Không đăng ký nhãn hiệu có sao không

Với cơ chế thị trường phát triển như hiện nay, cùng với hoạt động xuất nhập khẩu các loại sản phẩm diễn ra vô cùng phổ biến thì lượng hàng hoá với các thương hiệu xuất hiện ngày càng đa dạng và mở rộng hơn. Sự phát triển những hình thức mới lạ và độc đáo ngày càng phổ biến hơn, cùng với đó là sự xuất hiện về vấn đề liên quan đến đăng ký nhãn hiệu. Và những câu hỏi về vấn đề này thường tập trung muốn biết rằng Không đăng ký nhãn hiệu có sao không. Để giải đáp thắc mắc này, chúng tôi xin phép trả lời từ những điều khái quát trước:

Một số khái quát về nhãn hiệu và đăng ký nhãn hiệu

Trước khi đi vào tìm hiểu về thủ bảo hộ nhãn hiệu độc quyền chúng ta cần hiểu rõ “nhãn hiệu” là gì để từ đó có thể đảm bảo quyền và lợi ích cho mình.

  • Nhãn hiệu: Nhãn hiệu hàng hóađược định nghĩa như sau: là những dấu hiệu dùng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau (Khoản 16 Điều 4 Luật Sở Hữu Trí Tuệ năm 2005). Nhãn hiệu hàng hóa có thể là từ ngữ, hình ảnh, biểu trưng hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc. Nhãn hiệu được coi là một loại tài sản vô hình của người hoặc công ty thực hiện hoặc sản xuất và là một trong các đối tượng sở hữu công nghiệp được pháp luật bảo hộ, nhưng tùy theo luật ở mỗi quốc gia, nhãn hiệu cần đăng ký để trở thành thương hiệu được bảo hộ theo luật định.

Các loại điều kiện cần biết khi có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu

Điều kiện chung:

Theo Điều 72 Luật Sở Hữu Trí Tuệ năm 2005 sđbs năm 2009 quy định về  Điều kiện chung đối với nhãn hiệu được bảo hộ như sau:

  • Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;
  • Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.

Một số điều kiện khác:

  • Nhãn hiệu không được trùng, tương tự hoặc gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được bảo hộ trước đó.
  • Nhãn hiệu không được mô tả cho loại hàng hóa, dịch vụ đăng ký bảo hộ.
  • Nhãn hiệu phải đăng ký và được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ là Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Chủ sở hữu có toàn quyền đối với nhãn hiệu đang được bảo hộ.

Trường hợp không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu:

  • Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy của các nước;
  • Dấu hiệu trùng hoặc hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép;
  • Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài;
  • Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận;
  • Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ.

Cách tra cứu nhãn hiệu đã được đăng ký hay chưa

Việc tra cứu nhãn hiệu sẽ được các bộ phận nhãn hiệu trực thuộc Cục sở hữu trí tuệ. Trong những năm 2009 thì cục sở hữu trí tuệ có cung ứng lại dịch vụ  tra cứu về khả năng đăng ký bảo hộ nhãn hiệu nhưng do lượng người dùng quá lớn nên cục Sở hữu trí tuệ lại tạm ngưng thực hiện dịch vụ  tra cứu này. Tuy nhiên, với những thắc mắc của bạn thì giải pháp giúp bạn có thể tra cứu cơ bản về khả năng đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của công ty sẽ là:

Tiến hành tra cứu cơ bản

Tất cả các nhãn hiệu khi đã được đăng ký hoặc bị từ chối đều sẽ được công bố tại Website thư viện số của cục đăng ký sở hữu trí tuệ theo địa chỉ:

http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php

Tại đây bạn cũng có thể nhập thông tin cơ bản của nhãn hiệu ví dụ như FPT, FLC GROUP,….

Để tra cứu với công cụ này bạn sẽ thấy được sự hữu ích trong việc tra cứu các ý tưởng của mình xem có bị trùng lặp hay không ? Khi tra cứu nhãn hiệu tại đây thì bạn cũng có thể tra ra được logo, tên nhãn hiệu, số đơn và số bằng… Với những người có kinh nghiệm và kiến thức về Luật sở hữu trí tuệ thì công cụ này sẽ đưa tới khoảng 60 % về độ chính xác đối với người tìm. Và đối với một khách hàng thì đây cũng là công cụ có thể giúp bạn kiểm tra ý tưởng của mình xem có bị trùng lặp hay không ? Hơn thế nữa, tại đây bạn cũng có thể theo dõi tiến độ bảo hộ nhãn hiệu của mình tại Cục sở hữu trí tuệ

Tiến hành tra cứu nâng cao

Với cách tra cứu này thì bạn sẽ tra cứu chuẩn một cách chính xác. Ngày nay có nhiều nhãn hiệu có hình dạng gây nhầm lẫn cao và khó có thể phân biệt thì với cách tra  cứu cơ bản kia thì gần như không thể tra cứu được. Và tra cứu chính xác nhất thì bạn có thể gửi các mẫu nhãn hiệu của bạn đến cho các công ty Luật hoặc các đơn vị đại diện Cục sở hữu trí tuệ để tra cứu một cách chính xác nhất. Tại các đơn vị tra cứu này thì thường có khả năng bảo hộ chính xác có thể lên tới 95% và chỉ còn 5% còn lại là gặp phải các yếu tố rủi ro, tranh chấp trong việc đăng ký nhãn hiệu

Có thật sự cần thiết trong việc đăng ký nhãn hiệu hay không

Bản chất của việc đăng ký nhãn hiệu là “đăng ký để được bảo hộ nhãn hiệu”, chứ không phải đăng ký để được sử dụng nhãn hiệu. Hiện không có bất kỳ quy định nào về việc muốn sử dụng nhãn hiệu thì phải qua thủ tục đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ.

Chính vì vậy, bạn hoàn toàn có thể kinh doanh, treo biển quảng cáo mà ko cần phải đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ. Đó chính xác là câu trả lời cho vấn đề này. Bạn được tự do sử dụng nhãn hiệu của mình và đăng ký nhãn hiệu là một quyền, chứ không phải một nghĩa vụ. Có nghĩa là thế nào? Này nhé, bạn hoàn toàn có thể sử dụng bất cứ một dấu hiệu nào, từ ký tự chữ, số, hình động vật… để in lên sản phẩm của mình, trở thành “bộ mặt” của mình. Không hề có một quy định nào của pháp luật ngăn cấm điều đó.

Một năm, mười năm, hai mươi năm và nhiều hơn thế nữa, bạn hoàn toàn có quyền sử dụng nhãn hiệu đó trong kinh doanh. Nhà nước không buộc bạn phải đăng ký nhãn hiệu mới được sử dụng. Nhưng điều đó cũng có nghĩa bạn sẽ không được tự động bảo hộ. Và khi có vấn đề xảy ra, thứ duy nhất bạn nên trách, chính là bản thân mình.

Và đây, vấn đề xảy ra là khi có người đăng ký nhãn hiệu của bạn hoặc bạn nhận được yêu cầu ngừng sử dụng nhãn hiệu thì sao? Lúc này, dù bạn có là người đã sử dụng nhãn hiệu đó trước, những bên gặp rắc rối khi đứng trước quy định của pháp luật lại có thể chính là bạn.

Việc đăng ký nhãn hiệu có thể thấy là cần thiết đối với việc để chủ nhãn hiệu xem xét hàng hoá/dịch vụ có gắn nhãn hiệu của mình có bị coi là vi phạm pháp luật Sở hữu trí tuệ hay các quy định pháp luật khác hay không. Bởi trên thực tế có những trường hợp có các nhãn hiệu đã được cá nhân/tổ chức tiến hành đăng ký tại Cục  Sở hữu trí tuệ (SHTT) nhưng không được các chủ đơn này quảng cáo, sử dụng rộng rãi, nên các chủ thể kinh doanh khác không thể biết được nhãn hiệu đó đã được bảo hộ hay chưa. Việc không rõ ràng này dẫn đến sự vi phạm về pháp luật sở hữu trí tuệ của các bên sử dụng nhãn hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với các nhãn hiệu đã được bảo hộ. Do vậy, đã xảy ra những trường hợp chủ thể kinh doanh rõ ràng không biết, không muốn vi phạm pháp luật nhưng vẫn bị xử phạt vi phạm hành chính về SHTT do sử dụng nhãn hiệu trùng/tương tự gây nhầm lẫn với các sản phẩm do bên khác cung cấp.

Vì vậy, việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu lúc này sẽ được coi như là một bước để các chủ thể kinh doanh biết rằng, nhãn hiệu của mình có thực sự được coi là “độc quyền” hay không, có trùng lặp với nhãn hiệu của người khác hay không để tránh những sự việc đáng tiếc như: mất rất nhiều chi phí quảng cáo thương hiệu và sử dụng lên sản phẩm… thì cuối cùng các sản phẩm này lại bị thu hồi, thương hiệu biến mất. Do đó, việc đăng ký bảo hộ thương hiệu lại là điều cần thiết hơn nữa để bảo vệ được quyền lợi cho các chủ thể kinh doanh trong quá trình hoạt động.

Ngoài ra, trong trường hợp bạn đã đăng ký nhãn hiệu, bạn còn có được các ưu thế và các quyền liên quan trực tiếp đến lợi ích bởi nhãn hiệu độc quyền là nhãn hiệu mang lại cho cá nhân, tổ chức những quyền lợi đặc thù và đặc biệt. Cụ thể, khi nhãn hiệu được cơ quan thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, cá nhân, tổ chức sẽ có được các quyền lợi chính như sau:

  • Được độc quyền sở hữu, sử dụng, khai thác thương mại logo, nhãn hiệu, thương hiệu trên toàn lãnh thổ Việt Nam;
  • Được độc quyền trong thời gian 10 năm và có thể gia hạn độc quyền nhiều lần liên tiếp với mỗi lần thêm 10 năm nữa. Theo đó, trường hợp hàng nộp phí gia hạn đều đặn, chúng ta sẽ được sở hữu với thời hạn độc quyền không giới hạn;
  • Được quyền thông báo và đề nghị cơ quan chức năng (Quản lý thị trường, Công an kinh tế, Sở/Bộ Khoa học công nghệ) xử lý các tổ chức, cá nhân xâm phạm quyền độc quyền nêu trên trên lãnh thổ Việt Nam; Các tổ chức/cá nhân vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính/xử lý hình sự, bị buộc phải tiêu hủy toàn bộ các sản phẩm vi phạm;
  • Được bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền độc quyền gây ra; Mức độ bồi thường thiệt hại rất linh hoạt đảm bảo ta có thể thu hồi được phí bồi thường theo đúng thực tế;
  • Được nộp yêu cầu Cục SHTT không cấp văn bằng độc quyền đối với các đơn đăng ký nhãn hiệu đang nộp tại Cục SHTT mà có nhãn hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của mình;
  • Được quyền ưu tiên nộp đơn đăng ký độc quyền ra nước ngoài theo các hệ thống nhiều ưu đãi và tân tiến là Nghị định thư Madrid và Thỏa ước Madrid và dễ dàng chỉ định các nước mà Quý Khách hàng muốn độc quyền nhãn hiệu tại các nước đó.

Thực hiện đăng ký nhãn hiệu ở đâu

Việc đăng ký bản quyền thương hiệu sản phẩm sẽ được thực hiện tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.

Để thuận tiện cho việc đăng ký thì khách hàng có thể lựa chọn một trong các hình thức đăng ký bao gồm:

  • Đến nộp trực tiếp tại Cục Sở hữu trí tuệ có trụ sở chính tại Hà Nội theo địa chỉ: số 386 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội. Quý khách sẽ đến Phòng Một cửa để được hướng dẫn về thủ tục, hồ sơ và xem form mẫu…. Ngoài trụ sở chính tại Hà Nội Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam còn mở hai văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh nằm tại 8A/1 Nguyễn Cảnh Chân, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh và Thành phố Đà Nẵng ở số 26 Nguyễn Chí Thanh, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng. Vì vậy những khách hàng ở các thành phố này có thể tới văn phòng đại diện của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam để thực hiện thủ tục.
  • Uỷ quyền cho tổ chức đại diện nộp đơn đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ.

Dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền tại G-GLOBAL

Để giảm bớt gánh nặng về thời gian, chi phí…thực hiện thủ tục đăng ký bản nhãn hiệu độc quyền, quý khách có thể sử dụng dịch vụ của đơn vị chuyên về sở hữu trí tuệ. Việc lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ cần dựa trên các yếu tố về kinh nghiệm, chất lượng, hiệu suất làm việc, uy tín… G-GLOBAL là đơn vị đáp ứng được tất cả những yêu cầu như vậy.

Uy tín, chuyên nghiệp, chất lượng hàng đầu

VĂN PHÒNG CHỨNG NHẬN QUỐC TẾ G-GLOBAL là đơn vị cung cấp dịch vụ hàng đầu về đăng ký thương hiệu và bảo hộ thương hiệu, bảo hộ nhãn hiệu độc quyền; đảm bảo chất lượng, phản hồi điện thoại và email của khách hàng trong thời gian sớm nhất, đem đến cho khách hàng sự hài lòng.

Hệ thống quản lý

G-GLOBAL với hệ thống quản lý có mặt tại những thành phố trọng điểm quốc gia. Do đó, khách hàng có thể thụ hưởng những lợi ích tối đa từ mạng lưới cũng như hiệu suất làm việc của chúng tôi.

Cộng tác chặt chẽ

G-GLOBAL luôn được đánh giá cao bởi sự cộng tác chặt chẽ với các đối tác, khách hàng trên toàn quốc, hướng vào sự phát triển mạnh mẽ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc biệt các chuyên gia về sở hữu trí tuệ của G-GLOBAL được đào tạo chuyên môn cao và sâu, kinh nghiệm làm việc để thực hiện những dịch vụ về sở hữu trí tuệ có ý nghĩa thực tiễn, phù hợp cho hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp.

Dịch vụ tiết kiệm thời gian, giá cả hợp lý mang tính cạnh tranh

Khách hàng có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu muốn giao hàng tại địa chỉ mong muốn sẽ được G-GLOBAL phân bổ nhân viên đến nhận các tài liệu đúng địa điểm và thời gian mà khách hàng yêu cầu, đảm bảo cho việc đăng ký được tiến hành nhanh chóng. Chúng tôi cung cấp dịch vụ với giá cả hợp lý, chi phí cạnh tranh để lựa chọn của khách hàng là đúng đắn nhất.

Lợi ích nhận được từ dịch vụ của G-GLOBAL:

Cung cấp kiến thức cơ bản, dễ hiểu về các quy định liên quan đến sở hữu trí tuệ; kết hợp hài hòa với khách hàng trong việc hoàn thiện và xử lý hồ sơ; đại diện khách hàng thực hiện các thủ tục để được cấp chứng nhận; hỗ trợ và tư vẫn giải quyết tranh chấp, xâm phạm thương hiệu đã đăng ký….

Liên hệ ngay để được hỗ trợ tốt nhất:

✅ VĂN PHÒNG TƯ VẤN CHỨNG NHẬN QUỐC TẾ  G-GLOBAL ✅

💒 Văn phòng Hà Nội:           Tầng 7 Tòa nhà HLT Số 23 Ngõ 37/2 Dịch Vọng Cầu Giấy Hà Nội

💒 Văn phòng Đà Nẵng:        73 Lý Thái Tông, Phường Thanh Khê Tây, Quận Thanh Khê, Đà Nẵng

💒 Văn phòng HCM:              Tòa nhà PLS, 282 Chu Văn An, Phường 26, Bình Thạnh, TP.HCM


☎️ Hotline:                                 0985.422.225

📩  Email:                                    info@ggobal.vn

🌐 Website:                                https://chungnhanquocte.com/ – https://gglobal.vn/

☎️0985.422.225
✅Nhận chứng chỉ nhanh
⭐️Chi phí thấp

Share:

Bài viết liên quan

Tư vấn từ Gglobal
G

0985 422 225

chat zalo
Nhận báo giá chứng nhận ISO

Quý khách vui lòng để lại thông tin để nhận báo giá tốt nhất từ chúng tôi [recaptcha size:compact]


    X
    Liên hệ nhận báo giá