Quy trình chứng nhận VietGAP | G-GLOBAL

VietGAP là giấy chứng nhận quy trình thực hiện sản xuất thực phẩm sạch. Vậy làm sao để xin được chứng nhận VietGAP cho sản xuất thực phẩm sạch? và cần những thủ tục gì? Trong thời gian bao lâu? Thì qua bài viết dưới đây của G-GLOBAL sẽ giúp bạn nắm được các thủ tục cũng như quy trình xin giấy chứng nhận VietGap.

Giấy chứng nhận VietGAP là gì?

Chứng nhận VietGAP là một trong những điều kiện bắt buộc dành cho nông sản Việt nếu muốn có mặt tại các hệ thống siêu thị Việt Nam. Chứng nhận VietGAP là minh chứng khẳng định chất lượng của các sản phẩm như: thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi của Việt Nam.

Chứng nhận VietGAP không chỉ dành cho nông hộ, nhà sản xuất. Mà còn cần thiết cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Trước khi được cấp giấy chứng nhận VietGAP, có rất nhiều điều kiện và lưu ý mà bạn cần quan tâm.

Doanh nghiệp cần điều kiện gì để được cấp giấy chứng nhận VietGAP

Cụ thể doanh nghiệp, nông hộ, nhà sản xuất cần phải đáp ứng được những tiêu chí sau:

  • Kỹ thuật sản xuất: Áp dụng các kỹ thuật sản xuất đạt yêu cầu trong tiêu chuẩn VietGAP
  • An toàn thực phẩm: Sử dụng các biện pháp để đảm bảo thực phẩm không có hóa chất nhiễm khuẩn hoặc ô nhiễm vật lý khi thu hoạch. Đảm bảo được đầu ra của sản phẩm là nông sản sạch
  • Môi trường làm việc: Hạn chế việc lạm dụng sức lao động của nông dân

Các tiêu chí sẽ áp dụng khác nhau. Tùy thuộc vào Tiêu chuẩn VietGAP trồng trọt, VietGAP chăn nuôi, VietGAP thủy sản. Doanh nghiệp, nông hộ, nhà sản xuất cần tìm hiểu và áp dụng các bộ Tiêu chuẩn cho riêng từng đối tượng sản xuất.

Không chỉ cần đáp ứng những tiêu chí trên, doanh nghiệp, nông hộ và nhà sản xuất còn phải đáp ứng những điều kiện:

  • Chuẩn bị sẵn kết quả kiểm nghiệm mẫu đất, nước, thành phẩm
  • Ghi chép đúng nguyên tắc tại mục C-TCVN 11892-1-2017

Lưu ý: thời gian đăng ký cấp chứng nhận VietGAP phải trùng với thời gian thu hoạch.

Hồ sơ đăng ký nhận giấy chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP

  • Giấy đăng ký chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP: Nếu nhà sản xuất đăng ký đánh giá chứng nhận VietGAP là tổ chức có nhiều thành viên. Doanh nghiệp cần có cả Danh sách thành viên (họ tên, địa điểm, địa chỉ, diện tích, loại sản phẩm)
  • Sơ đồ hoặc bản đồ phân lô khu vực sản xuất; bản thuyết minh về thiết kế, vị trí mặt bằng khu vực sản xuất bố trí như thế nào, xử lý sau thu hoạch, sơ chế, bảo quản.
  • Kết quả kiểm tra nội bộ theo mẫu bảng kiểm tra đánh giá (Phụ lục 3)
  • Nội dung quy trình sản xuất, sơ chế sản phẩm
  • Các giấy tờ có liên quan khác như: kết quả phân tích; bản kê khai điều kiện sản xuất và sơ chế rau,quả và chè an toàn; bản sao giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sơ chế rau, quả an toàn do Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cấp (nếu có).
  • Giấy chứng nhận tập huấn kỹ thuật cho người lao động do Tổ chức đơn vị có thẩm quyền cấp.

Quy trình thực hiện cấp chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP

Giai đoạn 1: Khảo sát, điều tra

  • Đánh giá thực trạng khu vực sản xuất
  • Nội dung đánh giá: phương pháp canh tác, cách sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật,…
  • Từ khảo sát ban đầu sẽ tìm ra được những điểm chưa phù hợp. Từ đây có thể tư vấn khắc phục để Doanh nghiệp có thể áp dụng VietGAP hiệu quả

Giai đoạn 2: Đào tạo tập huấn

Thực hiện đào tạo là bước cần thiết để có thể xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn VietGAP. Sau khi đã thực hiện đào tạo xong các chuyên gia tư vấn sẽ xây dựng các quy trình. Và lập biểu mẫu ghi chép, chuẩn hóa quy trình thực hiện tiêu chuẩn VietGAP.

Doanh nhập sau khi đã có quy trình và biểu mẫu thì phải áp dụng ngay trong việc sản xuất. Trong quá trình thực hiện, Doanh nghiệp cần có hồ sơ để lưu lại bằng chứng cho việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm.

Giai đoạn 3 : Đánh giá nội bộ

Doanh nghiệp cần thực hiện giám sát, theo dõi việc thực hiện. Tự đánh giá xem người lao động đã tuân thủ các quy trình hay thực hiện ghi ghép biểu mẫu đầy đủ hay không. Hệ thống quản lý có phù hợp với Doanh nghiệp và hiệu quả không.

Giai đoạn 4: Đánh giá để cấp chứng nhận VietGAP 

Sau khi doanh nghiệp đã thực hiện các nội dung theo tiêu chuẩn VietGAP. Doanh nghiệp sẽ thực hiện đăng ký chứng nhận với Tổ chức chứng nhận VietGAP G – GLOBAL

Các chuyên gia của chúng tôi sẽ tiến hành kiểm tra và đánh giá. Nếu doanh nghiệp đã đủ điều kiện thì tổ chức chứng nhận sẽ cấp Giấy chứng nhận VietGAP theo TCVN 11892-1:2017.. Trong trường hợp chưa đủ điều kiện, tổ chức chứng nhận sẽ có trách nhiệm thông báo lỗi để doanh nghiệp khắc phục trong thời hạn nhất định. Sau khi đã khắc phục, tổ chức chứng nhận sẽ kiểm tra lại.

G-GLOBAL là đơn vị triển khai tư vấn và chứng nhận VietGAP cho các doanh nghiệp tại Việt Nam. Với các chuyên gia kinh nghiệm và sự tận tâm. Rất nhiều Doanh nghiệp Việt đã đạt được chứng nhận VietGAP; đưa sản phẩm ra thị trường.

Liên hệ ngay để được hỗ trợ tốt nhất:

✅ VĂN PHÒNG TƯ VẤN CHỨNG NHẬN QUỐC TẾ  G-GLOBAL ✅

💒 Văn phòng Hà Nội:           Tầng 7 Tòa nhà HLT Số 23 Ngõ 37/2 Dịch Vọng Cầu Giấy Hà Nội

💒 Văn phòng Đà Nẵng:        73 Lý Thái Tông, Phường Thanh Khê Tây, Quận Thanh Khê, Đà Nẵng

💒 Văn phòng HCM:              Tòa nhà PLS, 282 Chu Văn An, Phường 26, Bình Thạnh, TP.HCM


☎️ Hotline:                                 0985.422.225

📩  Email:                                    info@ggobal.vn

🌐 Website:                                https://chungnhanquocte.com/ – https://gglobal.vn/

☎️0985.422.225
✅Nhận chứng chỉ nhanh
⭐️Chi phí thấp

Share:

Bài viết liên quan

Tư vấn từ Gglobal
G

0985 422 225

chat zalo
Nhận báo giá chứng nhận ISO

Quý khách vui lòng để lại thông tin để nhận báo giá tốt nhất từ chúng tôi [recaptcha size:compact]


    X
    Liên hệ nhận báo giá