỏng. Hay cũng có thể hiểu là cơ chế gây sai hỏng như thế nào?

+ E (Effect) – Ảnh hưởng, tác động: Nó mang ý nghĩa hiểu về ảnh hưởng của những lỗi sai hỏng đó là gì? Nó sẽ gây hậu quả như thế nào? Đồng thời có tác động ra sao tới quá trình.  

+ A (Analysis) – Phân tích: Điều này có ý nghĩa là phân tích những lỗi sai. Nhờ đó mà đưa ra các cách thức cải tiến lỗi sai phù hợp với yêu cầu.

Có thể hiểu, FMEA chính là một công cụ quản lý chất lượng toàn diện. Nó dùng để phát hiện được các lỗi hư hỏng, lỗi sai tiềm ẩn có thể tồn tại trong quá trình thiết kế sản phẩm hay quá trình sản xuất ra sản phẩm đó. Mục tiêu khi áp dụng FMEA là giảm thiểu những rủi ro và hư hỏng đó.

Các loại FMEA trong sản xuất bao gồm những gì?

Việc phân loại FMEA trong sản xuất được chia thành 2 loại bao gồm: FMEA thiết kế và FMEA quy trình. Đặc điểm phân loại của các loại FMEA chi tiết như sau:

Các loại FMEA trong sản xuất bao gồm những gì?

1: Về FMEA thiết kế

FMEA thiết kế coi trọng việc tối ưu hóa đến mức độ tin tưởng của sản phẩm. Đảm bảo được toàn bộ các lỗi tiềm ẩn hay các nguyên nhân được hình thành đã được nhận định và nghiên cứu. Việc đánh giá thiết kế sản phẩm cần được thực hiện và nghiên cứu các thông tin liên quan đến vấn đề như sau:

–          Các thuộc tính về vật liệu của sản phẩm

–          Hình dáng và chi tiết bên ngoài của sản phẩm’

–          ….

2: Về FMEA quy trình

FMEA quy trình thì chú trọng đến việc cải thiện năng suất lao động từ các phương tiện sản xuất. Bao gồm các phương tiện như máy móc, công cụ hay các dây chuyền sản xuất, cho đến cách thức doanh nghiệp đang ứng dụng các phương tiện sản xuất đó. Từ đó, để đánh giá và nhận định được những cách thức sai hỏng đang tiềm ẩn trong quy trình sản xuất. Khi đó, doanh nghiệp sẽ tiến hành nghiên cứu các chỉ tiêu liên quan đến:

–          Liên quan đến yếu tố con người

–          Các phương pháp đang ứng dụng hiện nay của doanh nghiệp là gì

–          Vật liệu, máy móc, trang thiết bị phục vụ cho quy trình sản xuất

–          ….

Với các loại FMEA như trên, việc phân loại và áp dụng FMEA vào doanh nghiệp sẽ trở nên đúng đắn và phù hợp hơn.

Doanh nghiệp nên sử dụng FMEA khi nào?

Việc áp dụng FMEA trong hoạt động của doanh nghiệp ngày càng được diễn ra phổ biến. Khi nào nên sử dụng FMEA cũng là vấn đề mà nhiều khách hàng quan tâm. Quý công ty, doanh nghiệp có thể sử dụng FMEA trong những trường hợp như:

–          Khi một quy trình, sản phẩm hay dịch vụ đang được thiết kế hoặc được thiết kế lại sau khi được triển khai chức năng chất lượng.

–          Sử dụng FMEA khi một quy trình, hay một sản phẩm, dịch vụ được áp dụng theo cách làm mới.

–          Được áp dụng trước khi phát triển các kế hoạch kiểm soát cho một quy trình chất lượng mới. Hoặc sửa đổi quy trình cũ.

–          Sử dụng FMEA trong trường hợp khi các mục tiêu cải tiến sẽ được lên kế hoạch cho một quy trình, hay sản phẩm hoặc dịch vụ hiện có.

–          Sử dụng FMEA khi phân tích lỗi của một quy trình. Hay phân tích lỗi của một sản phẩm hay dịch vụ hiện có.

–          Ngoài ra, có thể sử dụng FMEA trong định kì suốt vòng đời của sản phẩm, dịch vụ hay quy trình.

Những ưu điểm và nhược điểm khi áp dụng FMEA là gì?

Việc thực hiện và áp dụng FMEA trong hoạt động của doanh nghiệp ngày càng trở nên phổ biến. Tuy nhiên, FMEA cũng có những ưu và nhược điểm để doanh nghiệp có thể cân nhắc trước khi áp dụng. Có thể kể đến những ưu và nhược điểm bao gồm:

Về những ưu điểm của FMEA

Những ưu điểm của FMEA là gì?

+ Áp dụng FMEA cho khả năng phân tích trước được những sai phạm, hư hỏng có thể xảy ra. Từ đó sẽ tránh được những sai phạm trong toàn bộ quá trình thiết kế và quá trình phát triển để tạo ra sản phẩm.

+ Đặc biệt, FMEA cũng giúp cho doanh nghiệp cải thiện được rất lớn về mức độ an toàn, cũng như mức độ tin cậy liên quan đến chức năng của sản phẩm và quy trình tạo ra sản phẩm của các doanh nghiệp.

+ FMEA cũng có ưu điểm là giúp cho việc thiết kế quy trình và sản phẩm sẽ đạt được những kết quả như mong muốn. Nhờ vào việc có khả năng loại trừ và dự tính được các rủi ro có thể xảy ra. Nhờ đó, mà giảm thiểu được những khả năng phải sửa đổi hay phải cập nhật sản phẩm do những lỗi sai mang lại.

+ Ưu điểm tiếp theo của FMEA có thể kể đến đó là làm giảm chi phí chất lượng cho cả bên ngoài lẫn bên trong của tổ chức.

+ Nhờ đó, mà độ tin cậy và chất lượng của sản phẩm được nâng cấp. Giúp nâng cao được hình ảnh của thương hiệu trong mắt người tiêu dùng.

Trên đây là một số những ưu điểm của FMEA mà tổ chức có thể tham khảo để áp dụng. Tuy nhiên, cũng cần phải cân nhắc đến những nhược điểm.

Một số hạn chế khi áp dụng FMEA là gì?

Việc áp dụng FMEA có thể gặp phải một số những nhược điểm bao gồm:

Hạn chế khi áp dụng FMEA

+ FMEA được biết đến là phương pháp tập trung vào phân tích các sai hỏng riêng lẻ. Do đó, sẽ không đánh giá được quy trình hay sản phẩm nếu như gặp các lỗi có sự kết hợp từ nhiều yếu tố, nguyên nhân.

+ Như đã biết, FMEA là một phương pháp định tính. Đây không phải là một phương pháp định lượng. Do đó, việc đánh giá rủi ro dựa trên FMEA là một kết quả tương đối, Không có giá trị tuyệt đối.

+ Do đó, khi muốn đưa ra các kết quả về mặt định lượng thì không chỉ áp dụng duy nhất phương pháp FMEA mà còn cần kết hợp thêm nhiều phương pháp khác.

Căn cứ vào những ưu và nhược điểm khi áp dụng FMEA nêu trên, doanh nghiệp có thể áp dụng FMEA.

Hướng dẫn thực hiện FMEA chi tiết

Thực hiện phân tích FMEA, doanh nghiệp, công ty cần thực hiện theo các bước cơ bản như sau:

Hướng dẫn thực hiện FMEA

Bước 1: Chuẩn bị trước khi thực hiện FMEA

Việc chuẩn bị trước khi thực hiện FMEA cần được triển khai trên các yêu cầu cho sản phẩm, quy trình của phạm vi FMEA cần được thu thập và xem xét một cách kỹ lưỡng. Một số vấn đề cần chuẩn bị trước khi thực hiện FMEA là gì?

–          Là các giả định về thiết kế hoặc các giả định về quy trình.

–          Các tài liệu về hóa đơn sơ bộ của vật liệu hay thành phần

–          Tài liệu nguyên nhân tiềm ẩn từ các giao diện

–          Xác định nguyên nhân tiềm ẩn từ việc lựa chọn thiết kế sản phẩm

–          Xác định tài liệu về nguyên nhân tiềm ẩn từ tiếng ồn và môi trường sử dụng

–          Xác định tài liệu các phương pháp kiểm tra và phương pháp thử nghiệm được sử dụng trên các sản phẩm tương tự trước đây.

Bước 2: Tiến hành xếp hạng mức độ nghiêm trọng

Hướng dẫn thực hiện FMEA cũng không thể bỏ qua được bước tiến hành xếp hạng mức độ nghiêm trọng. Việc này bao gồm việc làm sáng tỏ các chức năng, chế độ lỗi và ảnh hưởng của lỗi đó. Từ đó, tiến hành xếp hạng mức độ nghiêm trọng. Khi đó, dữ liệu mà các doanh nghiệp cần quan tâm sẽ bao gồm:

–          Dữ liệu liên quan đến thông số kỹ thuật của một thiết kế sản phẩm

–          Dữ liệu liên quan đến các quy định của chính phủ

–          Những yêu cầu chương trình cụ thể

–          Các đặc điểm của sản phẩm cần phân tích

–          Các kết quả của quy trình mong muốn

–          Các giải pháp mà doanh nghiệp đưa ra nhằm dự kiến thực hiện.

Bước 3: Xác định nguyên nhân tiềm ẩn

Xác định được nguyên nhân tiềm ẩn cũng là một phần trong hướng dẫn thực hiện FMEA cần biết. Khi đó, nguyên nhân các lỗi trong quá khứ sẽ được doanh nghiệp xem xét và xác định một cách chính xác và cụ thể. Bao gồm các thông tin như:

+ Các biện pháp kiểm soát phòng ngừa hiện tại.

+ Xếp hạng mức độ xuất hiện cho các lỗi có thể gặp phải

+ Đưa ra giải pháp để xử lý các nỗi nêu trên

+ Có khả năng xảy ra hiện tượng tái lỗi hay không? Mức độ tái lỗi có thường xuyên không?

Bước 4: Liệt kê các kiểu sai lỗi

Kiểu sai lỗi là những tình huống, sai lỗi xảy ra ở trên sản phẩm. Hay trong các quá trình. Kiểu sai lỗi không phù hợp với nhu cầu hay không phù hợp với mong muốn của khách hàng hay nội bộ của doanh nghiệp.

Khi đó, các thành viên trong nhóm thực hiện FMEA sẽ cùng tìm ra được những lỗi tiềm ẩn trong các khâu sản xuất hay tổ chức. Từ đó, có thể liệt kê các kiểu sai lỗi có thể gặp phải trong toàn bộ khâu tổ chức.

Bước 5: Phân công hành động

Phân công hành động là việc doanh nghiệp sẽ tiến hành xếp hạng mức độ nghiêm trọng. Hay mức độ xuất hiện và mức độ phát hiện cho mỗi phát hiện kiểu sai lỗi. Đánh giá tác động tiềm ẩn, hay nguyên nhân, kiểm soát. Sau đó, doanh nghiệp sẽ tiến hành chỉ định hành động cho nhân viên thích hợp hay đến hạn của hành động.

BƯớc 6: Cần đánh giá khả năng phát hiện ra sai lỗi

FMEA có ý nghĩa và chỉ kết thúc khi các biện pháp đối phó đã được thực hiện và thành công trong vấn đề giảm thiểu được rủi ro. Khi FMEA không phát hiện được ra rủi ro, thì sẽ được coi là yếu kém và hoạt động quản lý chất lượng mà doanh nghiệp đang thực hiện cũng không có giá trị gia tăng. Việc đánh giá cũng được thực hiện độc lập giữa các thành viên với nhau.

Bước 7: Xếp hạng hệ số rủi ro RPN và  tiến hành kết thúc chu trình

Mức độ nghiêm trọng, mức độ xuất hiện hay mức độ phát hiện sẽ được giám đốc dự án, hay trưởng nhóm FMEA thực hiện. Sau đó, sẽ tiến hành so sánh với RPN đã sửa đổi và cải tiến tương đối đối với thiết kế hay quy trình đã được ghi nhận trong hệ thống quản lý chất lượng đó của tổ chức hay doanh nghiệp.

Trên đây là toàn bộ thông tin về FMEA là gì? Cùng những hướng dẫn thực hiện FMEA chi tiết, cụ thể. Hy vọng rằng, đây sẽ là những thông tin cần thiết và hữu ích nhất đối với mọi doanh nghiệp và khách hàng.

Liên hệ với G-Global để được tư vấn và hỗ trợ: 

Liên hệ ngay để được hỗ trợ tốt nhất:

✅ VĂN PHÒNG TƯ VẤN CHỨNG NHẬN QUỐC TẾ  G-GLOBAL ✅

💒 Văn phòng Hà Nội:           Tầng 7 Tòa nhà HLT Số 23 Ngõ 37/2 Dịch Vọng Cầu Giấy Hà Nội

💒 Văn phòng Đà Nẵng:        73 Lý Thái Tông, Phường Thanh Khê Tây, Quận Thanh Khê, Đà Nẵng

💒 Văn phòng HCM:              Tòa nhà PLS, 282 Chu Văn An, Phường 26, Bình Thạnh, TP.HCM


☎️ Hotline:                                 0985.422.225

📩  Email:                                    info@ggobal.vn

🌐 Website:                                https://chungnhanquocte.com/ – https://gglobal.vn/

☎️0985.422.225
✅Nhận chứng chỉ nhanh
⭐️Chi phí thấp

Share:

Bài viết liên quan

Tư vấn từ Gglobal
G

0985 422 225

chat zalo
Nhận báo giá chứng nhận ISO

Quý khách vui lòng để lại thông tin để nhận báo giá tốt nhất từ G-Global


    X