Quy định ghi nhãn thực phẩm? Hướng dẫn cách ghi nhãn thực phẩm

Quy định về ghi nhãn thực phẩm như thế nào cũng được trình bày rõ trong luật pháp. Việc ghi nhãn thực phẩm, hay hàng hóa như thế nào luôn được các doanh nghiệp sản xuất, hoạt động trong lĩnh vực này quan tâm. Cùng G-Global tìm hiểu về hướng dẫn ghi nhãn thực phẩm, cũng như các thông tin liên quan đến nội dung này bạn nhé.

Nhãn thực phẩm là gì?

Nhãn thực phẩm là khái niệm được quy định rõ trong Nghị Định 43/2017/NĐ- CP của chính phủ về hàng hóa. Theo đó, nhãn thực phẩm, hay nhãn hàng hóa được hiểu là bản viết, hay bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hay hình vẽ, hình ảnh được dán, được in được đúc, chạm, hay in trực tiếp lên sản phẩm hàng hóa, hoặc lên bao bì thương phẩm của loại hàng hóa đó. Hoặc cũng có thể được in trên các chất liệu khác được gắn trên hàng hóa hay bao bì thương phẩm của hàng hóa.

Nhãn thực phẩm là gì?

Theo đó, nhãn thực phẩm cũng thể hiện được các nội dung cơ bản và cần thiết về thực phẩm. Đây là các thông tin cơ bản để người tiêu dùng cần biết, từ đó làm căn cứ cho việc lựa chọn, sử dụng và tiêu thụ hàng hóa thực phẩm đó.

Tìm hiểu về vai trò của nhãn thực phẩm

Nhãn thực phẩm tuy là một yếu tố rất nhỏ trong toàn bộ quá trình sản xuất và hoàn thiện thực phẩm. Tuy nhiên, lại đóng vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng. Đặc biệt, đối với nhiều sản phẩm thực phẩm, thì việc đầu tư vào thiết kế bao bì sản phẩm, ghi nhãn thực phẩm như thế nào còn được quan tâm và đầu tư rất nhiều thời gian và chi phí để thực hiện. Hiểu rõ về vai trò của nhãn thực phẩm sẽ giúp bạn lý giải được điều đó. Một số vai trò có thể kể đến của nhãn thực phẩm sẽ bao gồm:

Vai trò của nhãn thực phẩm đối với bản thân doanh nghiệp

+ Nhãn thực phẩm được coi là kênh thông tin, truyền thông chính thức của sản phẩm thực phẩm đó. Truyền tải trực tiếp những thông tin cơ bản và cần thiết nhất đến khách hàng về thực phẩm.

Vai trò của nhãn thực phẩm 

+ Đây cũng là cách để doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm thực phẩm ra với khách hàng. Nhờ đó, mà khách hàng có thể phân biệt được sản phẩm của công ty mình với các công ty khác.

+ Vai trò của nhãn thực phẩm có thể kể đến đó là giúp nâng cao thương hiệu của sản phẩm thực phẩm đó đối với các đối thủ cạnh tranh. thương hiệu của sản phẩm thực phẩm đó đối với các đối thủ cạnh tranh.

+ Đồng thời, thể hiện được sự chuyên nghiệp, chỉn chu của doanh nghiệp đó đối với những đối thủ cạnh tranh khác.

Vai trò của nhãn thực phẩm đối với khách hàng

+ Nhãn thực phẩm cung cấp đến cho khách hàng, người tiêu dùng những thông tin cần thiết của sản phẩm: Bao gồm: ngày sản xuất, hạn sử dụng, tên sản phẩm, thành phần, nơi sản xuất, đối tượng sử dụng…

+ Giúp người dùng có được thông tin chính xác và hiểu biết rõ về thực phẩm đó. Nhờ đó, mà có nhu cầu sử dụng chính xác và hợp lý đối với từng loại sản phẩm thực phẩm khác nhau.

Vai trò của nhãn thực phẩm đối với hoạt động marketing

+ Nhờ có nhãn thực phẩm, mà các thực phẩm này tiếp cận được thường xuyên đến khách hàng. Giúp các nhà tiếp thị, bán hàng xây dựng được các chiến lược quảng bá phù hợp.

+ Nhãn dán thực phẩm cũng giúp cho khách hàng ghi nhớ, giúp khách hàng tạo nên được tiềm thức, thói quen khi mua và sử dụng sản phẩm hay thương hiệu đó. Từ đó, kích thích khách hàng sử dụng hay mua lại sản phẩm.

Hướng dẫn ghi nhãn thực phẩm chi tiết nhất

Cách ghi nhãn sản phẩm nói chung, hay hướng dẫn ghi nhãn thực phẩm nói riêng cũng có sự tương đồng với nhau. Dưới đây sẽ là hướng dẫn chi tiết bạn cách ghi nhãn thực phẩm chi tiết và chính xác nhất. Bao gồm các lưu ý như sau:

1: Quy định về vị trí nhãn thực phẩm

–          Nhãn hàng hóa cần được thể hiện ở trên loại hàng hóa đó. Tương tự thì nhãn thực phẩm cần được thể hiện ở trên loại thực phẩm đó. Hoặc được thể hiện ở trên bao bì thương phẩm của loại hàng hóa đó.

–          Nhãn hàng hóa hay nhãn thực phẩm cần được ghi ở vị trí dễ dàng quan sát, đầy đủ nội dung theo quy định. Đồng thời, cũng không được tháo rời các chi tiết, các thành phần của thực phẩm đó.

–          Trường hợp không thể mở bao bì thì ở bên ngoài bao bì của thực phẩm cần ghi đầy đủ các nội dung mà nhãn thực phẩm yêu cầu.

2: Về kích thước của nhãn hàng hóa, quy định về chữ và số trên nhãn thực phẩm

Kích thước của nhãn hàng hóa cần đảm bảo được các yêu cầu sau:

–       Nhãn thực phẩm cần đảm bảo được kích thước để ghi được đầy đủ các nội dung bắt buộc theo quy định.

–       Kích thước của chữ và của số ghi trên nhãn thực phẩm cần đọc được bằng mắt thường và cần đảm bảo được các yêu cầu như:

+ Nếu kích thước và số thể hiện đại lượng đo lường thì cần tuân thủ quy định của pháp luật về đo lường.

+ Kích thước và số trên nhãn thực phẩm, phụ gia thực phẩm, không được thấp hơn 1.2mm. Một mặt của bao gói sản phẩm thực phẩm dùng để ghi nhãn nhỏ hơn 80cm2 thì chiều cao của chữ trên nhãn thực phẩm không được thấp hơn 0.9mm.

3: Quy định hướng dẫn ghi nhãn thực phẩm về màu sắc của chữ, ký hiệu và hình ảnh

Màu sắc của chữ, hình vẽ, chữ số … cần được in rõ ràng. Một số nội dung bắt buộc theo quy định thì chữ, hay chữ số cần phải có màu tương phản với màu nền của thực phẩm để dễ dàng nhìn thấy.

4: Quy định về ngôn ngữ được ghi trên hàng hóa

–          Các nội dung bắt buộc ghi trên nhãn thực phẩm cần được trình bày bằng tiếng việt.

–          Các thực phẩm có ghi ngôn ngữ khác cần phải tương ứng với nội dung tiếng việt. Và không được ghi chữ có kích thước lớn hơn.

–          Hàng hóa nước ngoài khi vào việt nam cần được dán nhãn phụ bằng tiếng việt. Đồng thời giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa đó. Nội dung ghi bằng tiếng việt cần có sự tương ứng với nội dung của tiếng ghi trên nhãn gốc đó.

5: Quy định hướng dẫn ghi nhãn thực phẩm với các nội dung bắt buộc

Hướng dẫn ghi nhãn thực phẩm

Quy định ghi nhãn thực phẩm mới nhất với nội dung cần có bao gồm:

+ Tên của hàng hóa, thực phẩm đó là gì?

+ Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân có khả năng chịu trách nhiệm về hàng hóa.

+ Nhãn thực phẩm cần có nội dung về xuất xứ của thực phẩm

+ Thành phần

+ Nội dung về thực phẩm: định lượng, ngày sản xuất, hạn sử dụng, cảnh báo, hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn cách bảo quản.

6: Quy định về trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa, nhãn thực phẩm

+ Các tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm ghi nhãn thực phẩm cần đảm bảo được tính trung thực, chính xác, rõ ràng. Đồng thời phản ánh được đúng bản chất của loại thực phẩm đó.

+ Đối với thực phẩm sản xuất và lưu thông trong nước thì đơn vị sản xuất hàng hóa đó cần phải tự chịu trách nhiệm.

+ Còn đối với thực phẩm xuất khẩu thì phải ghi nhận theo quy định của pháp l

Với những thông tin, cách ghi nhãn sản phẩm thực phẩm trên đây, sẽ là những thông tin cơ bản và cần thiết để đáp ứng được những nhu cầu và mong muốn của nhiều khách hàng, doanh nghiệp. Đặc biệt là những doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm cần quan tâm.

Nếu bạn đang tìm hiểu về những nội dung liên quan đến hướng dẫn ghi nhãn thực phẩm. Hoặc những nội dung về công bố sản phẩm thực phẩm ra thị trường có thể liên hệ với G-Global để được tư vấn và hỗ trợ. Đồng thời, đón đọc thêm những thông tin hữu ích và thú vị cùng với chúng tôi tại đây bạn nhé!

Liên hệ ngay để được hỗ trợ tốt nhất:

✅ VĂN PHÒNG TƯ VẤN CHỨNG NHẬN QUỐC TẾ  G-GLOBAL ✅

💒 Văn phòng Hà Nội:           Tầng 7 Tòa nhà HLT Số 23 Ngõ 37/2 Dịch Vọng Cầu Giấy Hà Nội

💒 Văn phòng Đà Nẵng:        73 Lý Thái Tông, Phường Thanh Khê Tây, Quận Thanh Khê, Đà Nẵng

💒 Văn phòng HCM:              Tòa nhà PLS, 282 Chu Văn An, Phường 26, Bình Thạnh, TP.HCM


☎️ Hotline:                                 0985.422.225

📩  Email:                                    info@ggobal.vn

🌐 Website:                                https://chungnhanquocte.com/ – https://gglobal.vn/

☎️0985.422.225
✅Nhận chứng chỉ nhanh
⭐️Chi phí thấp

Share:

Bài viết liên quan

Tư vấn từ Gglobal
G

0985 422 225

chat zalo
Nhận báo giá chứng nhận ISO

Quý khách vui lòng để lại thông tin để nhận báo giá tốt nhất từ chúng tôi [recaptcha size:compact]


    X
    Liên hệ nhận báo giá