BÀI VIẾT BỊ ĐÁNH CẮP THÌ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO

Bạn nghĩ sao khi xuất hiện một bài viết giống y chang bài viết mà mình vừa sáng tạo ra? Bạn bối rối không biết phải xử lý như thế nào?…..Đừng lo lắng vì đã có G-GLOBAL, đội ngũ chuyên gia tư vấn của G-GLOBAL sẽ giúp bạn cách gải quyết thỏa đáng nhất để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho tài sản trí tuệ của mình.

Bài viết bị đánh cắp được hiểu như thế nào?

Bài viết là một trong các đối tượng được bảo hộ quyền tác giả theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ. Cụ thể theo điểm a khoản 1 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009 quy định: “Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác”.

Theo như quy định này bài viết chính là tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết. Vì thế sẽ được bảo hộ quyền tác giả theo quy định và mọi hành vi xâm phạm thì đều bị xử lý theo pháp luật sở hữu trí tuệ và pháp luật liên quan.

Vậy bài viết bị đánh cắp nghĩa là như thế nào? bài viết bị đánh cắp chính là việc bài viết do tác giả sáng tạo ra bị sao chép ý nguyên, không trích dẫn nguồn, không được phép của chủ sở hữu, thậm chí có những lời bình luận mang tính tiêu cực như phê phán….

Mặt khác theo khoản 6 Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009 quy định về các hành vi xâm phạm quyền tác giả: “sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 25 Luật này”. Trong đó điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 25 quy định trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao như sau:

“a, Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân;

đ, Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu”.

Dựa theo cách hiểu về bài viết bị đánh cắp thì rõ ràng sẽ không thuộc trường hợp theo điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 25 Luật này.

Vì vậy hành vi đánh cắp bài viết chính là một hành vi xâm phạm quyền tác giả.

 

Bài viết bị đánh cắp thì xử lý như thế nào?

Tài sản trí tuệ là kết quả của sự sáng tạo. Vì vậy để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của tác giả, chủ sở hữu thì pháp luật đặt ra các cách bảo hộ quyền tác giả. Bên cạnh đó cũng đặt ra các biện pháp để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.

Dựa trên các quy định pháp luật về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thì khi bài viết bị đánh cắp chúng ta có thể xử lý như sau:

Trước tiên nên tiến hành thương lượng với bên đối phương (bên đánh cắp bài viết) có thể hẹn gặp trực tiếp hoặc thông qua điện thoại, thư (email), fax và yêu cầu bên đó phải trả lại, gỡ bài viết xuống.

Trường hợp gây thiệt hại về vật chất như mức giảm sút thu nhập, lợi nhuận, tổn thất cơ hội kinh doanh, chi phí để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại (khoản 1 Điều 204 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009); thiệt hại về tinh thần như gây ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm, uy tín, danh tiếng của tác giả (khoản 2 Điều 204 Luật này) thì chủ thể có hành vi vi phạm sẽ phải bồi thường thiệt hại đó.

Để được bồi thường thiệt hại thì tác giả bài viết sẽ phải chứng minh được các tổn thất đó là những tổn thất thực tế mà mình đã phải gánh chịu. Mức bồi thường tuân theo quy định của pháp luật tùy theo từng trường hợp tổn thất cụ thể.

Bên cạnh đó, tác giả bài viết có thể yêu cầu chủ thể có hành vi vi phạm phải xin lỗi, cải chính công khai vì đã đánh cắp bài viết của mình.

Với cách thức xử lý này thì ưu tiên thỏa thuận giữa các bên, nhằm hạn chế tranh chấp giữa các bên. Đồng thời đây cũng là cách xử lý nhanh chóng, thủ tục đơn giản, phổ biến, giảm thiểu các thiệt hại, ảnh hưởng hình ảnh của bài viết và hiệu quả nếu như thương lượng thành. Tuy nhiên sẽ khó khăn khi bên có hành vi xâm phạm không chịu thỏa thuận, có thể xảy ra tranh chấp, sau đó lại khởi kiện ra Tòa thì lại kéo dài thời gian xử lý.

Còn trong trường hợp thương lượng không thành thì tác giả bài viết có thể khởi kiện ra Tòa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Tuy nhiên nếu sử dụng cách bảo vệ này thì chủ thể khởi kiện sẽ phải chứng minh được hành vi xâm phạm của bên kia là sử dụng trùng hoặc tương tự. Để chứng minh mình là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ với bài viết thì có thể chứng minh bằng một trong các căn cứ: giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả; chứng cứ cần thiết để chứng minh căn cứ phát sinh quyền tác giả (theo khoản 2 Điều 203 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009). Việc khởi kiện ra Tòa có thể gây mất thời gian, tốn kém, ảnh hưởng tới hình ảnh bài viết.

Từ những phân tích trên chúng tôi đề nghị chủ thể có tác phẩm bị xâm phạm vẫn nên tiến hành thương lượng trước và cố gắng đạt được mục đích thương lượng để giảm thiểu mức thấp nhất những ảnh hưởng tới hình ảnh, chất lượng bài viết. Như vậy thì cả hai bên đều giữ được mối quan hệ hòa bình. Biện pháp khởi kiện ra Tòa nên là cách lựa chọn cuối cùng cho tình huống này.

Trên đây là tư vấn của Văn phòng chứng nhận quốc tế  G-GLOBAL về cách cách xử lý khi bài viết bị đánh cắp. Hy vọng qua bài viết giúp quý khách có cách xử lý phù hợp, có lợi nhất. Để được tư vấn cụ thể hơn cũng như tháo gỡ những thắc mắc liên quan khác, quý khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi theo các địa chỉ sau:

Liên hệ ngay để được hỗ trợ tốt nhất:

✅ VĂN PHÒNG TƯ VẤN CHỨNG NHẬN QUỐC TẾ  G-GLOBAL ✅

💒 Văn phòng Hà Nội:           Tầng 7 Tòa nhà HLT Số 23 Ngõ 37/2 Dịch Vọng Cầu Giấy Hà Nội

💒 Văn phòng Đà Nẵng:        73 Lý Thái Tông, Phường Thanh Khê Tây, Quận Thanh Khê, Đà Nẵng

💒 Văn phòng HCM:              Tòa nhà PLS, 282 Chu Văn An, Phường 26, Bình Thạnh, TP.HCM


☎️ Hotline:                                 0985.422.225

📩  Email:                                    info@ggobal.vn

🌐 Website:                                https://chungnhanquocte.com/ – https://gglobal.vn/

☎️0985.422.225
✅Nhận chứng chỉ nhanh
⭐️Chi phí thấp

Share:

Bài viết liên quan

Tư vấn từ Gglobal
G

0985 422 225

chat zalo
Nhận báo giá chứng nhận ISO

Quý khách vui lòng để lại thông tin để nhận báo giá tốt nhất từ chúng tôi [recaptcha size:compact]


    X
    Liên hệ nhận báo giá