Phòng vệ thực phẩm là gì? 3 bước xây dựng kế hoạch phòng vệ thực phẩm

Phòng vệ thực phẩm là thuật ngữ xuất hiện khá mới gần đây. Cùng với an toàn thực phẩm (Food Safety) Thì Phòng vệ thực phẩm (Food Defense) cũng nhằm mục đích hướng đến việc đảm bảo nguồn thực phẩm sạch cũng như sự an toàn cho người tiêu dùng. Những nội dung về an toàn thực phẩm và các quy định liên quan được phổ biến và áp dụng khá rộng rãi hiện nay. Còn phòng vệ thực phẩm thì còn chưa được nhiều người biết đến. Trong nội dung dưới đây, chúng tôi sẽ cùng chia sẻ đến bạn về phòng vệ thực phẩm là gì ( Food Defense là gì) và tìm hiểu về hướng dẫn xây dựng kế hoạch phòng vệ thực phẩm chi tiết nhất.

Hiểu về khái niệm phòng vệ thực phẩm là gì ( Food Defense là gì)?

Phòng vệ thực phẩm là gì?

Phòng vệ thực phẩm là gì?

Xuất hiện lần đầu tiên tại Hoa Kỳ, khái niệm phòng vệ thực phẩm được cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) áp dụng các quy định nghiêm ngặt đối với các cơ sở sản xuất, chế biến, vận chuyển, đóng gói hay lưu trữ… liên quan trực tiếp đến thực phẩm.

Food Defense ( Phòng vệ thực phẩm) được hiểu là việc áp dụng các biện pháp làm giảm nguy cơ nguồn cung cấp thực phẩm bị ô nhiễm do việc sử dụng các loại hóa chất hay các loại tác nhân sinh học, các chất thải độc hại bởi những người muốn làm hại người tiêu dùng. Các tác nhân trong phòng vệ thực phẩm đề cập đến có thể là: Các nguyên liệu không có sẵn trong tự nhiên, các nguyên liệu hóa học độc hại, hoặc các chất không được kiểm tra thường xuyên trong việc sản xuất và kinh doanh thực phẩm. Mục tiêu của hoạt động khủng bố liên quan đến thực phẩm có thể là để giết người, hay để phá hỏng nền kinh tế của quốc gia, hoặc cũng có thể trong phạm vi nhỏ hơn là hủy hoại việc kinh doanh của bạn. Các hành vi này thường là hành vi cố ý, có chủ đích và không xảy ra thường xuyên. Do đó rất khó đoán, khó lường và khó đưa ra giải pháp khắc phục hiệu quả.

Như vậy, có thể thấy, phòng vệ thực phẩm và an toàn thực phẩm cũng đều là hướng đến mục đích bảo vệ con người được tốt hơn , an toàn hơn khi sử dụng thực phẩm. Tuy nhiên, có những điểm khác biệt giữa an toàn thực phẩm và phòng ngừa thực phẩm.

Khác biệt giữa an toàn thực phẩm và phòng ngừa thực phẩm là gì?

+ An toàn thực phẩm đề cập đến việc ô nhiễm thực phẩm trong điều kiện thụ động. Có nghĩa là sự ô nhiễm đó không phải chủ đích người sản xuất gây nên. An toàn thực phẩm không chú trọng vào các mối nguy sinh học, hóa học hay vật lý. Chính vì thế, các mối nguy về an toàn thực phẩm thường dễ đoán biết, dễ nhận biết và kiểm soát hơn.

+ Phòng vệ thực phẩm đề cập đến việc ô nhiễm thực phẩm trong điều kiện chủ động. Thực phẩm bị làm ô nhiễm bởi các tác nhân có chủ ý như chất hóa học, chất sinh học, hay các chất gây hại bởi con người nhằm mục đích xấu. Các mối nguy hại từ phòng vệ thực phẩm thường ít xảy ra, khó kiểm soát và khó đoán hơn.

Xây dựng kế hoạch phòng vệ thực phẩm là gì?

Xây dựng kế hoạch phòng vệ thực phẩm

Việc xây dựng kế hoạch phòng vệ thực phẩm cũng được trở nên phổ biến và rộng rãi trong nhiều doanh nghiệp hiện hành. Kế hoạch phòng vệ thực phẩm được hiểu là một tài liệu được xây dựng nhằm đưa ra các biện pháp kiểm soát do cơ sở phát triển nhằm ngăn chặn việc sản phẩm thực phẩm bị nhiễm độc có chủ đích.

Kế hoạch phòng vệ thực phẩm cần được phát triển, được viết, được xây dựng, được thử nghiệm, thực hiện, và được đánh giá hiệu quả. Đồng thời, kế hoạch đó sẽ được duy trì nếu như kế hoạch đó hoạt động được và mang lại tiềm năng sử dụng.

Các hạng mục, đầu việc cần được thực hiện trong một kế hoạch phòng vệ thực phẩm có thể được kể đến bao gồm:

–          Xem xét: Được coi là một phần của việc đánh giá cơ sở, tìm kiếm các điểm dễ bị tổn thương cơ sở, đồng thời tiến hành xác định yếu tố rủi ro cho mỗi điểm,… và đồng thời lập một văn bằng nhằm thực hiện các biện pháp phòng vệ thực phẩm.

–          Thực hiện

–          Thử nghiệm:

–          Đánh giá:

–          Duy trì:

Theo đó, kế hoạch phòng vệ thực phẩm sẽ thường nhấn mạnh 3 yếu tố cốt lõi như sau:

+ Yếu tố phòng ngừa: Nhằm thúc đẩy khả năng phòng vệ an toàn thực phẩm và yếu tố phòng ngừa này được cải thiện trong suốt vòng đời của sản phẩm.

+ Sự can thiệp: Sự cải thiện là sự phối hợp các biện pháp can thiệp dựa trên rủi ro giữa các cơ quan quản lý.

+ Yếu tố phản ứng: Yếu tố này là sự phát triển các phương pháp nhanh chóng và toàn diện. Yếu tố phản ứng nhằm giao tiếp với người tiêu dùng và các cơ quan khác.

Xây dựng kế hoạch phòng ngừa thực phẩm có vai trò như thế nào?

Việc xây dựng kế hoạch phòng ngừa thực phẩm có vai trò vô cùng quan trọng và cần thiết. Những vai trò của kế hoạch phòng vệ thực phẩm có thể bao gồm:

+ Giúp bảo vệ nhân viên, khách hàng và người tiêu dùng… cũng như bảo vệ sự ổn định kinh tế tài chính của công ty.

+ Phòng vệ thực phẩm giúp cho một công ty tránh khỏi được các khủng hoảng. Đồng thời hỗ trợ khả năng quản lý và khủng hoảng giao tiếp rủi ro. Đồng thời, bảo vệ cho doanh nghiệp trước một mối đe dọa an toàn thực phẩm nào đó.

+ Vai trò trong việc thực hành kết hợp kinh doanh hợp lý.

+ Các sản phẩm sẽ an toàn hơn nhờ chất lượng được cải thiện và kiểm soát được tốt hơn chất lượng của sản phẩm thực phẩm.

+ Đặc biệt, vai trò của phòng vệ thực phẩm trong việc giảm thiểu các trách nhiệm pháp lý và tránh các rắc rối liên quan đến kiện tụng.

Hướng dẫn xây dựng chương trình phòng vệ thực phẩm cơ bản

Các bước để xây dựng chương trình phòng vệ thực phẩm bao gồm:

Xây dựng kế hoạch phòng vệ thực phẩm

Bước 1: Thực hiện đánh giá phòng vệ thực phẩm

Thực hiện đánh giá phòng vệ thực phẩm sẽ đánh giá các yếu tố như sau:

–          Đánh giá an ninh bên ngoài

–          Đánh giá an ninh nội bộ chung

–          Đánh giá bảo mật vận chuyển và đánh giá nhận hàng

–          Đánh giá bảo mật xử lý thư

–          Đánh giá an ninh nhân sự

Bước 2: Xây dựng kế hoạch phòng thủ lương thực

Xây dựng kế hoạch phòng thủ lương thực, xác định các khía cạnh của nhà máy chế biến thực phẩm của bạn dễ bị tổn thương như thế nào. Từ đó xác định được kế hoạch phòng ngừa hiệu quả về chi phí. Việc xây dựng kế hoạch phòng thủ lương thực cần phải giải quyết bao gồm:

–          Giải quyết vấn đề an ninh bên trong và bên ngoài.

–          Giải quyết vấn đề bảo mật lưu trữ

–          Giải quyết vấn đề bảo mật vận chuyển và vấn đề nhận hàng.

Bước 3: Tiến hành thực hiện kế hoạch phòng vệ lương thực

Thực hiện kế hoạch phòng vệ thực phẩm bao gồm:

+ Phân công trách nhiệm

+ Huấn luyện toàn bộ nhân viên, nhân sự

+ Đánh giá và tiến hành sửa đổi kế hoạch phòng vệ thực phẩm phù hợp với yêu cầu thực tiễn.

+ Cung cấp số liên lạc khẩn cấp.

+ Trình bày thủ tục thu hồi thực phẩm

Với quy trình, hướng dẫn xây dựng kế hoạch phòng vệ thực phẩm chi tiết trên đây. Hy vọng, các doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức sẽ có được thông tin hữu ích. Những thông tin về phòng vệ thực phẩm là gì. Cũng như những vai trò của phòng vệ thực phẩm cũng là vấn đề được quan tâm.

Những chia sẻ của G-Global trên đây sẽ giúp bạn có được những thông tin hữu ích nhất. Liên hệ và đón đọc những thông tin hữu ích tại đây cùng chúng tôi: 

Liên hệ ngay để được hỗ trợ tốt nhất:

✅ VĂN PHÒNG TƯ VẤN CHỨNG NHẬN QUỐC TẾ  G-GLOBAL ✅

💒 Văn phòng Hà Nội:           Tầng 7 Tòa nhà HLT Số 23 Ngõ 37/2 Dịch Vọng Cầu Giấy Hà Nội

💒 Văn phòng Đà Nẵng:        73 Lý Thái Tông, Phường Thanh Khê Tây, Quận Thanh Khê, Đà Nẵng

💒 Văn phòng HCM:              Tòa nhà PLS, 282 Chu Văn An, Phường 26, Bình Thạnh, TP.HCM


☎️ Hotline:                                 0985.422.225

📩  Email:                                    info@ggobal.vn

🌐 Website:                                https://chungnhanquocte.com/ – https://gglobal.vn/

☎️0985.422.225
✅Nhận chứng chỉ nhanh
⭐️Chi phí thấp

Share:

Bài viết liên quan

Tư vấn từ Gglobal
G

0985 422 225

chat zalo
Nhận báo giá chứng nhận ISO

Quý khách vui lòng để lại thông tin để nhận báo giá tốt nhất từ chúng tôi [recaptcha size:compact]


    X
    Liên hệ nhận báo giá