Quy định về an toàn vệ sinh là gì? Tìm hiểu luật an toàn thực phẩm?

An toàn vệ sinh thực phẩm là vấn đề cấp thiết và nóng hổi trong xã hội hiện nay. Được mọi người, mọi đối tượng, tổ chức quan tâm đến. Đặc biệt, việc tìm hiểu về những quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm hiện hành sẽ giúp bạn nắm rõ được các quy định về pháp luật. Đồng thời hiểu rõ hơn để áp dụng được trong thực tế những quy định này. Cùng G-Global tìm hiểu chi tiết tại bài viết dưới đây nhé!

Vệ sinh an toàn thực phẩm là gì?

Vệ sinh an toàn thực phẩm là gì?

Vệ sinh an toàn thực phẩm được hiểu là các điều kiện áp dụng đối với các cá nhân, tổ chức, các doanh nghiệp kinh doanh, hay sản xuất trong lĩnh vực sản phẩm dịch vụ. Vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ được biểu hiện thông qua việc được các cơ quan nhà nước, cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.

Các quy định về an toàn thực phẩm là những quy phạm pháp luật được đưa ra nhằm mục đích đảm bảo được vệ sinh an toàn thực phẩm. Cung cấp được tốt hơn những sản phẩm thực phẩm, dịch vụ ăn uống ra thị trường một cách tốt nhất và đảm bảo được tối đa sức khỏe và lợi ích của người tiêu dùng.

Căn cứ pháp lý của các quy định về an toàn thực phẩm

Căn cứ pháp lý của các quy định về an toàn thực phẩm là từ Luật vệ sinh an toàn thực phẩm. Luật an toàn thực phẩm được ban hành từ năm 2010. Với các quy định đưa ra nhằm mục đích đảm bảo được vệ sinh an toàn thực phẩm.

Những nội dung cơ bản của luật an toàn thực phẩm có thể kể đến bao gồm:

+ Quy định về trách nhiệm bảo đảm an toàn thực phẩm: Trách nhiệm thuộc về mọi tổ chức, mọi cá nhân kinh doanh và sản xuất thực phẩm.

+ Hoạt động sản xuất và kinh doanh thực phẩm là hoạt động có điều kiện. Các cá nhân và tổ chức tham gia phải chịu trách nhiệm đối với việc an toàn thực phẩm của mình.

+ Vấn đề quản lý an toàn thực phẩm cần được dựa trên các tiêu chuẩn, cơ sở quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền chịu trách nhiệm quản lý

+ Quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm cần được thực hiện xuyên suốt quá trình sản xuất cho đến thành phẩm.

+ Quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm cũng cần đảm bảo sự phân công, phân cấp rõ ràng và có sự phối hợp liên ngành.

Căn cứ vào các nguyên tắc quản lý an toàn thực phẩm nêu trên. Căn cứ vào tính pháp lý của luật an toàn thực phẩm mà doanh nghiệp hiểu hơn về các quy định về an toàn thực phẩm. Bạn có thể Download Luật an toàn thực phẩm pdf chi tiết để tìm hiểu kỹ về nội dung này nhé.

Trình bày những điểm nổi bật trong quy định vệ sinh an toàn thực phẩm

Những điểm nổi bật trong quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm có thể kể đến những nội dung cơ bản như sau:

Quy định vệ sinh an toàn thực phẩm cần biết

1: Quy định điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm

Các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, hay các cơ sở chế biến thực phẩm, chế biến đồ ăn cần đảm bảo các yêu cầu như sau:

+ Bếp ăn được bố trí phù hợp: Đảm bảo được không nhiễm khuẩn chéo giữa thức ăn chưa được chế biến và thức ăn đã được chế biến.

+ Nước sử dụng để chế biến thực phẩm cần đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ cho việc chế biến, kinh doanh thực phẩm.

+ Khu vực chế biến thực phẩm cần có dụng cụ thu gom chất thải rắn, có nắp đậy đảm bảo được yêu cầu vệ sinh.

+ Cống rãnh phải thông thoáng, không bị ứ đọng chất thải gây ô nhiễm.

+ Khu vực ăn uống phải thoáng mát, sạch sẽ, vệ sinh.

+ Có các thiết bị bảo quản thực phẩm an toàn, vệ sinh và sạch sẽ.

+ Có giấy đăng ký , chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.

+ Người đứng đầu cơ sở có trách nhiệm trong việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và là người chịu trách nhiệm trực tiếp trước pháp luật.

2: Quy định về cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm

Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cũng được quy định rõ ràng. Bao gồm:

–          Bộ y tế

–          Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn

–          Bộ công thương

Các cơ quan này có nhiệm vụ, thẩm quyền cấp giấy chứng nhận theo yêu cầu của pháp luật.

3: Tham khảo 10 điều quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm cơ bản

Đây được coi như 10 nguyên tắc vàng trong việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. 10 nguyên tắc này chính là cơ sở để mỗi cá nhân, mỗi gia đình, cũng như mỗi người tiêu dùng lưu ý để đảm bảo được sức khỏe và lợi ích của mình tốt nhất, tránh được nguy cơ ngộ độc thực phẩm…

Điều 1: Cần lựa chọn thực phẩm tươi sạch

Điều 2: Nguyên tắc giữ vệ sinh sạch sẽ nơi ăn uống và nơi chế biến thực phẩm.

Điều 3: Sử dụng các đồ dùng cho việc nấu nướng và ăn uống sạch sẽ

Điều 4: Nguyên tắc cần chuẩn bị thực phẩm sạch sẽ và nấu nướng kỹ lưỡng trước khi chế biến.

Điều 5: Nên ăn ngay sau khi thức ăn nấu xong hoặc thức ăn được chuẩn bị xong.

Điều 6: Bảo quản thực phẩm đã nấu chín kỹ lưỡng. Đồng thời hãy nên hâm nóng lại thức ăn trước khi ăn.

Điều 7: Giữ gìn vệ sinh cá nhân thật tốt,

Điều 8: Sử dụng nguồn nước sạch trong nấu nướng và uống.

Điều 9: Sử dụng các vật liệu đóng gói sạch sẽ, phù hợp và đạt được yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Điều 10: Nguyên tắc trong việc thực hiện các biện pháp vệ sinh phòng bệnh và giữ gìn môi trường sạch sẽ.

10 điều quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm này có thể áp dụng được với mọi cá nhân, mọi tổ chức, mọi gia đình hay với các cơ sở chế biến, cung cấp thực phẩm. Điều này để đảm bảo được chất lượng cung cấp tốt nhất.

4: Những tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm cần biết.

Quy định về an toàn thực phẩm cũng không thể bỏ qua việc tìm hiểu về các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm cơ bản. Những tiêu chuẩn này có thể kể đến bao gồm:

Các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm

Một là: Tiêu chuẩn ISO 22000:2018

Đây là tiêu chuẩn quốc tế về an toàn vệ sinh thực phẩm phổ biến nhất hiện nay. Tiêu chuẩn này được chấp nhận rộng rãi và có giá trị áp dụng trên toàn thế giới. Rất nhiều doanh nghiệp, công ty hoạt động trong lĩnh vực cung cấp, sản xuất và kinh doanh thực phẩm áp dụng tiêu chuẩn này. Khi đó, doanh nghiệp của bạn cần đạt được chứng nhận ISO 22000:2018.

Hai là: Tiêu chuẩn HACCP

HACCP là phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn. Đây cũng là một tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm. Chức năng của tiêu chuẩn này là xác định, phân tích và ngăn chặn các mối nguy hại hiện hữu hay tiềm ẩn có nguy cơ ảnh hưởng đến quá trình sản xuất thực phẩm. Từ đó đảm bảo được chất lượng và an toàn thực phẩm trong toàn bộ quá trình sản xuất.

HACCP sẽ xác định các mối nguy hại từ nguyên liệu, nguy hại từ sinh học, mối nguy từ hóa học, từ vật lý, từ các điều kiện trong khâu vận chuyển và bảo quản thực phẩm…

Ba là: Tiêu chuẩn GMP

Đây là tiêu chuẩn hướng dẫn thực hành sản xuất tốt. Được áp dụng trong điều kiện sản xuất các sản phẩm như: các thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thuốc, thực phẩm chức năng, nhà hàng ăn uống, khách sạn, dược phẩm, mỹ phẩm…

Trên đây là những thông tin cơ bản về quy định vệ sinh an toàn thực phẩm mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng rằng, đây sẽ là những nội dung hữu ích và đem đến cho bạn những kiến thức cần thiết để áp dụng trên thực tế.

Đón đọc cùng G-Global những nội dung hữu ích tại đây bạn nhé: 

Liên hệ ngay để được hỗ trợ tốt nhất:

✅ VĂN PHÒNG TƯ VẤN CHỨNG NHẬN QUỐC TẾ  G-GLOBAL ✅

💒 Văn phòng Hà Nội:           Tầng 7 Tòa nhà HLT Số 23 Ngõ 37/2 Dịch Vọng Cầu Giấy Hà Nội

💒 Văn phòng Đà Nẵng:        73 Lý Thái Tông, Phường Thanh Khê Tây, Quận Thanh Khê, Đà Nẵng

💒 Văn phòng HCM:              Tòa nhà PLS, 282 Chu Văn An, Phường 26, Bình Thạnh, TP.HCM


☎️ Hotline:                                 0985.422.225

📩  Email:                                    info@ggobal.vn

🌐 Website:                                https://chungnhanquocte.com/ – https://gglobal.vn/

☎️0985.422.225
✅Nhận chứng chỉ nhanh
⭐️Chi phí thấp

Share:

Bài viết liên quan

Tư vấn từ Gglobal
G

0985 422 225

chat zalo
Nhận báo giá chứng nhận ISO

Quý khách vui lòng để lại thông tin để nhận báo giá tốt nhất từ chúng tôi [recaptcha size:compact]


    X
    Liên hệ nhận báo giá