Tư Vấn Chứng Nhận GMP – Thực Hành Sản Xuất Tốt

Chứng nhận GMP gglobal

Dịch vụ tư vấn chứng nhận GMP – Lĩnh vực thực phẩm tại Chứng Nhận Quốc Tế :

☑️ Tư Vấn, Đào Tạo, Cấp Giấy Chứng Nhận

☑️ Chuyên Gia Tư Vấn Nhiệt Tình, Dễ Chịu

☑️ Dịch vụ trọn gói từ A-Z

☑️ Giấy chứng nhận ISO có giá trị công nhận quốc tế

☑️ Cam kết tư vấn 100% đạt chứng nhận

☑️ Không Đạt – Hoàn Tiền – Chúng tôi Luôn mang đến cho khách hàng trải nghiệm dịch vụ tốt nhất, nhanh nhất, chất lượng nhất, chu đáo nhất nhằm thỏa mãn nhu cầu khách hàng.

GIỚI THIỆU VỀ GMP

GMP LÀ GÌ ?

GMP là viết tắt của Thực hành sản xuất tốt (Good Manufacturing Practice). Bao gồm những nguyên tắc chung, quy định, hướng dẫn các nội dung cơ bản về điều kiện sản xuất. Áp dụng cho các cơ sở thực phẩm, dược phẩm, thiết bị y tế, mỹ phẩm… nhằm đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng và an toàn.

GMP là một phần cơ bản trong hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. GMP là điều kiện tiến quyết cho việc phát triển hệ thống HACCP và tiêu chuẩn khác như ISO 22000.

GMP quan tâm đến các yếu tố quan trọng: con người, nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, thao tác, môi trường. Quản lý ở tất cả các khu vực của quá trình sản xuất, kể cả giải quyết khiếu nại của khách hàng và thu hồi sản phẩm lỗi.

CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ GMP

Năm 1997, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã ban hành Quyết định 05/1997/TĐC. Hướng dẫn chung về nh

CHỨNG NHẬN GMP THỰC PHẨMững nội dung cơ bản của GMP áp dụng cho các cơ sở sản xuất thực phẩm.

Năm 2004, Bộ Y tế ban hành quyết định số 3886/2004/QĐ-BYT Triển khai áp dụng nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt sản xuất thuốc” theo khuyến cáo của Tổ chức Y Tế Thế giới.

Cùng năm, Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành Quyết định số 08/2004/QĐ-BNN-TY ngày 30/03/2004. Triển khai áp

 dụng các nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hiện tốt sản xuất thuốc thú y”.

Năm 2008, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 5/2008/QĐ-BYT. Quy định các cơ sở sản xuất thuốc đông y phải áp dụng các tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất GMP như cơ sở sản xuất thuốc tân dược.

Năm 2007, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 06/2007/CT-TTg về việc triển khai các biện pháp cấp bách đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Trong đó, yêu cầu áp dụng tiêu chuẩn GMP, GHP, tiêu chuẩn HACCP trong sản xuất và quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm

LỢI ÍCH MÀ CHỨNG NHẬN GMP MANG LẠI CHO DOANH NGHIỆP?

  • Giúp doanh nghiệp sản xuất, gia công, đóng gói thực phẩm, dược phẩm, thiết bị y tế… có thể thiết kế, xây dựng, lắp đặt thiết bị, nhà xưởng đảm bảo điều kiện về kỹ thuật và quản lý, nhằm sản xuất được sản phẩm có chất lượng, đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của các thị trường trong và ngoài nước.
  • Các quá trình quan trọng đều được xem xét, xây dựng thủ tục, phê chuẩn và thực hiện để đảm bảo sự ổn định và phù hợp với các đặc điểm kỹ thuật.
  • Các điều kiện phục vụ cho quá trình sản xuất được xác định và yêu cầu để thực hiện, kiểm soát.
  • Chi phí thấp hơn do quá trình sản xuất và việc kiểm soát chất lượng được chuẩn hóa.
  • Các yêu cầu tối thiểu về nhà xưởng, thiết bị được xác định rõ ràng để đầu tư hiệu quả.
  • Cải thiện tính năng động, trách nhiệm và hiểu biết công việc của đội ngũ nhân viên.
  • Tăng sự tin cậy của khách hàng và cơ quan quản lý.

PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG KIỂM SOÁT CỦA GMP

  • Nhân sự.
  • Nhà xưởng.
  • Thiết bị.
  • Vệ sinh sản xuất, vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân.
  • Quá trình sản xuất.
  • Chất lượng sản phẩm.
  • Kiểm tra nguyên liệu, bán thành phẩm, sản phẩm, thao tác của công nhân…
  • Xử lý sản phẩm không phù hợp, giải quyết khiếu nại của khách hàng.
  • Tài liệu, hồ sơ thực hiện.

MỘT SỐ YÊU CẦU CỦA TIÊU CHUẨN GMP

Tiêu chuẩn GMP đặt ra các yêu cầu về nhà xưởng và trang thiết bị, kiểm soát vệ sinh nhà xưởng, kiểm soát quá trình chế biến, kiểm soát con người và kiểm soát khâu bảo quản, vận chuyển thành phẩm. Cụ thể như sau:


THIẾT KẾ NHÀ XƯỞNG ĐẠT YÊU CẦU GMP

Nhà xưởng và phương tiện chế biến

Khu nhà xưởng và các phương tiện phục vụ việc chế biến sản phẩm phải được thiết kế, lắp đặt theo đúng trình tự dây chuyền công nghệ sản xuất. Nhà xưởng phải được phân thành các khu chức năng khác nhau: khu chứa nguyên liệu, khu chế biến, khu đóng gói, khu bảo quản…

Những quy định này nhằm không gây lẫn lộn giữa sản phẩm thành phẩm, bán thành phẩm, nguyên liệu. Giữa bao bì, phế liệu, hóa chất với sản phẩm. 

Điều kiện vệ sinh.

Không gian nhà xưởng, dụng cụ phục vụ sản xuất phải đảm bảo điều kiện vệ sinh tiêu chuẩn.

Hệ thống cấp – thoát nước, các bề mặt trực tiếp tiếp xúc với sản phẩm, phụ phẩm, chất thải… phải hoạt động tốt và đáp ứng yêu cầu vệ sinh cơ bản.

Quá trình chế biến

Các doanh nghiệp sản xuất phải có những biện pháp cụ thể để kiểm soát chất lượng nguyên liệu. Quá trình chế biến. Giám sát các hoạt động vệ sinh. Triển khai các biện pháp phòng ngừa nguy cơ nhiễm bẩn. Thử nghiệm các chỉ tiêu vi sinh, hóa học ở các công đoạn để xác định nguy cơ lây nhiễm.

Sức khỏe người lao động.

Các đơn vị sản xuất phải triển khai các chương trình khám sức khỏe định kỳ cho người lao động. Chủ động phát hiện, hỗ trợ điều trị và cách ly những lao động mắc những căn bệnh truyền nhiễm, có thể lây lan sang sản phẩm, ảnh hưởng đến người tiêu dùng. Những lao động trực tiếp tiếp xúc với sản phẩm phải trang bị trang phục bảo hộ và tuân thủ nghiêm các quy định an toàn vệ sinh.

Bảo quản và phân phối sản phẩm

Theo tiêu chuẩn GMP, khâu bảo quản, phân phối sản phẩm cũng cần phải tránh các tác nhân lý, hóa, sinh. (Ví dụ: môi trường, nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng)… làm phân hủy, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

CÁC NỘI DUNG CHÍNH CỦA GMP

Hệ thống tài liệu của tiêu chuẩn GMP cho mỗi quy trình sản xuất bao gồm:

Các Quy phạm sản xuất theo tiêu chuẩn GMP:

  • Quy định các thao tác, vận hành trong công nghệ và thiết bị.
  • Quy định thành phần nguyên vật liệu trong từng công đoạn sản xuất.
  • Quy định tiêu chuẩn của sản phẩm được xây dựng cho từng sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm tương tự, của từng công đoạn hoặc một phần công đoạn sản xuất trong quy trình công nghệ chế biến thực phẩm.

Nội dung Quy phạm sản xuất GMP gồm có 4 phần:

  • Mô tả yêu cầu kỹ thuật hoặc quy trình chế biến tại công đoạn hoặc một phần công đoạn.
  • Nêu rõ lý do phải thực hiện các yêu cầu hoặc quy trình kỹ thuật đã nêu.
  • Mô tả chính xác các thao tác, thủ tục phải tuân thủ tại công đoạn hoặc một phần công đoạn sản xuất. Nhằm đảm bảo đạt được yêu cầu chất lượng, đảm bảo an toàn vệ sinh cho sản phẩm.
  • Phân công cụ thể việc thực hiện và quy định giám sát việc thực hiện GMP.

Hình thức Quy phạm sản xuất GMP:

Được thể hiện dưới dạng văn bản, gồm hai phần:
– Các thông tin về hành chính. (tên, địa chỉ công ty, tên sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm, số và tên quy phạm, ngày và chữ ký phê duyệt của người có thẩm quyền).
– 4 nội dung chính nêu trên.

QUY TRÌNH TƯ VẤN CHỨNG NHẬN GMP TẠI G-GLOBAL

  • Bước 1: G-GLOBAL tập hợp các tài liệu cần thiết đánh giá sơ bộ.
  • Bước 2: G-GLOBAL xác định quy mô áp dụng hệ thống quản lý chất lượng.
  • Bước 3: G-GLOBAL lên kế hoạch thực hiện việc phân công nhiệm vụ cho các cá nhân cụ thể.
  • Bước 4: G-GLOBAL xây dựng các quy phạm, công việc cụ thể của từng công đoạn.
  • Bước 5: Áp dụng thí điểm trên thực tế.
  • Bước 6: Khắc phục lỗi nếu thấy hệ thống vận hành chưa đáp ứng được các yêu cầu.
  • Bước 7: Phê duyệt quy trình và áp dụng trên thực tế.
  • Bước 8: G-GLOBAL giám sát quá trình thực hiện, đánh giá thực tế hiệu chỉnh nếu thấy có sai sót.

VĂN PHÒNG CHỨNG NHẬN QUỐC TẾ – G-GLOBAL luôn được khách hàng đánh giá cao. Cam kết cung cấp dịch vụ chất lượng, uy tín và phong cách làm việc tận tình, chuyên nghiệp.

  • Thủ tục thuận tiện – hỗ trợ tối đa
  • Chi phí dịch vụ hợp lý, phù hợp với nhu cầu của Quý khách hàng.
  • Giá trị chứng nhận 4.0.
  • Mạng lưới đánh giá rộng lớn, nằm tại các thành phố kinh tế trọng điểmcủa quốc gia.

CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP ĐẠT ĐƯỢC CHỨNG NHẬN GMP

  • Tổ chức chứng nhận uy tín –   Chính sách dịch vụ chứng nhận tốt nhất – Chứng nhận GMP

    GMP luôn tối ưu để đảm bảo thời gian cấp chứng chỉ nhanh nhất!

    Doanh nghiệp được G-GLOBAL chuyển giao miễn phí bộ hồ sơ, biểu mẫu, quy trình mẫu của Hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế GMP

    Chuyên gia của G-GLOBAL sẽ xây dựng bộ quy trình, hệ thống tài liệu mẫu phù hợp theo quy trình sản xuất của doanh nghiệp, để làm căn cứ tham khảo, áp dụng.

    G-GLOBAL sẽ hỗ trợ cho khách hàng về các thủ tục pháp lý đối với cơ quan nhà nước liên quan đến điều kiện sản xuất theo từng ngành nghề.

    Hỗ trợ công bố chất lượng.

    Hỗ trợ công bố lưu hành sản phẩm.

    Với phương châm “Nhanh chóng – Chuẩn mực – Thân thiện và Chuyên nghiệp”: G-GLOBAL luôn đặt mục tiêu giảm thiểu thời gian chậm trễ trong các công đoạn của hoạt động chứng nhận để đảm bảo doanh nghiệp nhận được chứng chỉ nhanh nhất và tuân thủ đầy đủ theo chuẩn mực và quy trình chứng nhận.

    Gọi 0985.422.225 hoặc 0945.001.005 để được tư vấn chi tiết về dịch vụ !

     GIÁ TRỊ CỦA CHỨNG CHỈ DO VĂN PHÒNG CHỨNG NHẬN QUỐC GIA CẤP  

    Đánh giá một lần -> Cấp một chứng chỉ -> Được chấp nhận ở mọi nơi

    Chứng chỉ chứng nhận Hệ thống quản lý an toàn tực pẩm của doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 22000:2018 – HACCP – GMP do Tổ chức chứng nhận được Bộ Khoa học Công nghệ chỉ định và nhận diện toàn quốc thông qua logo và dấu hiệu chứng nhận.

    Chứng chỉ hiện đại ứng dụng công nghệ 4.0

    Với phương châm hoạt động “Đánh giá một lần -> Cấp một chứng chỉ -> Được chấp nhận ở mọi nơi”. Xu hướng công nghệ 4.0. GOODVN là tổ chức chứng nhận ở Việt Nam thiết lập Hệ thống truy xuất chứng chỉ thông qua mã QR code. Đảm bảo mọi khách hàng và đối tác của khách hàng ở mọi nơi đều có thể truy xuất được giá trị hiệu lực của chứng chỉ thông qua phần mềm quét mã QR code trên điện thoại thông minh tới hệ thống tra cứu khách hàng trên Website của Tổ chức chứng nhận. Việc này giúp công khai, minh bạch giá trị của chứng chỉ và có thể check thông tin ở mọi nơi, mọi lúc.

    Giấy chứng nhận hợp pháp và trực tiếp do Tổ chức chứng nhận cấp

    Giấy chứng nhận sẽ trực tiếp do Tổ chức chứng nhận cấp với đầy đủ tính pháp lý, hợp pháp trong nước cũng như được công nhận toàn cầu!

    Mẫu Giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng phù hợp tiêu chuẩn ISO 22000:2018

     

    Hãy liên hệ ngay với chúng tôi nếu Quý khách có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến Chứng nhận GMP.

    Tham khảo thêm những bài viết về tiêu chuẩn ISO 22000:

    • Tìm hiều về Tiêu chuẩn ISO 22000
    • Hỗ trợ Chứng nhận ISO 22000 cho lĩnh vực thực phẩm
    ☎️0985.422.225
    ✅Nhận chứng chỉ nhanh
    ⭐️Chi phí thấp

DỊCH VỤ LIÊN QUAN

Tư Vấn chứng nhận ISO 9001

Trọn gói - Nhanh chóng - Giá tốt

Tư Vấn chứng nhận ISO 45001

Trọn gói - Nhanh chóng - Giá tốt

Tư Vấn chứng nhận ISO 14001

Trọn gói - Nhanh chóng - Giá tốt

Tư Vấn chứng nhận ISO 22000

Trọn gói - Nhanh chóng - Giá tốt
G

0985 422 225

chat zalo
Nhận báo giá chứng nhận ISO

Quý khách vui lòng để lại thông tin để nhận báo giá tốt nhất từ G-Global


    X