Sơ đồ quy trình chế biến thực phẩm và các nguyên tắc chế biến thực phẩm

Quy trình chế biến thực phẩm luôn là yếu tố hàng đầu được các nhà sản xuất, doanh nghiệp quan tâm và mong muốn phát triển. Việc xây dựng và hoàn thiện được một quy trình chế biến món ăn hoàn hảo cũng là điều các doanh nghiệp luôn cố gắng tối ưu trong hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm. Trong nội dung dưới đây, chúng tôi sẽ cùng bạn tìm hiểu về sơ đồ quy trình chế biến thực phẩm cơ bản. Đồng thời hiểu rõ hơn về các nguyên tắc khi thiết lập quy trình chế biến thực phẩm bạn nhé!

Sơ đồ quy trình chế biến thực phẩm bao gồm những gì?

Dưới đây sẽ là sơ đồ giúp bạn dễ dàng hiểu và hình dung được quy trình chế biến thực phẩm và quy trình bảo quản thực phẩm. Sở dĩ, 2 quy trình này có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau là bởi rằng quy trình chế biến và quy trình bảo quản có sự liên quan, hỗ trợ và tác động qua lại với nhau để hoàn thiện một vòng đời của sản phẩm. Sơ đồ quy trình chế biến thực phẩm sẽ bao gồm hình ảnh các bước như sau:

Sơ đồ quy trình chế biến thực phẩm và quy trình bảo vệ thực phẩm

Về cơ bản, quy trình chế biến thực phẩm sẽ bao gồm các bước cơ bản như sau:

Bước 1: Nhập hàng và kiểm tra hàng hóa

Hàng hóa cần phải trải qua công đoạn nhập hàng và kiểm tra hàng hóa một cách kỹ lưỡng. Nếu như việc kiểm tra hàng hóa không đạt yêu cầu để chế biến thực phẩm thì phải tiến hành nhập lại hàng hóa. Do đó, yêu cầu về giai đoạn nhập hàng và kiểm tra hàng phải vô cùng cần thiết và được thực hiện đầy đủ các nguyên tắc như:

+ Nguồn gốc các loại hàng hóa đầu vào phải rõ ràng.

+ Cơ sở cung cấp hàng hóa như thực phẩm, rau củ, gia vị, thịt…cần phải xuất trình các mẫu giấy kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm.

+ Đánh giá sơ bộ về độ tươi, độ mới, hạn sử dụng của sản phẩm ban đầu bằng mắt thường cũng cần đảm bảo các yếu tố như tươi ngon, đạt yêu cầu sử dụng và chế biến.

Bước 2: Tiến hành sơ chế thực phẩm ( Rửa sạch, làm sạch)

Đây là bước quan trọng trong sơ đồ quy trình chế biến thực phẩm. Hàng hóa sau khi được phân loại và tiến hành kiểm tra chất lượng sẽ được tiến hành sơ chế và làm sạch.

Sơ chế thực phẩm

+ Đối với thực phẩm tươi sống (thịt, cá, hải sản): Được sơ chế, rửa sạch và được bảo quản theo các biện pháp chuyên dụng.

+ Đối với thực phẩm là rau, củ quả: Sẽ được thực hiện các bước sơ chế như: Nhặt bỏ phần gốc, gọt vỏ, rửa sạch, ngâm qua nước… Các loại rau củ khác nhau sẽ được sơ chế theo yêu cầu khác nhau.

+ Các thực phẩm đặc biệt khác như hàng đông lạnh, hàng khô… cần được phân loại, sắp xếp ở vị trí đặc thù để đảm bảo được yêu cầu trước khi chế biến.

Bước 3: Chế biến thực phẩm

Sơ đồ quy trình chế biến thực phẩm sẽ không thể bỏ qua được bước chế biến thực phẩm. Bước này được thực hiện dựa theo thực đơn và số lượng đơn thực phẩm theo yêu cầu. Việc chế biến thực phẩm sẽ được thực hiện theo yêu cầu của từng doanh nghiệp, đơn vị hay từng nhà bếp. Đặc biệt, quá trình chế biến thực phẩm sẽ cần đảm bảo được những yêu cầu như sau:

+ Đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.

+ Đảm bảo được các tiêu chuẩn trong dinh dưỡng, suất ăn phù hợp theo đơn hàng hay yêu cầu của thực phẩm.

Bước 4: Chia suất ăn và Bảo quản thực phẩm

Chia suất ăn và bảo quản suất ăn cũng là bước quan trọng trong sơ đồ quy trình chế biến thực phẩm.

Việc phân chia suất ăn sẽ được thực hiện theo phương pháp định lượng quy định cho mỗi sản phẩm thực phẩm. Sau đó, thực phẩm sẽ được tiến hành bảo quản theo từng loại:

–          Bảo quản thực phẩm lạnh

–          Bảo quản thực phẩm mát

–          Bảo quản thực phẩm đóng hộp

–          Bảo quản thực phẩm đông lạnh.

Điều này sẽ đảm bảo cho thực phẩm giữ được dinh dưỡng và đạt được yêu cầu sử dụng trong thời gian lâu nhất.

Bước 5: Phục vụ theo khẩu phần

Phục vụ theo khẩu phần ăn của các nhà hàng, hoặc tiến hành đóng gói để bán thực phẩm ra thị trường… là vị dụ rõ ràng nhất cho bước này trong sơ đồ quy trình chế biến thực phẩm. Thực phẩm được hoàn thiện và tối ưu với chất lượng tốt nhất để mang lại giá trị cho người tiêu dùng.

Căn cứ theo sơ đồ quy trình chế biến thực phẩm trên đây. Bạn đã có thể hình dung được rõ được quy trình chế biến thực phẩm ở một công ty, doanh nghiệp hay sơ đồ quy trình chế biến suất ăn công nghiệp của nhiều nhà hàng, đơn vị cũng sẽ tương tự và tuân thủ theo trình tự này. Đặc biệt, việc quan tâm đến các nguyên tắc cơ bản khi thiết lập quy trình sản xuất chế biến món ăn cũng sẽ giúp cho các doanh nghiệp có thể xây dựng được một quy trình chất lượng – an toàn và hiệu quả nhất.

Các nguyên tắc cơ bản khi thiết lập quy trình sản xuất chế biến món ăn là gì?

Nguyên tắc 1: Nguyên tắc riêng rẽ trong sản xuất chế biến

Nguyên tắc này còn được gọi là nguyên tắc một chiều trong sản xuất chế biến thực phẩm. Điều này có nghĩa là việc sản xuất và chế biến thực phẩm cần được thực hiện theo một chiều, riêng rẽ, đúng thứ tự, bắt đầu từ nguyên liệu đầu vào cho đến các thành phẩm đầu ra đều cần phải tách biệt. Điều này đem đến cho quy trình sản xuất sự chuyên nghiệp hóa, chuyên môn hóa, đảm bảo các yêu cầu về vấn đề vệ sinh thực phẩm.

Nguyên tắc 2: Lựa chọn sử dụng các thực phẩm an toàn

Nguyên tắc này đưa ra những yêu cầu về việc lựa chọn và sử dụng các thực phẩm an toàn, thực phẩm sạch. Nguyên tắc này cũng có thể áp dụng cho việc lựa chọn sử dụng thực phẩm sử dụng hàng ngày. Bạn cần biết cách lựa chọn và sử dụng các bí quyết lựa chọn thực phẩm như trứng , rau củ, thịt cá…

Nguyên tắc 3: Cần nấu kỹ thức ăn

Có một số thực phẩm có thể được ăn sống, hoặc muối chua… tuy nhiên, không phải thực phẩm nào cũng sử dụng bằng cách đó. Một trong những nguyên tắc quan trọng để giữ vệ sinh an toàn thực phẩm đó là nấu kỹ thức ăn bằng nhiệt độ. Điều này sẽ giúp cho việc sử dụng và tiêu hóa thực phẩm được trở nên dễ dàng và tốt hơn.

Nguyên tắc 4: Ăn ngay sau khi đồ ăn được nấu chín

Nguyên tắc này giúp cho người sử dụng có thể khai thác được tối đa được giá trị dinh dưỡng mà đồ ăn mang lại. Nếu bạn muốn để thực phẩm lâu hơn thì có thể tham khảo các phương pháp bảo quản thực phẩm an toàn. Điều đó sẽ giúp bạn sử dụng được thực phẩm hiệu quả và tối ưu nhất.

Nguyên tắc 5: Giữ tay sạch sẽ khi chế biến thực phẩm

Nguyên tắc chế biến thực phẩm

Còn trong sản xuất công nghiệp thực phẩm, thì các dụng cụ, máy móc, trang thiết bị dùng để chế biến thực phẩm cũng cần được khử trùng, rửa sạch,… Tương tự như việc phải giữ tay sạch sẽ khi chế biến thực phẩm. Nguyên tắc này sẽ hạn chế được những nguyên nhân trực tiếp gây ảnh hưởng đến chất lượng và độ bền của sản phẩm thực phẩm.

Nguyên tắc 6: Giữ bề mặt chế biến thực phẩm sạch sẽ, khô ráo

Thực phẩm rất dễ lây nhiễm vi khuẩn, bất cứ bề mặt nào khi tiếp xúc. Chính vì thế, việc giữ gìn bề mặt chế biến thực phẩm sạch sẽ, khô ráo sẽ tránh được việc thực phẩm bị nhiễm khuẩn chéo. Đảm bảo được các yêu cầu vệ sinh thực phẩm.

Trên đây toàn bộ là những nguyên tắc, cũng như quy trình trong sơ đồ chế biến thực phẩm mà bạn có thể tham khảo và tìm hiểu. Quý khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ.

Liên hệ ngay để được hỗ trợ tốt nhất:

✅ VĂN PHÒNG TƯ VẤN CHỨNG NHẬN QUỐC TẾ  G-GLOBAL ✅

💒 Văn phòng Hà Nội:           Tầng 7 Tòa nhà HLT Số 23 Ngõ 37/2 Dịch Vọng Cầu Giấy Hà Nội

💒 Văn phòng Đà Nẵng:        73 Lý Thái Tông, Phường Thanh Khê Tây, Quận Thanh Khê, Đà Nẵng

💒 Văn phòng HCM:              Tòa nhà PLS, 282 Chu Văn An, Phường 26, Bình Thạnh, TP.HCM


☎️ Hotline:                                 0985.422.225

📩  Email:                                    info@ggobal.vn

🌐 Website:                                https://chungnhanquocte.com/ – https://gglobal.vn/

☎️0985.422.225
✅Nhận chứng chỉ nhanh
⭐️Chi phí thấp

Share:

Bài viết liên quan

Tư vấn từ Gglobal
G

0985 422 225

chat zalo
Nhận báo giá chứng nhận ISO

Quý khách vui lòng để lại thông tin để nhận báo giá tốt nhất từ chúng tôi [recaptcha size:compact]


    X
    Liên hệ nhận báo giá